14 thg 11, 2019

Về Đất Mũi

Cách thành phố Cà Mau khoảng 100km, Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ngoài là một điểm đến thiêng liêng của đất nước thì Mũi Cà Mau còn thu hút du khách trong và ngoài nước bởi một hệ sinh thái đặc trưng hiếm có cùng nhiều hoạt động du lịch, khám phá thú vị.

Năm 2018, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn nối các huyện Năm Căn và Ngọc Hiển được đi vào hoạt động, du khách đến với Đất Mũi được thuận tiện hơn với nhiều hình thức di chuyển thuận lợi, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội thu hút và phát triển du lịch nơi đây.

Đến Mũi Cà Mau, trước tiên đa phần du khách đều muốn được nhìn thấy cột mốc quốc gia thiêng liêng và biểu tượng là một con tàu quay ra hướng biển. Được biết, Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều.

Du khách di chuyển bằng đường sông khám phá Đất Mũi. Ảnh: Huỳnh Lâm

Thương con mắm trở

Thời kháng chiến chống Pháp, để tránh lùng sục của bọn giặc, Ban Mặt trận Liên Việt Sóc Trăng bí mật dời về khu căn cứ ở Búng Tàu – tiếp giáp xã Châu Hưng, Mỹ Tú (Sóc Trăng) với sông Ngã Bảy, Phụng Hiệp (Hậu Giang) ngày nay.

Đây là vùng đất hoang sơ, um tùm lau sậy với cảnh "chim trời cá nước" bao la. Dựng cơ quan xong, thấy đời sống anh em khó khăn, thiếu thốn đủ bề, anh Hai Khuynh, tức đồng chí Nguyễn Văn Khuynh - nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng TX. Sóc Trăng năm 1945 vận động anh em xin gia đình mua ngư cụ gởi về "cứ" để đánh bắt tôm cá, cải thiện đời sống, tạo kinh phí hoạt động cho cơ quan. "Lúc đó xứ này cá tôm nhiều vô kể. Mình chỉ cần buộc thòng lọng vào cổ tay, quăng mồi xuống lung đìa, gặp cá lóc bông cỡ vài ba ký táp mồi, giựt câu là mình muốn té chúi nhủi. Mình bủa chài, giăng lưới thì cũng ê hề tôm cá nhảy soi sói…". Nhờ vậy mà anh em tự túc đổi thêm gạo, muối, đường… Cá nhiều ăn không hết, cơ quan còn để dành làm mắm ăn lâu dài. 

"Con mắm trở" như món đặc sản trong thời kháng chiến. 

Địa danh cầu Bon

Ngày xưa, khi chính quyền thực dân Pháp tại tỉnh lỵ Sóc Trăng chưa cho đào kênh Maspéro thì trên địa bàn làng Khánh Hưng (nay là TP. Sóc Trăng) chỉ có con kênh duy nhất mang tên Delanoue (tên của chủ tỉnh lúc bấy giờ). Con kênh này là nơi thoát nước thải chủ yếu của các cống lộ thiên dọc theo đường Hàng Me (nay là đường Hai Bà Trưng) để đưa ra sông lớn. Tên gọi cầu Bon là người dân địa phương nói trại theo tiếng Pháp (Pont - cầu).

Sóc Trăng xưa (1966 - 1968). Ảnh: TeeMack

Từ những năm 1900, kênh Delanoue hay còn gọi là kênh cầu Bon là nơi tập trung khá đông ghe, tàu chở hàng hóa lưu thông qua lại đoạn sông này. Đây là cây cầu chủ yếu nối liền khu vực hành chính (Dinh tỉnh trưởng, tòa án…) với khu thương mại (chợ làng Khánh Hưng) và khu dân cư (phía bên kia kênh Maspéro sau này).

