Hiển thị các bài đăng có nhãn đình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đình. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 3, 2022

Đình Vũ Thạch

Nằm ngay cạnh bờ hồ Gươm, đình Vũ Thạch là một địa điểm gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Nằm ở số 13 phố Bà Triệu, đình Vũ Thạch là một ngôi đình cổ có vị trí khá đặc biệt, khi nằm cách Hồ Gươm - “trái tim” của thủ đô Hà Nội - chỉ vài chục mét

13 thg 3, 2022

Đình Tú Thị - nơi thờ Tổ nghề thêu của Việt Nam

Ghé thăm đình Tú Thị, người dân và du khách có cơ hội tìm hiểu về giá trị nghề thêu truyền thống qua các hình ảnh, tư liệu lịch sử, cùng các tác phẩm thêu.

Nằm ở số 2 phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, đình Tú Thị là nơi thờ ông Lê Công Hành, người được coi là ông tổ của những người thợ thêu cổ truyền Việt Nam.

12 thg 3, 2022

Ngôi đình thờ Nguyên phi Ỷ Lan giữa phố cổ Hà Nội

Đình Yên Thái còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật giá trị, trong đó có nhiều đạo sắc phong quý. Sắc phong có niên đại sớm nhất là năm 1753.

Nằm ở số 8 ngõ Tạm Thương, khu phố cổ Hà Nội, đình Yên Thái là một ngôi đình cổ có lịch sử gắn với sự nghiệp của bà Nguyên phi Ỷ Lan ở thành Thăng Long thời Lý.

7 thg 2, 2022

Tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy, Cần Thơ

Có thể nói, tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy đã thể hiện nét đẹp của con người trong việc ứng xử với tự nhiên...

Nằm bên rạch Long Tuyền, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đình Bình Thủy là một công trình lịch sử tiêu biểu cho giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ xưa. Ngày nay ngôi đình này vẫn lưu giữ tục thờ hổ rất độc đáo

17 thg 1, 2022

Độc đáo đình Quan Lộc

Đình Quan Lộc ở xã Tiên Động (Tứ Kỳ) - nơi thờ bốn vị tướng thời Hùng Vương còn lưu giữ nhiều bức chạm khắc gỗ cổ kính, độc đáo, tinh xảo mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Đình Quan Lộc ngày nay

6 thg 1, 2022

Đình Tâng - nơi thờ 6 vị thành hoàng

Hiếm có di tích thờ đến 6 vị thành hoàng như đình Tâng thuộc thôn Tranh Đấu, xã Gia Xuyên (TP Hải Dương).

Đình Tâng ngày nay

Ngôi đình tọa lạc trên khu đất cao, thoáng rộng, mặt tiền quay về hướng đông nam, một bên là đường liên xóm, một bên là giếng và cây cổ thụ, phía sau là khu dân cư, phía trước là đường và chợ làng khiến cho ai đến đây cũng có cảm giác như đang được hòa mình vào một ngôi làng nông thôn xưa.

3 thg 12, 2021

Đình Hội Thống - ngôi đình cổ xưa ở Hà Tĩnh

Được khởi công xây dựng vào năm 1659, hoàn thành vào năm 1660, dưới triều Lê Thần Tông, đình Hội Thống (xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất ở Nghệ Tĩnh.

Mặt trước đình Hội Thống nhìn ra cầu Cửa Hội.

Cách TP Hà Tĩnh 61 km về phía Đông - Bắc, đình Hội Thống ngoảnh mặt hướng Tây, kiến trúc theo kiểu chữ Nhị (chữ Hán) gồm 2 tòa chính là nội tẩm và bái đường. Hai đầu là lầu chuông, gác trống. Tại tòa nội tẩm đặt bài vị thần Thành Hoàng, chính giữa có bức hoành phi ghi 4 chữ Hán: “Xuân - Đài - Thọ - Vực”. Đình Hội Thống nằm trên khuôn viên rộng 2.500 m², tại làng Hội Thống (nay là xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

28 thg 11, 2021

Ngôi đình 300 năm tuổi kiến trúc kiểu nhà sàn ở Bắc Ninh

Đình làng Đình Bảng thuộc thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) là một trong những ngôi đình cổ nhất xứ Kinh Bắc với kiểu kiến trúc nhà sàn độc đáo.

Theo sử sách, đình làng Đình Bảng được khởi công xây dựng vào năm 1700 và đến năm 1736 mới hoàn thành. Người có ý tưởng dựng đình là một vị quan người Đình Bảng. Sau đó, người dân trong vùng đã góp công, góp của để xây dựng ngôi đình.

