Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắk Nông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắk Nông. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 1, 2021

Cá khô nấu rau đắng của người Ê đê

Ẩm thực người Ê đê trên địa bàn tỉnh nổi tiếng với các món ăn có vị đắng nấu cùng cá cơm khô mang lại hương vị thơm ngon, đặc biệt. Ngoài nguyên liệu cà đắng hay khổ qua rừng, người Ê đê còn có hai loại lá có vị đắng rất độc đáo thường dùng nấu với cá cơm khô, lá mì và jdam ble (rau đắng). 

Lá mì hay còn gọi là rau sắn có vị đắng được người Ê đê ưa thích. Lá mì dùng nấu phải là lá mì cuống đỏ, thường dùng chế biến thành món canh, lá mì xào hoa đu đủ đực, lá mì xào cá khô… Trong đó, lá mì xào cá khô chế biến giản đơn nhưng ăn rất ngon. 

Món lá mì xào cá khô đặc biệt của người Ê đê 

30 thg 12, 2020

Gà xào măng chua của người Mạ

Ngoài món nướng, người Mạ ở Đắk Nông còn có món thịt gà xào măng chua rất thơm ngon. Đây là món ăn truyền thống đặc trưng của đồng bào Mạ khi có sự kết hợp của 2 nguyên liệu chính từ rừng là gà và măng. Thịt gà xào măng chua ngon đậm đà, dậy mùi thơm của các loại gia vị, ăn với cơm trắng vô cùng hấp dẫn.

Gà rừng nuôi, các loại gà ta thả vườn, gà tre là những thực phẩm để chế biến món ăn đặc biệt này. Gà sau khi mổ sạch được chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, ướp thịt gà với chút muối, bột ngọt, nghệ, ớt chín đã giã nát trong khoảng thời gian 15 phút cho ngấm gia vị. 

Người Mạ dùng măng chua xào với thịt gà rất thơm ngon 

Nước lá Glah N’kông của người M’nông

Trong quá trình đi rừng, không chỉ đơn thuần lấy củi và hái các loại rau, quả về ăn mà đồng bào M'nông còn đưa những loại cây, rễ, lá rừng về nhà cất trữ làm thuốc phòng khi trong gia đình và bon làng có ai đau ốm mà chữa bệnh. Đơn cử như cây Glah N’kông (theo tiếng M’nông) được xem như một loại trà rừng và là vị thuốc quý của đồng bào nơi đây. 

Với các sản phụ sau khi sinh, người M’nông thường dùng cây Glah N’kông nấu nước uống. Theo kinh nghiệm tích lũy bao đời của người M’nông, thứ nước này có tác dụng đẩy hết các tạp chất, dịch không tốt còn đọng lại trong cơ thể ra ngoài, giúp khí huyết lưu thông. Phụ nữ sau khi sinh phải kiêng khem đủ thứ nhưng khi uống nước này lại có thể ăn uống tự do hơn… 

Lá cây Glah N’kông 

Rượu cần của người Ê đê

Văn hóa ẩm thực của người Ê đê từ bao đời nay vô cùng phong phú và đa dạng, không chỉ độc đáo từ các món ăn mà các thức uống cũng được đồng bào chế biến một cách công phu, hấp dẫn. 

Trong đó, rượu cần là một trong những thức uống như thế, đã tạo nên nét đặc trưng riêng, được nhiều người yêu thích bởi mùi vị thơm nồng khó tả. Tuy nhiên, cách thức uống rượu cần của người Ê đê ở Tây Nguyên không phải ai cũng biết. 

Thưởng thức rượu cần trong lễ hội của đồng bào Ê đê 

23 thg 12, 2020

Món canh thụt môn nước của người M’nông

Đồng bào M’nông gọi môn nước là “rtơh”. Môn nước hay còn gọi là môn ngứa, là một loài môn hoang dại. Từ kinh nghiệm và đôi qua bàn tay khéo léo của người M’nông đã biến loại cây dại này trở thành nguyên liệu cho những món ăn rất hấp dẫn. Trong đó, món canh thụt môn nước là món ăn độc đáo của người M’nông. 