Sự kiện đắp đê sông, đê biển của tỉnh Sóc Trăng

Cách đây 27 năm, vào ngày 27-10-1992, một đợt triều cường lớn xảy ra ở tỉnh Sóc Trăng làm thiệt hại nặng nề đến sản xuất và cuộc sống của nhân dân vùng ven biển của các huyện Long Phú - Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu. Sau lần thiên tai này, việc xây dựng hệ thống đê sông, đê biển ở Sóc Trăng đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Hệ thống đê sông, đê biển của tỉnh Sóc Trăng được khởi công vào trung tuần tháng 6-1993, do Công ty Xây dựng thủy lợi đảm trách thi công. Theo dự kiến, công trình sẽ hoàn thành trong thời gian từ 3 đến 5 năm, nhưng với tinh thần nỗ lực vượt bậc, “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…”, Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng tập trung toàn lực hoàn thành công trình trong 10 tháng và tổ chức khánh thành vào ngày 28-4-1994, nhân kỷ niệm 19 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tại buổi lễ khánh thành, đồng chí Lê Thanh Bình, lúc bấy giờ là Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhiệt liệt biểu dương tinh thần tự nguyện đóng góp sức người, sức của của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh, đặc biệt là nhân dân 3 huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu để công trình sớm đưa vào sử dụng. 

Lễ Khánh thành hoàn thành hệ thống đê sông, đê biển tỉnh Sóc Trăng ngày 28-4-1994. Ảnh: Ngọc Nhuần 

Địa danh Xẻo Gừa và Mỹ Hương

Xẻo Gừa là tên gọi đầu tiên của vùng đất xã Mỹ Hương (Mỹ Tú) ngày nay. 

Xẻo Gừa ngày nay

“Xẻo” có nghĩa là một đường nước ngắn, còn gọi là “lạch”; “Gừa” là cây gừa – một loại cây khá phổ biến ở vùng bãi bồi. Như vậy, Xẻo Gừa có thể hiểu là vùng đất có nhiều cây gừa mọc hai bên đường nước ngắn. Trong thực tế, xứ Mỹ Hương từ xưa đến nay có rất nhiều cây gừa, đặc biệt mọc thành rừng dọc theo con lạch ở mé sau chợ cũ, dưới chân cầu Xẻo Gừa hôm nay. Tên gọi Xẻo Gừa có khi gọi nhầm là “Xẻo Dừa” với ngụ ý xứ này cũng có nhiều dừa (cây dừa). Dù thực tế xứ này có nhiều dừa đi nữa, nhưng tên “Xẻo Gừa” là xuất phát từ cây gừa nói trên.

13 thg 11, 2019

Thảo nguyên vàng giữa lòng hồ Núi Một

Hồ nước ngọt rộng lớn trong mùa cạn để lộ ra những đồng cỏ úa vàng. Đây là nơi người dân chăn thả gia súc và đánh bắt cá. 

Đến hồ Núi Một vào mùa nước cạn, du khách có thể trông thấy cả vùng thảo nguyên uốn lượn hiện ra giữa lòng hồ. Điểm đến này đẹp quanh năm theo mỗi mùa nước, nhưng thời gian thích hợp nhất là mùa xuân và thu. 

Cháo sá sùng - đặc sản lạ miệng ở Sài Gòn

Cháo sá sùng được chế biến theo kiểu cháo Tiều của người Hoa, khách ăn đến đâu thì người bán nấu riêng đến đó. 

Sá sùng là hải sản quý, có nhiều ở các bãi cát pha bùn từ bắc vào nam như biển Vân Đồn (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Tre, Bạc Liêu... Cháo sá sùng được xem là đặc sản ở các vùng biển nước ta.

Sá sùng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thường được chế biến món ăn để bồi bổ sức khỏe. Đây từng là nguyên liệu để tạo nên vị ngọt của phở. Một kilogram sá sùng tươi tại bãi có giá khoảng 500.000 đồng, nhưng sá sùng sấy khô lên tới 1,8 - 2,5 triệu đồng mỗi kilogram. 

5 món ăn vặt gốc Hoa được ưa chuộng

Phá lấu, bò bía là thức quà vặt quen thuộc đối với du khách và người địa phương, đều có nguồn gốc từ khu Hoa kiều. 


Phá lấu

Món ăn được người Hoa du nhập vào thành phố từ trăm năm nay, mang đặc trưng bởi nước dùng màu nâu sóng sánh cùng vị ngọt của thịt, vị béo ngậy của nước cốt dừa, cay nồng của quế và ngũ vị hương. Ở Sài Gòn, có nhiều phiên bản phá lấu như nội tạng bò, heo, dê; ăn cùng bánh mì, mì gói, phá lấu xiên, phá lấu nướng. Gia vị ăn kèm thông thường là mắm me pha ớt tạo vị chua cay. Từ 15.000 đồng, thực khách có thể dùng một phần phá lấu nóng cho bữa ăn nhẹ.

Địa chỉ gợi ý: Các quán phá lấu trong chợ 200 (quận 4), hẻm ăn vặt 76 Hai Bà Trưng (quận 1), chợ Bàn Cờ (quận 3), hẻm 177 Lý Tự Trọng (quận 1). Ảnh: Tâm Linh. 

Sân bay Sóc Trăng

Vào thời Pháp chiếm đóng, nơi đây là Trường đua ngựa. Trước năm 1950, tại đây có hãng bay tư nhân “Avions Taxis d`Indochina” (ATAVINA) hoạt động. Đến năm 1951, hãng hàng không AIR Việt Nam ra đời, hoạt động đến năm 1975… Khu “Sân bay Sóc Trăng” này (từ đường Trần Hưng Đạo, Phường 2, kéo dài gần tới ngã ba Trà Tim, Phường 10, TP. Sóc Trăng hiện nay), hiện là Trường Quân sự Quân khu 9.

Trường đua ngựa Sóc Trăng tồn tại đến năm 1945 – 1946. Sau Nhật đảo chính Pháp và phong trào tiêu thổ kháng chiến lắng xuống, Pháp trở lại tái chiếm Đông Dương, thực hiện ý đồ xâm lược “thực dân kiểu cũ”. Chúng nhận thấy khu vực Trường đua ngựa này có vị trí chiến lược quân sự thuận lợi gần trung tâm hành chính tỉnh lỵ, để kiểm soát trên đường Quốc lộ 4, là đường liên tỉnh nối liền Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau nên Pháp dẹp bỏ Trường đua ngựa và cho xây dựng thành Sân bay Sóc Trăng. 

Sân bay Sóc Trăng xưa. Ảnh: Flickr Tommy Truong/Internet 

Độc đáo nghề vẽ tranh trên kính ở Phú Tân

Nói đến vẽ tranh trên kính thì phải nhắc đến ấp Phước Thuận, xã Phú Tân (Châu Thành), nơi đây đã nổi tiếng gần xa, là nơi ra đời của những bức tranh vẽ kể về câu chuyện cuộc đời của đức Phật Thích Ca, phong cảnh chùa hay địa danh nổi tiếng trên mặt kính thủy tinh trong suốt. Vùng đất này có nhiều làng nghề truyền thống được lưu truyền lâu năm. Tuy vẽ theo mẫu có sẵn nhưng những bức tranh trên kính là sản phẩm của sự cần cù, chăm chút từng nét vẽ, vẫn giữ nét độc đáo riêng, sắc thái văn hóa hội họa của đồng bào Khmer Sóc Trăng.

Tranh kính được nhiều gia đình mua về để thờ tự hoặc trang trí trong nhà. Vẽ tranh trên kính phải qua nhiều công đoạn mới hoàn thành. Tranh được vẽ trên tấm thủy tinh trong suốt, kích thước bức tranh không giới hạn, màu sắc thì phong phú. Trước tiên, người thợ đặt tấm kính lên tờ giấy hình mẫu, lưu ý có những chi tiết phải vẽ ngược để khi bức tranh hoàn thành, thì lật lại mặt sau mới khớp với hình mẫu. Tiếp đó, người vẽ dùng cọ chấm sơn (nước sơn được pha loãng bằng xăng, dầu hỏa) vẽ đồ theo hình mẫu. Tuy nhiên, phải tinh mắt và nhanh tay vẽ mới có những nét thanh, mảnh, mịn, không bị động sơn. Khi hỏi một bức vẽ hoàn thành trong bao lâu, người thợ vẽ cho biết cũng mất mấy ngày vì một bức tranh qua nhiều công đoạn. Nên khi vẽ, họ vẽ một loạt tranh chứ không vẽ hoàn thành riêng từng bức. Trước là vẽ nét đồ theo tranh mẫu, sau tô màu. Nhưng khi vẽ nét màu nào, phải phơi cho khô thì mới vẽ màu khác lên được. Mất thời gian là như vậy. 

Bà Triệu Thị Vui ở ấp Phước Thuận, xã Phú Tân (Châu Thành) chăm chút từng nét vẽ.