23 thg 10, 2021

Độc đáo ngôi đình cổ thờ Vua Mai

Tồn tại qua hàng trăm năm, đình Phúc Xá ở xã Ngọc Sơn là ngôi đình cổ duy nhất ở huyện Thanh Chương và hiếm có ở Nghệ An thờ Thành hoàng làng là Mai Hắc Đế.

Theo hồ sơ di tích, đình Phúc Xá ở xóm Lam Hồng xã Ngọc Sơn được xây từ thời Nguyễn gồm có các công trình chính: cổng đình, đại đình, tắc môn. Cổng đình là 2 trụ biểu lớn (cao hơn 5 m, chân trụ có cạnh 1, 4m) đắp nổi hình "tứ linh" bằng chất liệu vôi vữa và những mảnh gốm sứ. Ảnh: Huy Thư

19 thg 7, 2021

Đình Vân Dương: Nơi gắn kết văn hóa cộng đồng

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình Vân Dương (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) không chỉ là nơi liên lạc, hội họp của các cơ sở cách mạng, mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương đến tận ngày nay. Với những giá trị đó, công trình này vừa được UBND thành phố công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố.

Đình Vân Dương (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) là một trung tâm tín ngưỡng, bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền của nhân dân địa phương. Ảnh: XUÂN DŨNG

20 thg 6, 2021

Cổ kính đình Nội Hợp

Trải qua bao biến cố, thăng trầm lịch sử, di tích đình Nội Hợp ở xã Lê Ninh (Kinh Môn) vẫn giữ được kiểu dáng, kiến trúc với những bản chạm khắc gỗ đạt đến độ tinh xảo, được đánh giá là di sản văn hóa quý.

Đình Nội Hợp được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2006

24 thg 5, 2021

Đình Phương Độ lưu giữ kho di sản quý

Đình Phương Độ, xã Vĩnh Hưng (Bình Giang) được xếp hạng cấp tỉnh tháng 1.2021. Với số gần 50 cổ vật hiện còn, đình xứng đáng là kho cổ vật cần được giữ gìn và bảo vệ chu đáo.

Đình Phương Độ ngày nay

Ngôi đình thờ 7 vị thành hoàng làng là anh em

Đình An Điền còn có tên nôm là đình Cả, nằm ở trung tâm thôn An Điền, xã Cộng Hòa (Nam Sách). Đình khá đặc biệt vì thờ đến 7 vị thành hoàng làng là anh em trong một gia đình.

Mặt chính đình An Điền

Tích xưa truyền lại, cuối thế kỷ thứ VIII anh em họ Phùng được vua sai đi dẹp giặc Triệu Hồ Lắc vào xâm lấn nước ta và dẹp loạn trong nước. Sau khi đánh thắng quân giặc, 7 ông về làng An Điền, hóa ngày 15 tháng 9. Nghe tin, vua vô cùng thương xót, truyền chỉ cho nhân dân lập miếu phụng thờ, tặng phong cho các ngài là Thượng Đẳng phúc thần. Do có công lao với dân với nước nên 7 vị thành hoàng được vua Nguyễn ban nhiều sắc phong qua các triều đại: Tự Đức thứ 6 (1853), Đồng Khánh thứ 2 (1887); Duy Tân thứ 1 (1907); Khải Định thứ 9 (1942). Song các sắc phong trên đã bị thất lạc trong kháng chiến chống Pháp.

29 thg 4, 2021

Ba di tích nằm ẩn mình trong ngõ vừa một người đi ở phố cổ Hà Nội

Đền Hàng Bạc, đình Trung Yên, đền Vọng Tiên đều nằm ẩn trong những ngõ nhỏ vừa một người đi ở phố cổ Hà Nội.


Ẩn mình trong những con ngõ nhỏ chỉ vừa một người đi ở Hà Nội là những di tích như Đình Trung Yên, đền Hàng Bạc, đền Vọng Tiên. Đình Trung Yên nằm ở số 10 ngõ Trung Yên, phường Hàng Bạc, (quận Hoàn Kiếm) Hà Nội được xây dựng trên mặt bằng hình ống đặc trưng của kiến trúc trong phố cổ Hà Nội với diện tích 70,5 m2 và tọa lạc trong khu đông dân cư.

18 thg 4, 2021

Đình Tân Phú Trung – Đồng Tháp

Đình Tân Phú Trung tọa lạc nằm trên một khoảnh đất rộng, giữa một vùng quê trù phú thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, là một trong những ngôi đình cổ ở Đồng Tháp rất đáng để du khách ghé thăm.

Toàn cảnh Đình Tân Phú Trung từ trên cao

Đình Tân Phú Trung thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, được vua Tự Đức ban Sắc phong 1854. Đình làng Tân Phú Trung được trùng tu lớn vào các năm 1952, 1957… Đến nay đình Tân Phú Trung là một trong những ngôi đình có kiến trúc khá tiêu biểu cho đình làng Nam bộ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX.

