2 thg 8, 2022

Lào Cai: Hấp dẫn động Na Măng (Mường Khương)

Sở hữu một vẻ đẹp nguyên sơ, động Na Măng ở xã Pha Long, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) là một thắng cảnh thiên nhiên đẹp, độc đáo, được hình thành qua các đợt kiến tạo địa chất kéo dài hàng nghìn năm.

Cửa động Na Măng

Động Na Măng là một thắng cảnh thuộc thôn Pao Pao Chải, xã Pha Long, huyện Mường Khương, nằm cách trung tâm xã Pha Long khoảng 5km. Cửa động là lối đi nhỏ, có chiều cao khoảng hơn 3 mét, dốc xuống. Lối đi kéo dài khoảng 5 mét thì dẫn đến khoảng cung đầu tiên của động. Đây là không gian đầu tiên tiếp giáp cửa động với những khối hình nhũ đá mọc từ phía hai bên thành, dưới mặt đất cho đến trên vòm với nhiều hình thù lạ mắt, nổi bật nhất là hình các hoa lá và những cột nhũ đá khổng lồ. Độ phân bố của các khối nhũ đá càng dày đặc theo quãng đường từ cửa tiến vào phía giữa động.

Cuốn hút cụm thác Gia Long - thác Lụa

Cụm thác Gia Long – thác Lụa nằm trên sông Sêrêpốk thuộc địa phận xã Đắk Sôr (Krông Nô) và một phần thuộc xã Ð'ray Sáp, huyện Krông Ana (Ðắk Lắk).

Thác Gia Long được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết với câu chuyện kể vua Bảo Đại cưỡi voi đến nơi đây, vì quá cảm kích trước vẻ đẹp của thác nên đã lấy tên vị vua đầu tiên của triều Nguyễn (Gia Long) đặt cho nơi này…

Còn thác Lụa cách thác Gia Long khoảng 200m, có dòng chảy bắt nguồn từ các khe đá, rừng cây (dài khoảng 20m, cao khoảng 3m xếp thành các tầng) thuộc rừng đặc dụng cảnh quan Ð'ray Sáp. Thác có nước trong, chảy tựa dải lụa, dịu êm. Ðến với thác Lụa, du khách như được đi vào một không gian thiên nhiên mênh mông, hoang sơ, cảm nhận bản thân như là người đầu tiên đặt chân đến nơi đây...

Thác Gia Long có chiều rộng đến 100m và cao khoảng 10m với khung cảnh thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ

1 thg 8, 2022

Hồi ức mới về Chợ Cũ

Lâu rồi tôi không nghe ai nhắc “chợ cũ” nên có lẽ cũng quên, cho đến khi tình cờ biết tin Chợ Cũ nằm trong diện giải tỏa.

Bao lâu rồi không rõ, có lần tôi tìm đến một quán cà phê nằm ở chung cư Tôn Thất Đạm. Tôi không nhớ điều gì xui khiến mình đến đó, chắc hẳn là từ lời rủ rê của bạn đồng hành, người thích lên mạng để “săn” quán cà phê đẹp…

Quán tối và vắng. Chúng tôi ngồi một hồi mà chưa thấy ai đem thực đơn ra. Bên trong quầy, một thanh niên râu ria độ ba mươi đang đứng, hình như là chủ quán, vừa xoay người đặt ổ bánh mì mới ra lò lên quầy, nhìn thôi đã thấy ngon mắt.

Lúc này thì người phục vụ vừa đến, tôi dợm hỏi có bán thức ăn không thì người bạn đồng hành vội ngăn lại. “Chút ra Chợ Cũ”.

Cửa ô đêm tàn dẫn lối

Người nào đến Hà Nội sau khi đi một vòng, nhẩm tính cũng biết thành phố có nhiều hơn 5 cửa ô và điều này gây thắc mắc cho họ khi họ đã quen với câu hát “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về” trong bài Tiến về Hà Nội của Văn Cao. Sự thực là Hà Nội có khá nhiều cửa ô trong quá khứ, nhưng rút cục con số 5 vẫn trở thành một số đếm mang tính quy ước, giống như “36 phố phường”, những con số được biểu tượng hóa để thành biểu tượng của Hà Nội.

Biến chúng thành biểu tượng chính là nhờ cách kể chuyện của các sản phẩm truyền thông văn hóa trong thời cận đại như bài hát nói trên, cho dù là một bài hát tuyên truyền có màu sắc lãng mạn. Từ khung cảnh trùng điệp “lớp lớp đoàn quân tiến về” được vẽ nên, cửa ô đã trở thành một khải hoàn môn.

Bản thân cửa ô không phải là những công trình kiến trúc đặc sắc hay tráng lệ về kiến trúc. Chúng chỉ trở nên đáng chú ý khi người Pháp xem xét dưới nhãn quan di sản, mà họ cũng làm việc đó khá muộn mằn như đối với thành cổ Hà Nội. Họ đã trót phá đi phần lớn khi quy hoạch một thành phố hiện đại, để rồi như vị toàn quyền Paul Doumer đã tiếc rẻ: “Tôi đã đến quá muộn”.

Khám phá nghệ thuật kiến trúc điêu khắc nhà thờ họ hàng trăm năm tuổi

Nhà thờ họ Bùi đại tôn ở xã Thanh Yên (Thanh Chương) không chỉ là di tích lịch sử quan trọng, mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.

Được biết họ Bùi làng Xuân Bảng là một dòng họ nổi tiếng đất Thanh Yên, đã trải qua gần 400 năm tồn tại phát triển với 17 đời, phát triển thành 3 chi, 4 nhánh và nhiều phái nhỏ. Đây là dòng họ có truyền thống khoa bảng, nhiều người đậu đạt. Nhà thờ đại tôn họ Bùi được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII, hiện nay có 3 công trình chính là nghi môn, hạ đường và thượng đường.

Dấu ấn Bố Cái Đại vương Phùng Hưng trên đất Quỳnh Lưu

Bố Cái Đại vương Phùng Hưng là nhân vật lịch sử uy vũ, linh thiêng trong tâm thức người dân. Trên mảnh đất địa đầu xứ Nghệ, dấu ấn của ông vẫn in đậm trong đời sống tâm linh, với nhiều truyền thuyết ly kỳ.

Phùng Hưng sinh vào khoảng đầu thế kỷ thứ VIII, tự là Công Phấn, quê ở Đường Lâm (nay thuộc huyện Sơn Tây, Hà Nội). Ông sinh ra trong một gia đình “đời đời cha truyền con nối làm tù trưởng biên khố ở châu Đường Lâm, gọi là Quan Lang, gia tư giàu có, sức rất là khỏe mạnh, có thể bắt hổ vật trâu”. Cha là Phùng Hạp Khanh, một người hiền lành, đức độ, từng tham gia nghĩa quân Mai Thúc Loan ở Nghệ An, mẹ người họ Sử. Nối nghiệp cha làm tù trưởng, Phùng Hưng không chỉ chăm lo xây dựng cơ nghiệp mà còn rất thương dân “những năm gặp mất mùa đói kém thường đem thóc lúa chẩn cứu bần dân”.

Tranh vẽ về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Nguồn: Tư liệu