3 thg 12, 2018

Lưu giữ giá trị truyền thống của nghề làm lân

Những ngày đầu tháng Tám (ÂL), chúng tôi đến tổ 8, thôn Trảng Kèo, xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam ghé thăm cơ sở làm lân của nghệ nhân Nguyễn Hưng hay gọi thân mật là Ròm Em. Gần 30 năm theo đuổi niềm vui con trẻ, anh là một trong số ít những người còn lại của Hội An vẫn “nhiệt huyết” với nghệ thuật làm lân truyền thống. 

Từ đam mê thuở nhỏ đến tình yêu với nghề 


Vào những ngày này, khắp sân nhà Nguyễn Hưng người ra kẻ vào tấp nập. “Hữu xạ tự nhiên hương”, hầu hết những khách mua đều tự truyền tai nhau tìm đến. Gần 30 năm gắn bó với nghề, anh Hưng không thể nhớ nổi mình đã đón bao nhiêu lượt khách đến mua lân dịp Trung thu.

Nói về cái duyên với nghề, anh tâm sự, thuở xưa, cứ dịp Trung thu là mấy ngày liền đi bộ rong ruổi theo lân đến từng nhà. Không có tiền mua lân, với chút năng khiếu, anh mày mò, nuôi dưỡng đam mê và tự làm lân để chơi, rồi dần dà trở thành nghề chính của bản thân khi nào không hay. 

Anh Hưng đang làm công đoạn bẻ sườn lân. Ảnh: XH 

Rong chơi theo mùa nước nổi

Mùa nước nổi là khoảnh khắc được hòa mình với những trải nghiệm độc đáo. Tạm quên những bộn bề của cuộc sống, cảnh thanh bình của vùng quê chào đón khách thập phương. Không cần đến những dịch vụ cầu kỳ, chỉ nhờ “thổ địa” làm “hướng dẫn viên”, ai cũng có thể về lại với tuổi thơ, du lịch thỏa thích cùng mùa nước nổi.

Mênh mông đồng nước tạo cảnh sắc bình yên 

Độc đáo kiến trúc đình Bình Mỹ

Đình Bình Mỹ (xã Bình Mỹ, Châu Phú) là công trình nghệ thuật kiến trúc cổ triều Nguyễn gắn liền với việc khai hoang, lập ấp của người dân Nam bộ xưa...

Đình Bình Mỹ có lối kiến trúc cổ, với kiểu dáng cổ lầu tam cấp mái. Nền đình là điểm tựa cho bộ cột tròn căm xe gồm 40 cây, được chia thành 4 hàng cột dọc kết hợp 2 mảng vách hông tạo nên 3 gian, 2 chái. 

Độc đáo kiến trúc những ngôi đình cổ

Những ngôi đình như: đình Châu Phú, Đa Phước, Mỹ Phước, Bình Mỹ… có hàng trăm năm tuổi. Tuy trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng những ngôi đình này không chỉ có giá trị về nghệ thuật kiến trúc cổ xưa độc đáo mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp, gắn liền với việc khai hoang, lập ấp của người dân An Giang xưa.

Gắn bó với đời sống của người dân từ xưa, đình thần là nơi thờ các vị Thành hoàng hoặc thờ các vị thần theo sắc phong của vua với ý nghĩa phù hộ cư dân một làng.

Đình thần còn là môi trường sinh hoạt văn hóa cộng đồng truyền thống, là nơi dân làng đến lễ bái cầu mưa thuận gió hòa, xóm làng yên ổn, nơi tổ chức lễ, vui chơi, diễn xướng các loại hình nghệ thuật cổ truyền...

Qua lời kể của các bậc cao niên, buổi đầu sơ khai, các đình thần được dựng lên rất đơn sơ bằng nguyên vật liệu tại chỗ như: cây, lá có sẵn, không gian nhỏ hẹp.

2 thg 12, 2018

Đến Hà Tiên ngả nghiêng vì lẩu cá nhám

Đến Hà Tiên (Kiên Giang), ăn lẩu cá nhám sả nghệ, đưa cay với rượu đế địa phương, đúng là “ngả nghiêng” quên cả đường đi lối về.

