6 thg 12, 2022

Mê mẩn cánh đồng hoa cải vàng đẹp như tranh vẽ ở ngoại thành Hà Nội

Khoảng từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 âm lịch, cánh đồng hoa cải vàng ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội lại nở rộ, vàng rực cả một khoảng trời.

Những ngày cuối tháng 11, thôn Chi Đông (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội) nằm ven dòng sông Đuống, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km trở nên thơ mộng khi cánh đồng hoa cải vàng bung sắc.

Thú vị “Chợ đêm” Cầu ngói Thanh Toàn

Chương trình chợ đêm “Cầu ngói Thanh Toàn” diễn ra từ ngày 27 đến 29/11 với rất nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị.

Ngày 27 - 29/11, ở khu vực cây cầu nổi tiếng này sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động thú vị, hấp dẫn, hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm. Cụ thể, chương trình này sẽ có các hoạt động gồm trình diễn các công đoạn làm nón lá, xay lúa, giã gạo, giần sàng, làm và bán các loại bánh đặc sản địa phương

5 thg 12, 2022

Làng cổ Đường Lâm giữa những “giằng co” đô thị hóa

Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội là ngôi làng cổ “độc nhất vô nhị” ở miền Bắc với những hình ảnh thân thuộc rất đỗi đặc trưng của làng quê Bắc Bộ, đồng thời là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia và từng thu hút đông đảo du khách.

Dù cơ quan quản lý đã nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, song lượng khách đến với làng cổ Đường Lâm vẫn chưa phục hồi sau dịch. Và không dừng lại ở đó, đang có những giằng co giữa phát triển với bảo tồn.

Chiều cuối tuần, cổng làng Mông Phụ, xã Đường Lâm náo nhiệt dòng xe đưa khách đến và đi. Nhưng vào sâu trong làng, không khí trầm lặng bao trùm, với chỉ đôi ba chục du khách lác đác trên những con đường dẫn vào nhà cổ.

Ảnh: Internet

Mùa nước mực ở Phú Quốc

Cảnh nhộn nhịp ngư dân đảo ngọc câu mực trên biển An Thới, TP Phú Quốc.​

Phú Quốc vào mùa gió bấc cũng là lúc mực nối đuôi nhau tập trung lại thành từng đàn để giao phối, sinh sản. Thời điểm này cũng là lúc ngư dân câu mực được mùa mực trứng.

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu và hành trình trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943) được vinh danh Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương là cơ sở, điều kiện để Hà Tĩnh xây dựng làng văn hóa - du lịch Trường Lưu thành một địa chỉ văn hóa du lịch mang tầm quốc tế.

Đại diện đoàn Việt Nam nhận chứng nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO dành cho Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu.

Chương Nghĩa huyện và Chương Nghĩa quận

Khi nghe đến địa danh Chương Nghĩa chắc hẳn nhiều người cảm thấy xa lạ. Và sẽ ngạc nhiên hơn khi địa danh Chương Nghĩa lại chỉ hai thực thể địa lý hành chính khác nhau ở Quảng Ngãi.

Trước tiên xin lưu ý rằng địa danh Chương Nghĩa xuất hiện từ xa xưa, là tên một trong ba huyện của phủ Tư Nghĩa (tức Quảng Ngãi). Trong bài vè “Lụt bất quá” của Tú tài Phan Thanh viết năm Mậu Dần 1878, có câu: “Ba huyện Quảng Nghĩa mười phần tả tơi”, thì ba huyện đó là Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Đức. Tỉnh Quảng Ngãi hồi bấy giờ chỉ hoạch định có ba huyện ấy. Nói một cách dễ hiểu nhất: Huyện Bình Sơn từ địa đầu giáp Quảng Nam đến bờ bắc sông Trà Khúc; huyện Mộ Đức từ địa giới tỉnh Bình Định chạy ra tới phía nam sông Vệ; còn địa hạt huyện Chương Nghĩa thì từ bờ nam sông Trà Khúc đến bờ bắc sông Vệ, tức địa hạt huyện Tư Nghĩa, một phần huyện Nghĩa Hành và TP.Quảng Ngãi hiện nay.

Văn bản số 4.201 ngày 30/10/1961 của tỉnh trưởng Quảng Ngãi, hiện còn lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng).