6 thg 10, 2021

Anh hùng dân tộc Trương Định: Sống mãi trong lòng dân

Vào dịp tưởng nhớ 157 năm Ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết (20/8/1864 - 20/8/2021), trong mỗi người dân lại bùi ngùi xúc động nhớ về ông với niềm tôn kính vô bờ. Anh hùng dân tộc Trương Định đã khơi dậy mạnh mẽ trong nhân dân lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất.

Vị nguyên soái của lòng dân

Vào dịp lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định, nhiều người dân đến đền thờ ở xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi), để thắp nén hương bày tỏ lòng thành kính tri ân. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lễ tưởng niệm được Sở VH-TT&DL, Ban Quản lý Khu Chứng tích Sơn Mỹ tổ chức đơn giản nhưng vẫn đảm bảo trang nghiêm. Gia đình ông Trương Thanh, ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, cháu họ của Anh hùng dân tộc Trương Định, thì năm nào cũng đều làm giỗ vọng. Thắp hương tưởng nhớ vị Anh hùng của dân tộc, ông Thanh tự hào chia sẻ, Bình Tây đại nguyên soái Trương Định là niềm tự hào đối với nhân dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung. Ông là tấm gương sáng về lòng yêu nước, kiên trung để thế hệ con cháu noi theo.

Học sinh tham gia chào cờ, hát Quốc ca trước Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi). (ảnh chụp trước ngày 26/6/2021). ẢNH: Kim Ngân

Nhớ bánh ống gạo ngày xưa

Những ngày đầu tháng Bảy âm lịch vừa qua, chiều nào cũng có mưa. Những cơn mưa ngâu không dầm dề mà chỉ ào qua chốc lát rồi thôi. Những buổi chiều mưa đó, hòa vào nhịp điệu tí tách của giọt mưa là tiếng máy đùng bánh ống gạo chạy xình xịch, mùi gạo thơm lừng lan trong không khí, những bịch bánh ống gạo thuôn dài, đều tăm tắp treo lủng lẳng khắp quán chờ người đến mang về...

Ai ở lứa tuổi 8X, 9X hẳn không thể không biết đến chiếc bánh ống gạo, một trong những món ăn vặt yêu thích của đám trẻ con ngày ấy. Thời bấy giờ, nếu mang theo nguyên liệu thì khá nặng và cồng kềnh, nên những người làm bánh chỉ mang theo chiếc máy là chính, còn nguyên liệu là do người dân tự chuẩn bị lấy. Do đó, chiếc bánh được làm ra của nhà này hoàn toàn không giống với nhà khác. Bởi nguyên liệu chính là gạo trắng, nhưng tùy khẩu vị từng nhà mà có người cho thêm gạo lứt, bắp, đường, đậu xanh, đậu đỏ... để tạo vị khác lạ.

Bánh ống gạo. Ảnh: PV

Thơm lừng gà re nướng

Trong những ngày dịch Covid-19 kéo dài, ở vùng quê nhiều nhà trữ con gà để nấu cháo, để kho sả. Những món này dân dã mà ngon. Nhưng ngon nhất có lẽ là món gà re nướng ở miền núi mà thực khách thưởng thức rồi thì mấy ai quên.

Nhiều lần về vùng cao Ba Tơ, nhất là xã Ba Vinh, chúng tôi nhìn thấy những đàn gà của đồng bào dân tộc nuôi đã nhiều năm. Đồng bào cho rằng con gà có sắc lông đen là quý nhất, nuôi để cúng Giàng trong mùa lúa mới và để cúng thần linh cầu mong sự phù hộ độ trì trong năm mới. Còn gà có sắc lông trắng nuôi để dành đem giết thịt luộc cúng xả xui khi nhà có người bị bệnh. Chỉ con gà có lông đen trắng chen lẫn hay con gà có lông màu sẩm thì nuôi để ăn thịt hoặc để đãi khách.

