30 thg 7, 2022

Kỳ Hôn - Điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai

Từ TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) xuôi dòng sông Tiền chừng 9 km tới một ngã ba sông rộng lớn, rẽ trái là vào một địa danh nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây: Vàm Kỳ Hôn. Đi suốt rạch Kỳ Hôn dài khoảng 7 km sẽ nối vào kinh Chợ Gạo, đổ nước ra sông Tra, rồi sông Vàm Cỏ Đông của tỉnh Long An. Nói ngược lại, vàm Kỳ Hôn ở cuối kinh Chợ Gạo, từ hướng Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh) xuống, tới đây rẽ trái đi tỉnh Bến Tre hoặc ra cửa biển; còn quẹo phải là về TP. Mỹ Tho, lên miệt thượng lưu sông Tiền.

Vàm Kỳ Hôn ngày nay.

Giồng Sơn Quy - vùng đất "địa linh nhân kiệt"

Người xưa thường nói “địa linh nhân kiệt” là vùng đất linh thiêng, phát tích những bậc anh hùng hào kiệt lập nên những chiến công hiển hách. Gò Công (tỉnh Tiền Giang) xưa là nơi phát sinh các dòng họ Phạm, họ Nguyễn, đều là ngoại thích các triều vua cận đại. Ông Phạm Đăng Long kết hôn với bà Phan Thị Tánh sinh ra ông Phạm Đăng Hưng, sau này trở thành đại công thần của triều Nguyễn; là thân phụ của bà Phạm Thị Hằng (bà Từ Dụ), Hoàng phi của Vua Thiệu Trị, Hoàng mẫu của Vua Tự Đức.

Giồng Sơn Quy còn có nghĩa là gò rùa, là tổ quán của Đức Thái hậu Từ Dụ. Vào giữa thế kỷ thứ XVIII, ông Phạm Đăng Long theo cha vào vùng Gò Công hoang vu. Là người giỏi Nho học, tinh thông phong thủy, địa lý, ông đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định cư, mong con cháu sau này phát tích, hưng vượng. Lúc ông đến gò rùa, thấy thế đất ở đây rất đẹp và có giếng nước ngọt, trong khi đó toàn vùng Gò Công giếng nước ngọt rất hiếm. Do đó, ông đã quy tập mồ mả 3 đời của gia tộc về đây và xây nhà ở gò đất này.

Ngày nay, lăng Hoàng Gia là một trong những điểm tham quan, du lịch của tỉnh. Ảnh: QUYÊN VŨ

29 thg 7, 2022

Hình ảnh con voi hung dữ mà thân thuộc với cộng đồng người Thái ở Nghệ An

Thảng hoặc lắm người đi rừng mới gặp voi. Thế mà trong văn hóa truyền thống của người vùng cao, voi thân thuộc lắm. Chàng Đam San, trong sử thi của người Ê Đê thường cưỡi voi khi xung trận. Voi là loài thú lớn và hùng mạnh nhất chốn rừng xanh. Vì thế mà thuần phục được voi như chàng Đam San là một mơ ước và còn thể hiện sức mạnh, trí tuệ con người.

Săn voi và thuần phục voi, biến chúng thành vật nuôi đòi hỏi kinh nghiệm, gan dạ và nhiều người tham gia. Vì thế săn voi còn là biểu tượng của sự cố kết cộng đồng.

Với người Thái thì voi đáng sợ. Chẳng mấy ai nuôi voi. Người Thái cũng ít khi làm quản tượng. Thế mà hình ảnh con voi lại khá phổ biến trong văn học, nghệ thuật của người Thái.

Hình ảnh con voi trên chăn thêu ở huyện Quỳ Châu. Ảnh: Hữu Vi

Về Cần Thơ, trải nghiệm làm hủ tiếu "mỗi sợi mỗi màu"

Lò hủ tiếu Sáu Hoài ở rạch Rau Răm, đường Lộ Vòng Cung, phường An Bình, quận Ninh Kiều, từ lâu đã nổi tiếng với món pizza hủ tiếu, được du khách rất yêu thích. Thời gian gần đây, để đa dạng sản phẩm phục vụ khách du lịch, ông Sáu Hoài nghĩ ra việc tạo màu cho hủ tiếu bằng nguyên liệu “cây nhà lá vườn”. Thay vì những sợi hủ tiếu trắng ngà như truyền thống, lò hủ tiếu Sáu Hoài làm nên “hủ tiếu sắc màu”, nhìn thôi đã thèm, thu hút rất đông du khách trải nghiệm.

Những sợi hủ tiếu được tạo màu từ rau củ, cây lá thiên nhiên, hoàn toàn không sử dụng phẩm màu, hóa chất. Màu cam từ trái gấc, màu xanh tím từ hoa đậu biếc, màu xanh từ lá dứa, màu tím của lá cẩm, màu hồng tía từ củ dền... làm cho những sợi hủ tiếu thêm ngon và hấp dẫn.

Ăn bánh quê nơi phố thị…

Như nhiều khu chợ ở đồng bằng sông Cửu Long, tại các chợ ở Hậu Giang, bên cạnh đủ thứ hàng hóa, nông sản, thực phẩm, sẽ có khu vực dành cho bánh quê. Nói bánh quê cho dung dị, chứ những loại bánh “quê một cục” đó giờ có mặt trong nhiều nhà hàng, quán ăn sang trọng…

Trong những ngày lưu lại Hậu Giang tham gia giải chạy marathon quốc tế, du khách, vận động viên bên cạnh khám phá, du lịch, sẽ muốn biết ẩm thực nơi này ra sao?. Ông bà ta thường có câu: “Muốn ăn bánh ngon thì ra chợ”. Đã bao đời, chợ là nơi quy tụ biết bao nhiêu loại bánh trái ngon trong dân gian.

Bánh quê ở chợ Vị Thanh bán từ sáng sớm đến tầm 10 giờ sẽ hết.

Gò miếu Bà Phước Chỉ

Miếu Bà

Tháng 4.2022, cuối mùa khô, chúng tôi trở lại gò miếu Bà Phước Chỉ. Đón chúng tôi là vô số những tổ chim dồng dộc chung chiêng treo trên những rặng tràm. Trước đó, tôi mới ghé ngôi miếu Ông đổ nát ở gần chợ Rạch Tràm. Định tìm lại cây keo từng có rất nhiều tổ chim dồng dộc, mà cây keo đã mất, miếu cổ cũng không còn. Thay vào đó là ngôi chùa mới người dân tự xây, chắc để lưu giữ một vài phần sót lại của nơi từng là một chốn tâm linh.