Môn nước mọc hoang ở nơi ẩm thấp như mương nước, vũng đầm, ven sông suối… Môn nước có nhiều loại và môn nước của người M’nông có sự khác biệt so với các vùng khác. 

Cây môn nước của người M'nông tỉnh Đắk Nông có sự khác biệt so với những nơi khác 

Canh bột ngô của người M’nông

Với sự sáng tạo trong ẩm thực của mình, người M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có món ăn truyền thống chế biến từ ngô là canh bột ngô. Món ăn mang hương vị thơm ngon, đặc biệt và gây thương nhớ nếu một lần được thưởng thức. 

Sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm canh bột ngô. 

Người M'nông lấy hạt ngô rang chín rồi giã hoặc xay nhuyễn thành bột 

Món gỏi núc nác cá khô của đồng bào dân tộc tại chỗ

Hằng năm, cứ vào mùa hạ và chớm đông, đồng bào M’nông, Mạ hay Ê đê trên địa bàn tỉnh lại vào rừng hái quả núc nác nấu thành nhiều món ăn ngon. Núc nác có thể chế biến bằng cách luộc, xào, nấu canh… Nhưng dồng bào ưa thích nhất có lẽ là món gỏi núc nác cá khô. 

Núc nác là cây rừng thân gỗ, cao khoảng 10 m, cây lâu năm có thể cao hơn. Loại cây này vừa ăn được hoa, lá, vừa ăn được quả. Núc nác bắt đầu ra hoa vào mùa hạ. Quả kết thành từng chùm, hình nang mỏng, dài khoảng 50 – 60 cm, có hai mặt lồi, lưng có cạnh chạy dọc theo chiều dài quả. Nhìn bề ngoài, quả núc nác dài và dẹt như trái phượng vĩ. Hạt dẹt có cánh mỏng, trên hạt có khá nhiều đường gân nhỏ đi về nhiều hướng riêng biệt… 

Quả núc nác được đồng bào M'nông hái từ rừng 

11 thg 10, 2020

Gỏi đọt bí thịt gà của người Ê đê

Gỏi đọt bí thịt gà là một trong những món ăn lâu đời của người Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Là món gỏi nhưng không chỉ việc trộn các nguyên liệu, nêm nếm gia vị vào món ăn mà cách chế biến của gỏi đọt bí thịt gà có phần đặc biệt, mang đậm màu sắc văn hóa ẩm thực riêng biệt của đồng bào Ê đê. 

Dây bí đỏ được bà con trồng trong vườn. Quả và đọt bí đều có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã hấp dẫn. Đọt bí là phần ngọn của dây bí đỏ. Từ lâu, loại rau này được đồng bào các dân tộc chế biến thành nhiều món ăn đơn giản nhưng rất ngon như đọt bí luộc, đọt bí xào, đọt bí nấu canh thụt,… 

Món gỏi đọt bí thịt gà 

Chiếc khiên của người M'nông

Từ xa xưa, đồng bào Tây Nguyên nói chung và người M'nông nói riêng đã biết chế tạo nhiều công cụ, vật dụng để săn bắt thú rừng và chống kẻ thù như nỏ, xà gạc, cung tên, khiên… Trong đó, chiếc khiên vừa là dụng cụ che chắn cho người sử dụng vừa là binh khí quan trọng khi chiến đấu. 

Khiên của người M’nông có hình dáng chiếc nón, màu nâu đen, có đường kính chừng 70 cm và được chia thành hai phần: thân khiên, tay cầm và hoa văn trang trí. Thân khiên có hình chóp nón, được người thợ đục đẽo từ một cây gỗ nguyên thân có độ đày trung bình 2 cm. Tay cầm có hình dấu ngoặc kép được gắn vào chính giữa lòng chiếc khiên có tác dụng giúp cho người cầm khi chiến đấu hoặc sử dụng. 

