6 thg 9, 2020

Độc đáo nghi lễ Then “pang” của người Tày

Một ngày đầu tháng 7, chúng tôi có dịp đến thôn Lập Thành, xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, tham dự nghi lễ Then “pang” cho bà Hoàng Thị Lả, năm nay đã ngoài 70 tuổi. Nghi lễ được diễn ra 3 ngày 2 đêm trong không gian văn hóa nhà sàn của người Tày ở xã Làng Giàng còn gọi là “đại pang”. Then “pang” là nghi lễ độc đáo của dân tộc Tày nằm trong thực hành Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. 

Không chính thức hành lễ, được mời tham dự, thầy Then nổi tiếng trong cộng đồng người Tày ở đất Văn Bàn - Chu Hồng Phương cho biết: Đây là nghi lễ cấp sắc cho thầy Then nhưng ở bậc dưới thầy then, tiếng Tày còn gọi là thầy “mất”, để phân ngôi thứ bậc trong các thầy then… Thầy Then hát then với đàn tính, còn thầy mất hát then theo khèn và pí lào (sáo lào). Trong di sản Then có rất nhiều nghi lễ thể hiện nét văn hóa truyền thống độc đáo rất riêng của đồng bào Tày, trong đó có nghi lễ Then “pang” hay còn gọi là “lẩu pang”. Then là câu chuyện kể không có hồi kết thông qua lời hát của thầy Then, thầy mất. Thế nên nghi lễ diễn ra, người làm Then hát cả đêm không hết, bao giờ hát xin được vía mới thôi… 

Bà Hoàng Thị Lả hát mời quan xuống chứng giám lễ pang. 

Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư và 2 di tích

Trần Khánh Dư (?-1339), người huyện Chí Linh (nay là TP Chí Linh), là tôn thất nhà Trần, con của thượng tướng Trần Phó Duyệt. Ông đã lập nhiều công lao to lớn trong 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông (thế kỷ 13). 

Đền Gốm ở khu dân cư Linh Giàng, phường Cổ Thành (TP Chí Linh) 

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1258, Trần Khánh Dư đã giúp vua Trần Thái Tông đánh thắng trong trận quyết chiến chiến lược ở Đông Bộ Đầu. Sau trận này, quân Nguyên Mông bị đánh bật khỏi kinh thành, phải rút quân về nước. Trần Khánh Dư được vua khen là người có trí lược và phong là Thiên tử nghĩa nam. Ít lâu sau, do ông phạm tội nên bị triều đình cách chức trở về quê làm nghề chèo đò bán than.

Năm 1282, trước nguy cơ xâm lược của quân Nguyên Mông lần thứ hai, vua Trần họp Hội nghị Bình Than (ở vùng Trần Xá, nay thuộc thôn Trần Xá, xã Nam Hưng, Nam Sách) lấy ý kiến vương hầu, bách quan bàn kế đánh giặc. Dịp này, vua Trần tình cờ gặp Trần Khánh Dư chèo thuyền chở than qua bến Nhạn Loan trong cảnh "nón lá, áo tơi". Vua cho mời ông tới và phục lại các chức cũ, cho cùng dự bàn kế sách giữ nước và phong chức Phó tướng Đô quân. Sau khi dẹp tan giặc, ông lại được phong tước hầu.

Năm 1288, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba, Trần Khánh Dư được cử chỉ huy đạo quân phòng giữ vùng biển Đông Bắc. Tại đây, ông cùng quân lính đánh thắng trận Vân Đồn, tiêu diệt hơn 500 chiến thuyền lương của Trương Văn Hổ, góp phần quan trọng để cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần ba sớm kết thúc thắng lợi. Với cống hiến to lớn trong suốt 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, Trần Khánh Dư đã được vua Trần phong tước Nhân Huệ vương.

