17 thg 6, 2020

Mát dịu sương sâm

Sương sâm hay còn gọi là nhân sâm là món ăn vô cùng dân dã, giản dị mà có lẽ với những ai sinh ra từ làng đều biết đến. Gọi là dân dã, giản dị bởi nguyên liệu và cả khâu chế biến sương sâm rất gần gũi, quen thuộc, dễ làm.

Ngày trước, ở quê tôi, cây sương sâm hay mọc ngoài triền núi hoặc xen lẫn với các loại cây ngoài bờ rào. Sương sâm là loại dây leo có lá màu xanh, hình gần giống trái tim. Khi tiết trời chuyển sang những ngày hè nắng, mẹ tôi hay hái lá sương sâm về để làm món ăn có tên gọi giống hệt nguyên liệu tạo nên. 

Những ngày nắng nóng, món sương sâm ăn kèm với nước cốt dừa giúp giải khát, thanh nhiệt cơ thể. 

Qua miền sơn cước

Nhiều người cho rằng, vùng núi Quảng Ngãi "không bằng... một góc" vùng cao Tây Bắc. Nhưng với riêng tôi, đã đặt chân đến vùng núi cao của quê hương rất nhiều lần qua những chuyến công tác, thì mảnh đất vùng cao ấy cũng không thiếu những nét đặc trưng, hấp dẫn và thú vị riêng.

Huyện miền núi Sơn Hà với vẻ đẹp rất đỗi giản dị được phác họa lên từ núi non hùng vĩ, hoa lá ven đường, căn nhà sàn nhỏ nhắn, e ấp bên sườn đồi..., nhất là nếp sinh hoạt mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của đồng bào Hrê nơi đây.

Huyện miền núi này là không gian lý tưởng để mỗi người tìm về, với cảm giác bình yên, để được sống chậm lại, đắm mình giữa thiên nhiên hiền hòa. Đến đây, ta như lạc vào một khung cảnh hoàn toàn khác, cái hoang sơ, dung dị của thiên nhiên và con người nơi đây như góp phần tô điểm nên một bức tranh “cao sơn lưu thủy, phong cảnh hữu tình”. 

Ruộng bậc thang ở xã Sơn Ba (Sơn Hà). ẢNH: BÙI THANH TRUNG 

Về bức ảnh cổ thành Quảng Ngãi đầu thế kỷ XX: Trăm năm người xưa, chuyện cũ

Có lẽ cho đến nay, khó có thể tìm thấy hình ảnh nào về Quảng Ngãi cách đây hơn trăm năm trước, trừ dăm bức ảnh bờ xe nước sông Trà do người Pháp chụp. Vừa rồi, tôi tìm thấy một bức ảnh chụp ở cổ thành Quảng Ngãi vào đầu thế kỷ XX. Bức ảnh gợi đôi điều về một tỉnh thành cũ mà dường như nay khó tìm ra dấu vết, vài hình bóng người xưa, cùng câu chuyện lịch sử ở cổ thành này vào thời gian đó.

Các cổ thành ở Quảng Ngãi
Quảng Ngãi có nhiều cổ thành. Thành Châu Sa là một tòa thành đất của người Chăm, hư hao nhiều, nhưng nay vẫn còn ít nhiều hào, lũy nguyên vẹn, dù đã trải qua hơn mười thế kỷ dãi dầu nắng mưa và lắm cuộc binh đao. Và cũng là của người Chăm, thành Cổ Lũy, thành Bàn Cờ giờ cũng chơ vơ cùng tuế nguyệt. Một thành đất khác, thấm đẫm trong đó ít nhiều huyền thoại, gắn liền với bước chân Quang Chiếu vương Mai Đình Dõng trấn nhậm vùng đất này vào năm 1571, nay cũng còn một đoạn thành. Rồi Phú Nhơn, Phú Đăng, từng là nơi đóng lỵ sở thời còn dinh, trấn Quảng Ngãi, trước khi thành Quảng Ngãi dựng xây kiên cố, nay dường như đã xóa mờ dấu vết. Ở các phủ, huyện xưa, cũng có các tòa thành, như đôi dòng ghi chép trong "Đại Nam nhất thống chí" hay "Đồng Khánh địa dư chí" cách đây hơn trăm năm, nhưng khó có thể nào tìm ra hình hài ngày trước. 