Lẩu cá nhám Hà Tiên. Quang Viên 

Không ít lần tặng “bà cô ruột” những món ăn từ cá nhám như cá nhám nướng, nhúng dấm, nấu lẩu măng chua… nên lần này đến Hà Tiên, tôi muốn “sưu tập” thêm cho đủ bộ món ăn từ cá nhám. Ở vùng biển cực nam Tổ quốc này, lẩu cá nhám sả nghệ được coi là món “độc chiêu”. Hơn nữa, tôi còn muốn xác thực món cá nhám sả nghệ ở Kiên Giang “hớp hồn” ra sao mà người ta gọi nó là “tuyệt đỉnh trên bàn ăn”. Cũng vì thế mà tôi phải “khảo cứu” rất kỹ nơi nào ở vùng đất được ví là đẹp như xứ thơ này có bán món lẩu cá nhám sả nghệ trứ danh nhất. Một người địa phương mách tôi đến một quán ở khu Mũi Nai, thuộc P. Pháo Đài. Quả thật, đến quán này, có rất nhiều vị khách gọi lẩu cá nhám sả nghệ. 

Ngôi làng ở Hà Nội có trăm hộ làm bánh gai có hình khác lạ

Bánh làng Giá có hình tròn khác hẳn kiểu gói truyền thống, được đánh giá có chất lượng thơm ngon. 

Làng Giá là một vùng quê nằm bên sông Đáy thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội, với cả trăm gia đình giữ nghề làm bánh gai. Trước kia, bánh chỉ bán vào dịp Tết để ăn chơi. Nhưng gần đây, bánh làm quanh năm để phục vụ cho thị trường. 

Những cây thuốc quý mọc hoang trên núi Cấm

Có những loại cây, cỏ nhìn cũng bình thường nhưng có tác dụng trị bệnh rất bất ngờ. Hiểu được giá trị của những loại thuốc quý mọc hoang dã, cư dân núi Cấm đang nỗ lực bảo tồn, giữ gìn như một nét rất riêng của vùng đất huyền bí này.

Cả đời bám núi, giữ rừng 


Khác với đồng bằng, cư dân núi Cấm không ở quần cư vào một chỗ mà sống rải rác theo các vồ, khu vực núi khác nhau. Có những ngôi nhà mà muốn “ghé chơi”, chỉ có cách duy nhất là lội bộ đường rừng, đi dọc theo các con suối. Nhìn từ trên xuống, những ngôi nhà thoắt ẩn, thoắt hiện trong những tán cây rất thú vị. Có khi, từ nhà này sang nhà khác, phải băng vài cây số đường núi. Ông Bành Thanh Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm An Giang) cho biết, có nhiều hộ tham gia chương trình giao khoán trồng và bảo vệ rừng của ngành kiểm lâm từ vài chục năm trước. Hiện nay, họ vẫn bám trụ với núi Cấm để vừa làm kinh tế, vừa bảo vệ rừng. Đây là những người am hiểu từng ngọn cây, cọng cỏ vùng núi. Qua thời gian gắn bó lâu dài với núi Cấm, họ vô tình phát hiện những cây thuốc quý và dành thời gian chăm sóc, bảo tồn để giúp đời. 

Ông Phạm Văn Hải hái loại sâm núi mọc tự nhiên trên núi Cấm 

Chuyện về chợ khô Long Xuyên

Chợ khô Long Xuyên tuy quy mô không quá lớn nhưng có lịch sử hình thành lâu đời, sản phẩm ngon, uy tín, chất lượng, được nhiều người ưa chuộng. Dù hiện nay đã xuất hiện nhiều hình thức bán hàng hiện đại nhưng nhiều người vẫn tìm đến chợ khô Long Xuyên như một nét rất riêng, không lẫn vào đâu được.

Sản phẩm khô được chọn lọc kỹ 

Về miền Tây săn cúm núm

Cúm núm hay còn gọi là gà nước, sinh sôi nảy nở ở những cánh rừng tràm nội địa và sát biên giới Tây Nam. Người miền Tây không lạ với loại chim rừng này, bởi nó được xem là món khoái khẩu của dân miệt vườn lẫn người thành thị…

Cúm núm mái

Theo dân sành ăn, cúm núm mái mập mạp, thịt nhiều, mần món gì ăn cũng ngon, từ xào mướp, nướng lèo, xào lăn, khìa nước dừa… “Độc” hơn, cúm núm đem nấu chao, vịt xiêm ăn ngon không bằng...

1 thg 12, 2018

Nhâm nhi tách cà phê buổi sáng bên đồi cỏ tuyết ở Gia Lai

Cách trung tâm thành phố Pleiku 30 phút đi xe máy có một nơi ngắm loài “hoa tuyết” mà nhiều người từng đến đây đã đặt cho nó cái tên “thung lũng cỏ hồng Glar”.

Đón ngày mới giữa khung cảnh yên bình ngập màu trắng của "cỏ tuyết". Ảnh: Quốc Phạm