Món gà re nướng chấm muối ớt. Ảnh: Cẩm Thư

4 thg 10, 2021

Cá bò nấu cà chua

Thân thô cứng nên trông cá bò rất “xấu mã”. Nhưng bù lại, thịt cá bò trắng nõn, dai và không tanh nên có thể chế biến được nhiều món ngon. Trong đó, món cá bò nấu chua được ưa thích nhất vì cách chế biến đơn giản, nhưng giữ được trọn vẹn vị ngọt thơm của cá.

Theo kinh nghiệm của những ngư dân, vào mùa mưa bão, khi ngoài khơi có sóng to gió lớn thì “họ cá bò” rủ nhau kéo về khu vực cửa biển, cửa sông để vừa trú ẩn, vừa tìm mồi. Thế nên mùa mưa, thịt cá bò thường thơm ngon hơn, dai và ngọt hơn. Cá bò có nhiều loại, như: Cá bò giáp (da dày mình xám), cá bò giấy (mình trắng nhẵn bóng), cá bò hòm (mình vuông xám sẫm)... Mỗi loại có một cách chế biến riêng. Nếu như cá bò giáp, cá bò hòm thường được “nướng trui”, kiểu nướng để y con nguyên da dưới than củi và ăn kèm muối ớt, thì cá bò giấy lại hợp với nấu chua.

Cá bò giấy nấu chua được xem là "món ngon nhớ lâu" của người dân xứ biển mỗi khi đến mùa gió chướng. Ảnh: TH.PHONG

Rượu sim Bùi Hui

Cánh rừng sim Bùi Hui ở xã Ba Trang (Ba Tơ) trở nên quý giá với đồng bào dân tộc Hrê, khi họ đang được chính quyền hỗ trợ để từ những mùa sim sau, sẽ mang ra thị trường giới thiệu một sản phẩm rượu sim gắn với tên làng: Rượu sim Bùi Hui...

Với khoảng 20ha, năm nay, đồi sim Bùi Hui ở xã Ba Trang lần đầu tiên đã giúp cho đồng bào Hrê có thêm thu nhập. Mùa sim chín vừa qua, mỗi ngày bình quân mỗi nhà trong ngôi làng có thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng từ việc hái sim chín bán cho thương lái.

Một phần trong số sim thu hoạch được người làng đưa vào làm rượu sim dưới sự hướng dẫn kỹ thuật chế biến của Hội LHPN huyện Ba Tơ. Những quả sim chín mọng sau khi rửa sạch, có nhà thì bóp nhuyễn sim, có người thì để nguyên quả cho vào hũ, rồi cho đường ngâm thành rượu sim.

Đồng bào Hrê ở Bùi Hui, xã Ba Trang (Ba Tơ) đã biết cách làm rượu sim.

Sim rừng mùa Covid-19

Khi dịch Covid-19 “tái xuất”, cả tỉnh tập trung chống dịch. Bạn gọi điện bảo tôi: “Dịch giã thế này thì đành lỗi hẹn một mùa hái sim rừng Bùi Hui” . Ừ, thì đành lỗi hẹn, nhưng trong ký ức lại bừng lên một màu tím hoa sim.

Đây rồi, thảo nguyên Bùi Hui với cánh đồng cỏ bạt ngàn. Sau những cơn mưa giông, giã từ chiếc áo bạc màu, cỏ khoác lên mình một màu xanh thẳm. Còn một bên núi rừng sim bạt ngàn, mưa giông về trái chuyển dần sang màu tím, rồi chín thẫm. Bầy chim chào mào, chim quành quạch đến hẹn lại về trên thảo nguyên ăn trái, tiếng kêu vang vọng. Những cô gái Hrê trong trang phục dân tộc, cõng chiếc gùi sau lưng cùng lên đồi hái sim. Tiếng nói cười vang vọng cả núi đồi.

Các cô gái dân tộc Hrê hái sim trên thảo nguyên Bùi Hui. ẢNH: CẨM THƯ