29 thg 3, 2021

Dấu ấn trăm năm đình Mỹ Đức

Nằm cặp tuyến Quốc lộ 91, đình Mỹ Đức (xã Mý Đức, Châu Phú, An Giang) đã có hơn 200 năm lịch sử thăng trầm cùng thế sự. Đây là di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu của địa phương, được người dân thường xuyên tới lui chiêm bái.

Dọc theo tuyến Quốc lộ 91 đoạn qua xã Mỹ Đức không khó để bắt gặp hình ảnh đình Mỹ Đức với dáng vẻ cổ kính đặc trưng, nằm lẩn khuất dưới những tán cây cổ thụ. Tính từ thời điểm xây dựng đầu tiên bằng tre nứa vào năm 1819 đến nay, đình Mỹ Đức có hơn 200 năm tuổi. Do đó, đình trở thành công trình kiến trúc thuần Việt đặc trưng của địa phương, là nơi ẩn chứa niềm tin tưởng to lớn của người dân từ thuở dựng làng lập ấp đến ngày nay.

Theo Ban Quý tế đình thần Mỹ Đức, ngôi đình hiện tại có hình chữ tam, với diện tích xây dựng hơn 897 m2, gồm các hạng mục: võ ca, thông hành, võ quy, chánh tẩm, nhà hội, nhà trù… Về ngoại thất, đình có mái tam cấp, nóc cổ lầu, mỗi tầng ngói có trang trí họa tiết hình lưỡng long tranh châu, cá hóa long, kỳ lân… tạo nên sự hài hòa chặt chẽ với kiến trúc chung của đình. Ngay cổng tam quan có đôi liễn đối với nội dung: “Mỹ địa khai cơ an xã tắc/Đức trạch hưng công hưởng thái bình” với ý nghĩa Thành Hoàng sẽ phù hộ cho đất và người Mỹ Đức đời đời ấm no, sung túc.

Đình Mỹ Đức là di tích lịch sử văn hóa tồn tại hơn 200 năm

8 thg 3, 2021

Ngôi đình thờ danh tướng giúp Lý Nam Đế đánh giặc

Đình Hoàng Sơn là một di tích mang nhiều giá trị về lịch sử, được xếp hạng cấp tỉnh vào năm 2010.

Đình Hoàng Sơn ngày nay

Đình Hoàng Sơn còn có tên nôm là đình Hà Chợ thuộc thôn Hoàng Sơn, xã Thái Dương (Bình Giang). Đình tọa lạc nơi trung tâm của làng, còn lưu giữ nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật.

2 thg 3, 2021

Ngôi đình thờ hai anh em có công đánh giặc Nguyên Mông

Đình Nhị Châu thờ hai vị Thành hoàng làng là anh em ruột tên húy Mai Ngô, Mai Độ, có công giúp vua Trần Nhân Tông đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược lần thứ 3 (1288).

Quang cảnh đình Nhị Châu

Đình nằm ngoài bãi sông Thái Bình thuộc khu III, phường Nhị Châu (TP Hải Dương). Đình-chùa Nhị Châu đã được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2005.

25 thg 10, 2020

Đình Thần Thường Thạnh (Đình Nước Vận) ở Cái Răng – Cần Thơ

Đình thần Thường Thạnh được xây dựng vào năm 1823, tọa lạc bên rạch Cái Răng thuộc phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ. Đình thần Thường Thạnh có kiến trúc độc đáo vừa theo kiểu phương Đông truyền thống, vừa chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây. Sự kết hợp hài hòa đó đã tạo cho công trình một dáng vẻ riêng vững vàng, cân đối, gần gũi với thiên nhiên và tâm hồn người Việt trở thành địa điểm du lịch Cần Thơ hấp dẫn. 

Đình thần Thường Thạnh 

8 thg 10, 2020

Mê mẩn nét điêu khắc đình cổ trăm tuổi Phụng Luật

Đình Phụng Luật ở xã Hợp Thành (Yên Thành) được biết đến là một trong những ngôi đình có kiến trúc nghệ thuật đặc sắc trên quê lúa. 

Đình Phụng Luật được người dân địa phương xây dựng trên vùng đất cao ráo ở trung tâm làng Phụng Luật, xã Hợp Thành để thờ thành hoàng làng là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - con trai thứ 8 của Vua Lý Thái Tổ. Đình được khởi dựng năm 1837, đến năm 1883 thì được tôn tạo lại với quy mô đồ sộ, gồm 5 gian, 2 hồi.