5 thg 2, 2024

Độc đáo món bánh gừng xứ Tiên

Đối với mâm cỗ tết, bên cạnh các loại bánh quen thuộc như: bánh chưng, bánh tét, bánh tro, bánh ú, bánh ít..., một số vùng quê ở Tiên Phước hiện còn giữ tục làm một loại bánh rất độc đáo: bánh gừng.

Bánh gừng truyền thống ở Tiên Phước.

Nói đến bánh gừng, nhiều người nhầm tưởng đây là loại bánh quen thuộc của người Chăm hay xa hơn, là loại bánh gừng đậm chất truyền thống gắn liền với tên vị tu sĩ Gregory của xứ Armenia từ thế kỷ 10. Bánh gừng xứ Tiên có cách làm và hình thức, hương vị đặc biệt.

4 thg 2, 2024

Địa thế hiểm yếu nơi Hồ Quý Ly nhất quyết xây thành nhà Hồ

Dù bị can ngăn, Hồ Quý Ly vẫn quyết dời đô bằng mọi giá, vì theo ông, vào cuối thời Trần không còn là thời "trị" mà thực sự bước vào thời "loạn". Vì sự "loạn" này, ông phải dời đô đến nơi đất hiểm.

Tọa lạc ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn) là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu – quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ – từ năm 1400–1407

Làng cổ Phước Tích có gì để được “thăng hạng” Di tích Quốc gia đặc biệt?

Làng Phước Tích - ngôi làng cổ nổi tiếng của xứ Huế - vừa được đề xuất công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Tri Thức & Cuộc Sống xin được điểm lại những nét đặc sắc của ngôi làng độc đáo này.

Nằm ở thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, làng cổ Phước Tích là ngôi làng thứ hai được công nhận là Di tích quốc gia của Việt Nam (làng đầu tiên là làng Đường Lâm ở Sơn Tây, Hà Nội).

Theo sử sách, làng Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ 15, khi nhà nước phong kiến Đại Việt mở mang bờ cõi về phương Nam. Lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước).

Bến đò của làng Phước Tích.

3 thg 2, 2024

Lưu giữ nét xưa nghề vẽ tranh trên kiếng

Nghề vẽ tranh trên kiếng ở cù lao Chợ Mới (tỉnh An Giang) tồn tại và phát triển hơn 100 năm. Trải qua bao thăng trầm với quyết tâm gìn giữ, những người làm nghề vẽ tranh kiếng đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo theo xu thế thời đại, đáp ứng được thị hiếu khách hàng.

Nghề trăm năm

Là truyền nhân thứ hai của làng nghề, nghệ nhân Nguyễn Thanh Hòa (ấp Long Tân, xã Long Điền B, huyện Chợ Mới) cho biết, trước năm 1975, tranh kiếng bán rất đắt. Bởi nguyên vật liệu khan hiếm, người có tay nghề vẽ tranh kiếng rất ít, hàng làm ra không đủ bán. Thời vàng son, một nghệ nhân làm tranh có thể cả nuôi gia đình. Làng nghề vì thế mở rộng lên hàng trăm hộ. Những năm đầu thập niên 90 thế XX là thời kỳ cực thịnh của làng nghề tranh kiếng.

Ngoài tranh thờ cúng, nghệ nhân ở Chợ Mới còn sáng tạo thêm các dòng tranh đặt trước cửa phòng, được Việt hóa từ những điển tích, truyện dân gian, như: Tấm Cám, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Phạm Công - Cúc Hoa, Lưu Bình - Dương Lễ hoặc tuồng cải lương.

2 thg 2, 2024

Thương vị mứt quê

Cuối năm, dù hối hả nhưng nhà tôi giữ thói quen quây quần cùng nhau, liu riu lửa hồng, tự tay làm thức quà quê dung dị. 

Thơm vị đồng quê. ảnh: THIÊN THU

Quê tôi mùa này, ngó ra đồng lún phún mạ non, từng mái nhà lô nhô dưới vòm lá biếc xanh, má tôi lại đỏ lửa làm thức quà đón tết từ nguyên liệu chủ yếu có sẵn nơi đồng quê bồi bãi, vừa thanh sạch lại vừa “độc lạ”.

1 thg 2, 2024

Một chuyên khảo về Hội An

Một chuyên khảo về Hội An được một nhà “Việt Nam học” người nước ngoài thực hiện cách đây gần 60 năm. Chuyên khảo được đánh giá là “rất công phu và nghiêm cẩn”.

Một góc Hội An. Ảnh: HUỲNH HÀ