Chiếc khiên của người M'nông 

Hấp dẫn canh chua lá R’jă của người M’nông

Người M’nông trên địa bàn Đắk Nông có món canh chua lá R’jă vô cùng độc đáo. Nếu thưởng thức bát canh chua lá R’jă nóng hổi, cay dịu cùng cơm nóng, chúng ta như được hít hà trọn vẹn hương vị của núi rừng Tây Nguyên. 

Cây R’jă mọc tự nhiên trong rừng, thuộc loại thân gỗ, cao đến trên 10m. Cây nhiều tuổi mới ra hoa, cho quả. Lá có phiến mỏng, hình trái xoan ngọn giáo, đầu nhọn sắc, tựa như lá trà, mặt trên có màu sáng hơn, dài 3,5 - 10 cm, rộng 2 - 5 cm. 

Món canh chua lá R’jă nấu cá suối của người M'nông 

9 thg 10, 2020

Món cà đắng giã ớt rừng

Cà đắng giã là món ăn tươi trộn gia vị của đồng bào dân tộc thiểu số Mạ, Ê đê, M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đây là một món ăn quen thuộc, dễ làm trong đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Tuy giản dị nhưng món ăn đặc trưng, rất ngon và lạ miệng. 

Nguyên liệu và cách chế biến món cà đắng giã của người Mạ, Ê đê, M’nông tương đối giống nhau. Thành phần chính gồm cà đắng, ớt rừng (ớt hiểm), chanh, rau thơm và gia vị. Cà đắng của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh rất đa dạng. Nhiều loại cà đắng mọc tự nhiên trên triền đồi, núi được đồng bào đem về trồng trong vườn nhà. 

Cà đắng tròn được dùng phổ biến trong chế biến món ăn của Mạ, Ê đê, M’nông 

Cà đắng có loại to hơn ngón chân cái của người lớn, hình tròn sọc xanh dọc theo quả; lại có loại cà đắng hình dạng thuôn dài, sọc xanh trắng xen lẫn. Người M’nông có cây cà đắng cho quả to bằng viên bi, không sọc. Người Ê đê có loại cà đắng da trơn, nhẵn, khi già màu vàng ươm. Các loại cà này đều có thể dùng chế biến món cà đắng giã ớt hiểm. 

Món cá xào hoa djam tang của người Ê đê

Sau những cơn mưa lớn, lũ từ thượng nguồn đổ về, các bụi djam tang (theo tiếng gọi của người Ê đê) mọc trên các dòng sông được phù sa lấp đầy các gốc. Đọt non và hoa bắt đầu vươn mình. 

Từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch, cây djam tang kết hoa, đồng bào Ê đê trên địa bàn tỉnh theo các ghềnh đá trên dòng sông Sêrêpốk thu hái hoa djam tang chế biến thành nhiều món ăn ngon. Vào mùa hoa djam tang, người Ê đê trên địa bàn huyện Cư Jút và Krông Nô tranh thủ chế biến nhiều món ăn đặc sản độc đáo từ hoa djam tang như djam tang xào tỏi, canh chua djam tang, gỏi hoa djam tang, canh cá lăng hoa djam tang,… Cá xào hoa djam tang cũng là một trong những món ăn truyền thống của người Ê đê nơi đây. 

Thơm ngon món cá nướng xào hoa djam tang 

Món canh thụt nấm mối của người M’nông

Nhắc đến canh thụt của người M’nông, nhiều du khách mới chỉ biết tới các nguyên liệu lá bép, đọt mây, cà đắng. Tuy nhiên, người M’nông còn có nhiều nguyên liệu bản địa phối hợp với nhau để nấu món canh thụt vô cùng đặc sắc. Một trong số đó là canh thụt nấu từ nấm mối, cà đắng và cá trê. 

