31 thg 12, 2021

Ý nghĩa tên gọi tỉnh Ninh Bình

Tên gọi Ninh Bình có từ thời vua Minh Mạng, mang hàm ý sâu xa về truyền thống lịch sử đáng tự hào của vùng đất từng là kinh đô đầu tiên của nước Việt tự chủ.

Nằm ở cực Nam của vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng trong và ngoài nước nhờ những di sản văn hóa lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên mang tầm vóc thế giới. Sau các biến động của lịch sử, tên gọi Ninh Bình đã trải qua nhiều lần thay đổi. Ảnh: Phong cảnh Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình

Điều bí ẩn về cây cổ thụ thiêng nhất cao nguyên đá Đồng Văn

Sự hiện diện của cây thiêng Thài Phìn Tủng là điều lạ ở vùng cao nguyên khắc nghiệt. Có lẽ điều này đã khiến cây được gắn với một sức mạnh tâm linh huyền bí.

Nằm ở Xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cây thiêng Thài Phìn Tủng là một di sản văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Mông ở khu vực cao nguyên đá địa đầu đất nước

Chè cốm đậm đà hương vị Việt

Cốm được xem là một món ẩm thực Việt, là một món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Cốm có thể làm ra được rất nhiều món ăn ngon từ những món chính cho tới món ăn chơi. Trong đó, món chè cốm là món không thể thiếu khi nhắc đến những món ăn vặt đặc trưng khi Hà Nội bước vào thu.

Hà Nội nổi tiếng nhất là thương hiệu cốm làng Vòng, hoặc cốm Mễ Trì, với sự dẻo, ngọt, bùi và thoảng mùi thơm của lúa nếp non. Cốm được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến ra rất nhiều món ăn ngon như xôi cốm, bánh cốm, chả cốm… Nhưng đặc biệt nhất là món chè cốm.

Mỗi một người nấu sẽ ra một vị ngon khác nhau, nhưng điểm giống nhau nằm ở cái hồn của món ăn. Cái hồn Việt, cái hồn của những con người chân chất, thật thà. Chè cốm có hương vị đặc biệt hơn những loại chè khác. Những hạt cốm xanh hòa quyện cùng hương lá dứa làm độ hấp dẫn, thơm ngon tăng thêm bội phần.

Cốm tươi và đường kính trắng cùng bột sắn dây là những nguyên liệu chính làm nên món chè cốm Hà Nội.

Cua da - đặc sản nức tiếng ở Bắc Giang

Chỉ có vào cuối thu đầu đông, cua da của huyện Yên Dũng là món ăn đặc sắc không chỉ với du khách mà cả dân địa phương.

"Sông Cầu nước chảy lơ thơ, Đôi ta thương nhớ bao giờ cho nguôi" câu thơ lục bát gợi nhớ đến vùng đất Kinh Bắc - Bắc Ninh và Bắc Giang, với những câu hát dân ca quan họ làm bao người say đắm. Không chỉ đi vào thơ ca, dòng sông còn ghi dấu ấn với giới sành ăn nhờ một đặc sản hiếm có. Trước khi hợp lưu với hai con sông khác tại Kiếp Bạc, Hải Dương, sông Cầu chảy qua các xã Đồng Việt, Đồng Phúc, thị trấn Nham Biền... của huyện Yên Dũng. Khoảng tháng 9, tháng 10 Âm lịch, trên khúc sông này sẽ xuất hiện cua da sống tự nhiên ở những ghềnh đá.

Cua da chấm cùng bột canh, thêm tiêu, ớt, chanh. Ảnh: Đàm Đức Từ

Linh thiêng đền thờ Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn

Đền thờ Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn (còn gọi là đền Quốc Phụ) nay thuộc khu dân cư Nẻo, phường Chí Minh, TP Chí Linh, nổi tiếng linh thiêng.

Mộc bản sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, quyển 3, mặt khắc 18 ghi về cuộc đời và sự nghiệp của Huệ vũ đại Vương Trần Quốc Chẩn

Trần Quốc Chẩn (có sách chép là Quốc Chân, Quốc Trấn), sinh năm Tân Tị (1281), mất năm Mậu Thìn (1328).

Cam đường Hải Dương - sản vật tiến vua

Ngoài quả vải, Hải Dương còn có 1 loại quả khác cũng từng được tiến vua là cam đường.

Dưới triều Nguyễn, mỗi khi Tết đến xuân về, cam đường Hải Dương đều được dâng lên nhà vua. Trong ảnh: Ngày nay, cam đường ở xã Thất Hùng (Kinh Môn) mang lại thu nhập cao cho người dân

Ẩm thực phong phú của Việt Nam từ thời xa xưa bao gồm hàng trăm, hàng nghìn món ăn đặc sắc. Một phần nhỏ trong số những món ăn đó đã được chọn để đưa vào cung đình dâng tiến lên các bậc vua chúa. Những món ăn được cung tiến đều có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời, hiếm thấy.