Cuối đời, Trần Khánh Dư về sống tại Thái ấp sinh từ gần Nhạn Loan cổ độ (nay thuộc khu dân cư Linh Giàng, phường Cổ Thành, TP Chí Linh) là nơi giao thông đường thuỷ phát triển, nhân dân địa phương buôn bán và sản suất đồ gốm. Ông thường động viên nhân dân ở đây tích cực sản xuất nên kinh tế địa phương tương đối phát triển. Tên thôn Linh Giàng xưa còn có tên gọi là làng Gốm.

Sau khi Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư qua đời (năm 1339), nhân dân địa phương đã xây dựng đền thờ ông tại đầu làng Gốm bên bờ sông Kinh Thầy lấy tên “Nhân Huệ vương từ” để tưởng nhớ công lao của ông với quê hương, đất nước.

Như vậy, ngôi đền có thể được xây dựng vào thế kỷ 14 trên đất khu dân cư Linh Giàng. Trải qua những năm tháng lịch sử, di tích đền Gốm đã nhiều lần được trùng tu tôn tạo vào thế kỷ 17, 18. Cuối thế kỷ 19, đền bị thực dân Pháp phá dỡ. Năm 1933, nhân dân thập phương công đức trùng tu lại toàn bộ ngôi đền với kết cấu kiến trúc gồm 3 lớp nhà kiểu chữ Đinh gồm 5 gian đại bái, 5 gian trung từ và 3 gian hậu cung.

Đền được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1994. Năm 2019, được sự quan tâm của Nhà nước và tâm sức của nhân dân địa phương, ngôi đền đã được tu bổ, tôn tạo khang trang như hiện nay theo lối kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 5 gian tiền tế, 3 gian hậu cung, kết cấu chủ yếu bằng bê tông cốt thép, mái và cửa bằng gỗ tứ thiết.

Không chỉ có làng Gốm thờ Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, ở bên kia tả ngạn sông Kinh Thầy, làng Linh Xá, xã Nam Hưng (Nam Sách) cũng thờ ông tại đình. Tương truyền làng Linh Xá trước kia có tên là xóm Nguyễn. Mới đầu nơi đây chỉ có vài hộ dân sinh sống.

Qua thăng trầm của lịch sử, người dân xóm Nguyễn phiêu bạt, rồi lại trở về sinh cơ lập nghiệp, phát triển đông đúc. Sau đó, xóm Nguyễn được sáp nhập với làng Gốm. Vào thời Nguyễn năm Tự Đức thứ tư (1851), xóm Nguyễn lại tách ra và đổi tên thành làng Linh Xá. Trong thời gian này, nhân dân xây dựng đình và đưa Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư vào thờ tự cùng với 2 vị thành hoàng của làng là Phúc Hộ Uy Minh và Bản Lộ Đô thống. Năm 1963, đình bị hạ giải chỉ để lại 3 gian hậu cung phía sau. Năm 1976, đình bị phá hủy hoàn toàn, các cổ vật bị thất lạc. Năm 1993, nhân dân khôi phục một gian hậu cung để thờ cúng các vị thành hoàng làng. Năm 2000, đình được xây lại hoàn toàn như hiện nay trên nền đình cũ với kiến trúc kiểu chữ Nhị gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung.

Hằng năm, hai làng đều tổ chức lễ hội để tướng nhớ Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư. Đền Gốm tổ chức lễ hội vào dịp mùa thu từ ngày 13 - 21.8 âm lịch, trọng hội là ngày rằm tháng 8 - tưởng niệm ngày mất của ông. Trong lễ hội có tổ chức lễ tế, rước nước, bơi chải... thu hút hàng vạn người từ nhiều địa phương trở về.

Đình Linh Xá tổ chức lễ hội hằng năm vào mùa xuân từ ngày 13-15.2 âm lịch, trọng hội là ngày rằm tháng 2 - tương truyền kỷ niệm ngày sinh của ông. Trong lễ hội có tổ chức tế, dâng hương, rước sắc Trần Khánh Dư lên bờ sông Kinh Thầy nhìn sang đền Gốm làm lễ bái vọng rồi lại rước về đình. Ngoài ra, trong các ngày hội dân làng còn tổ chức hát quan họ trên thuyền, các trò chơi dân gian như chọi gà, cướp cờ, kéo co, ném cổ chai...