Canh thụt nấu từ nấm mối, cà đắng và cá trê là món ăn quen thuộc trong đời sống ẩm thực người M’nông. Các nguyên liệu này cũng bắt nguồn từ tập quán tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên dùng nấu ăn trên nương rẫy của người M’nông. 

Nấm mối, cà đắng, cá trê nướng là nguyên liệu để nấu canh thụt 

Ngày xưa khi đi làm rẫy, người M’nông thường mang theo các dụng cụ bắt cá, bẫy lươn đặt dưới ao, sông, suối. Vào bữa cơm trưa, họ lấy cá, tôm tép hay lươn bắt được để nấu ăn. Nếu có cá trê hoặc lươn, người M’nông hái thêm nấm mối và cà đắng trên đồi nấu món canh thụt độc đáo. 

24 thg 9, 2020

Dray Nur, Dray Sap – Bản hùng ca Tây Nguyên

Sự kiến tạo của địa chất qua hàng triệu năm cùng với thiên tình sử mang tính sử thi của người Ê Đê đã ban tặng cho vùng đất giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hai ngọn thác hoang sơ, kì vĩ và lãng mạn nhất vùng đất đỏ Tây Nguyên huyền thoại. Đó là thác Đray Nur (thác Vợ) và thác Đray Sap (thác Chồng). 

Thác Dray Nur nằm ở địa phận buôn Kuốp, xã Dray Sap, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Cách đó một quãng không xa, du khách đi bộ qua cây cầu dây văng bằng thép sơn đỏ điệu đà và xuyên thêm đoạn đường rừng ngắn nữa là đến thác Dray Sap thuộc xã Nam Hà, huyện Krông Knô, tỉnh Đắk Nông.

Dray Nur và Dray Sap là hai ngọn thác đẹp nhất nằm trên dòng sông Serepok của Tây Nguyên hùng vĩ. Truyền thuyết của người Ê Đê ở Tây Nguyên kể rằng, xa xưa dòng sông Serepok chỉ một dòng chảy quanh co giữa đại ngàn. Thuở ấy, có một chàng trai buôn Kuốp đem lòng yêu một cô gái người ở buôn bên kia sông, nhưng do hai gia tộc có mối hiềm khích nên hai người không đến được với nhau. Buồn tình đôi trai gái đã cùng gieo mình xuống sông Serepok để mong được ở bên nhau trọn đời. Tức giận trước sự ích kỉ của dân làng, Giàng (ông Trời) đã nổi giông gió chia tách sông Serepok thành hai dòng, cắt đường qua lại giữa hai buôn. Hai nhánh sông ấy mang hai cái tên là sông Krông Ana (còn gọi là sông Cái) sinh ra ngọn thác Dray Nur (còn gọi là thác Vợ), và sông Krông Knô (sông Đực) sinh ra thác Dray Sáp (còn gọi là thác Chồng). Từ bấy đến nay, thác Vợ - thác Chồng luôn nằm gần nhau, quấn quýt chung dòng nước chẳng bao giờ rời.

Những khối đá nham thạch hàng triệu năm ở thác Dray Nur có hình lăng trụ khá giống với đá ở danh thắng gành Đá Đĩa nổi tiếng của Phú Yên. Ảnh: Thanh Hòa

16 thg 8, 2020

Thú vị với món đọt mây nướng của người M'nông

Người M’nông có nhiều món ăn gắn với đọt mây, nhưng giữ được vị nguyên thủy của nguyên liệu phải kể đến món đọt mây nướng. Món ăn đơn giản, dễ chế biến lại mang hương vị độc đáo, thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

Người M’nông lấy đọt mây bằng cách chặt lấy phần ngọn của cây mây, đoạn dài khoảng 50 cm đến 1m. Đọt mây được róc bỏ phần gai sắc nhọn bên ngoài vỏ trước khi đem nướng. Người có kinh nghiệm thường chọn những đọt mây mập mạp nhất khi nướng sẽ ngon hơn. 