Bức ảnh chụp cổ thành Quảng Ngãi đầu thế kỷ XX. Ảnh tư liệu của Đăng Vũ 

Chèo thúng đưa khách du ngoạn đảo Bé

Từ chỗ phát triển nhỏ lẻ thì nay công việc này đã phát triển thành một nghề chuyên nghiệp, trở thành nghề “hot” của ngư dân. Nếu một lần đến đây, du khách đừng quên bỏ lỡ chuyến hành trình khám phá những rặng san hô gần bờ, ngắm cảnh quan đảo Bé trên những chiếc thúng của ngư dân.

“Phiêu” trên thúng

Với lời hẹn trước, từ cổng đảo Bé, lão ngư Lê Minh Quang, 60 tuổi, “người thủ lĩnh” đội thuyền thúng lặn ngắm san hô với khuôn mặt trẻ hơn tuổi vồn vã đón khách, dùng xe di chuyển khách ra bãi sau.

Ra đến nơi, những đồng nghiệp của ông Quang đã sẵn sàng phương tiện phục vụ. 5 chiếc thúng, mỗi thúng độ khoảng 2-3 khách. Họ là những người đàn ông trung niên, là những trai tráng sống trên đảo, có kinh nghiệm chèo thúng và tuyệt nhiên không có phụ nữ. Bởi phụ nữ thì không đủ sức vượt qua những con sóng mạnh mẽ.

Miếu Kim Hoàn - Tín ngưỡng thờ tổ nghề của người Hoa ở Sóc Trăng

Miếu Kim Hoàn (Tinh Bảo miếu) tọa lạc số 61 đường Lê Lợi, Phường 8 (TP. Sóc Trăng). Lễ giỗ tổ tại miếu Kim Hoàn Sóc Trăng diễn ra từ 14 giờ - 15 giờ ngày 11-2 (âm lịch), vật phẩm cúng tế được đặt trang trọng trước sân lễ, được gọi là lễ chấp minh hay tiên thường để ra mắt ban tế lễ và thỉnh tổ về dự lễ. Đến trưa ngày 12-2 là ngày giỗ chính (chánh tế); lễ tế tiên hiền, hậu hiền cũng tiến hành trong cùng ngày. Có đông đảo nghệ nhân, thợ kim hoàn, chủ tiệm vàng khắp nơi trong tỉnh tề tựu về dự.

Khoảng cuối thế kỷ 19, Sóc Trăng xuất hiện rất nhiều thợ gia công vàng người Hoa, họ đến lập nghiệp và sống rải rác tại Vĩnh Châu, Phú Lộc, Mỹ Xuyên… nhưng tập trung đông tại TP. Sóc Trăng. Phạm vi sinh hoạt, quan hệ đối tác làm ăn, truyền thụ nghề của họ chỉ gói gọn trong cộng đồng người Hoa. Ngày tháng dần trôi, những người thợ kim hoàn đã kết thành một tổ chức hội, họ cùng nhau lập bàn thờ tổ sư chung và làm giỗ tổ ngay trên khu đất gia đình của một người trong hội.

Thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong

Nếu có dịp ghé thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều bất ngờ với nét độc đáo về lịch sử và kiến trúc của ngôi chùa. Ngôi chùa còn như một bảo tàng Khmer thu nhỏ, giúp du khách cảm nhận, khám phá những nét đặc sắc, thú vị.

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay còn được mọi người quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại Khóm 2, Phường 5 (TP. Sóc Trăng). Chùa Som Rong đã có từ lâu, đầu tiên được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ, xung quanh có rất nhiều cây Som Rong tự sinh sôi, phát triển nên nhà chùa lấy tên của loài cây Som Rong, có hoa gọi là Bôtum để đặt tên cho chùa. Sau đó, ngôi chùa đã được trùng tu lại nhiều lần với tổng thể kiến trúc gồm có chánh điện, sala, tịnh xá, thư viện, các tháp để tro cốt của người mất…

Đầu tiên, cổng chùa được dựng theo lối tam quan. Phía trên cổng có 5 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), cổng được đắp nổi bởi các mảng phù điêu với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng, kết hợp ít màu hồng nhạt. Riêng con đường từ cổng đi vào chùa được phủ đầy bóng mát của cây sao cổ thụ, những khối kiến trúc kỳ vĩ, với nhiều màu sắc sặc sỡ mang đậm văn hóa truyền thống Khmer hiện ra. 

Chùa Som Rong với nét kiến trúc độc đáo. Ảnh: KGT