THẬP NHẤT

Nghề dệt thổ cẩm ở miền Tây xứ Thanh

Khi thóc lúa trên nương đã vào kho, tranh thủ lúc nông nhàn, những người phụ nữ Mường ở miền Tây Thanh Hóa lại tay se sợi, ngồi tỉ tê bên khung dệt để “thổi hồn” cho nghề thổ cẩm.

Chiềng Khạt – một bản người dân tộc Mường ở xã Đồng Lương (huyện Lang Chánh). Trải qua nhiều thế hệ, nơi đây vẫn còn lưu giữ nét đẹp mang bản sắc văn hóa vùng dân tộc thiểu số qua nghề dệt thổ cẩm. Ở đó, những nữ nghệ nhân vẫn ngày đêm se sợi, dệt ra những chiếc khăn choàng, những bộ váy bản địa và nhiều sản phẩm kết tinh giữa tình yêu và tâm huyết của nghề.

Làng du lịch Yên Trung - Điểm đến mới ở Xứ Thanh

Được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 6-2020, Làng du lịch Yên Trung (huyện Yên Định) được xem là điểm đến hấp dẫn, với những trải nghiệm thú vị, sự khám phá lý thú dành cho du khách. Làng du lịch Yên Trung có vị trí tại thôn Nam Thạch, xã Yên Trung (huyện Yên Định), là dự án được Tổng công ty Đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát – CTCP khởi công xây dựng từ tháng 11-2018. Giai đoạn 1 của dự án có tổng kinh phí 200 tỷ đồng.

Nhà cổ đặc trưng của nông thôn Bắc Bộ xưa với tên gọi “Nơi thời gian trở lại” là điểm nhấn đầu tiên của Làng du lịch Yên Trung.

5 thg 9, 2020

Bảo tồn di tích núi Bân

Trong không gian trùng điệp rừng thông Tây Nam thành phố Huế, núi Bân và tượng đài Quang Trung mỗi ngày đón bình minh rực rỡ và hàng trăm lượt du khách chiêm bái; đây là một di tích khơi gợi quá khứ hào hùng của triều đại Tây Sơn những năm 1788 - 1802.

Một thời bị lãng quên


Núi Bân (Bân Sơn) cao 43,92m, tổng diện tích 80.956m²; ở cồn Mồ, xóm Hành (thôn Tứ Tây, xã Thủy An nay đổi tên là phường An Tây) - thành phố Huế. Tại đây, ngày 25/11 năm Mậu Thân (tức 22 - 12 năm 1788), Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cho lập đàn, làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế và xuất quân ra Bắc đánh quân Thanh. Từ sự tích ấy, người Huế gọi tên núi là Ba Tầng, Tam Tầng, Ba Vành, Hòn Thiên. Trong sách Hoàng Lê nhất thống chí (bản của Ngô Thì Chí) chép nhầm chữ Bân thành chữ Sam và khi phiên âm, ghi nhầm chữ Bân thành chữ Bàn. Quân sĩ Tây Sơn khi làm Đàn tế trời, xẻ núi Bân thành ba khối hình nón cụt chồng lên nhau; hiện còn lại dấu tích của một tầng thấp nhất, cao khoảng 1m. 

Núi Bân và tượng đài Hoàng đế Quang Trung ngày nay. 

Đình Mường Đòn – nét biểu trưng văn hóa đặc sắc của người Mường Thạch Thành

Từ thị trấn Kim Tân đi xã Thành Mỹ (Thạch Thành) đến trung tâm di tích Mường Đòn ước chừng 26km. Hoặc đi bằng đường thủy, từ Hàm Rồng ngược sông Mã lên ngã Ba Bông vào sông Bưởi, rồi ngược sông Bưởi đến Mường Đòn cũng rất thuận tiện.

Đình Mường Đòn, xã Thành Mỹ (Thạch Thành) mới được trùng tu, tôn tạo.