Những đoạn đọt mây đã róc bỏ gai trước khi nướng 

15 thg 8, 2020

Ngon ngọt với rau dớn rừng

Mùa mưa, rau dớn rất xanh non nên đồng bào các dân tộc ở Đắk Nông thường đi hái về chế biến thành nhiều món ăn ngon. Với đặc điểm mọc ở vùng núi cao, dớn từ lâu đã là loại rau ưa thích của người M’nông, Mạ hay Ê đê.

Cây rau dớn có cành dài, lá nhỏ xòe rộng. Cây mọc ven khe sông, suối, xen lẫn với các loại cây cỏ khác trong rừng. Có nơi, cây mọc thành đám rộng dưới những tán cây rừng râm mát. Khi đi rừng, nếu bị thương, người dân thường tìm lá rau dớn non, nhai nát đắp lên vết thương để cầm máu. Phần lá già và cành, người dân thường đem băm nhỏ, phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Rau dớn non tơ ở nửa đầu mùa mưa nên dịp tháng 7, tháng 8, người dân hay đi hái loại rau này. Để chế biến món ăn từ cây dớn, bà con chỉ ngắt lá non và đọt non, cong cong như cái vòi voi, dài hơn gang tay. Lá non và đọt dớn có vị hơi chát, nhơn nhớt nhưng nấu chín lại giòn sựt, nhai kĩ thấy bùi bùi, ngọt miệng. 

Đọt rau dớn xanh non có nhiều vào đầu mùa mưa. 

12 thg 8, 2020

Thơm ngon gỏi măng nướng của người Ê đê

Măng là một trong những nguyên liệu phổ biến, ưa thích trong ẩm thực của người Ê đê. Nhiều món ăn ngon được chế biến từ măng làm bữa ăn thêm đa dạng, đặc sắc như măng luộc, măng xào, măng muối chua… Người Ê đê trên địa bàn Đắk Nông còn có món gỏi măng nướng thơm ngon.

Món gỏi măng nướng của người Ê đê. 

Món nướng của người Mạ

Người Mạ trên địa bàn tỉnh ưa thích chế biến các món ăn bằng cách nướng. Các loại thịt nướng từ heo, gà, chuột đồng, chồn, cá suối… trở thành đặc sản trong ẩm thực cộng đồng Mạ. Tuy cách nướng và gia vị khá đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, món ăn có hương vị riêng biệt, hấp dẫn đến lạ.
Đối với những người con sinh ra trong gia đình người Mạ, họ đã ngấm cái hương vị đồ nướng khi còn chưa biết đi. Nướng là một cách chế biến món ăn phổ biến nhất, gắn với nếp sống, sinh hoạt của người Mạ. 

Đồng bào Mạ giã ớt sả để ướp thịt trước khi nướng trong lễ hội 

14 thg 7, 2020

Dân ca M’nông chứa đựng bao nhiêu cái hay, cái đẹp!

Trong quá trình sinh sống và phát triển, đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã sáng tạo các giá trị văn hóa độc đáo như cồng chiêng, múa xoang, ẩm thực. Trong đó, hát dân ca (Nau M’pring) M'nông được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Nét văn hóa độc đáo

Dân ca là hình thức diễn xướng dân gian được người M’nông sáng tác, lưu truyền, thực hành trong cuộc sống, lao động hàng ngày như hát ru con, hát khấn thần trong các nghi lễ, hát đố, hát đồng dao, hát kể sử thi… 

Dân ca M'nông được khai thác, trình diễn trên sân khấu 

Vẻ đẹp hoang sơ của thác 5 tầng

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. 

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. 

Tầng thứ nhất của thác 5 tầng có dòng chảy lớn