14 thg 10, 2019

Khám phá ẩm thực dân tộc Thái ở miền Tây xứ Nghệ

Cá nướng than hồng thơm ngon ở miệt biển Nghệ An

5h sáng mỗi ngày, trong dãy ki ốt dọc chợ hải sản Nghi Thủy (TX. Cửa Lò) đã bập bùng ánh than hồng. Những người phụ nữ nhanh nhẹn bưng những thùng cá thửng, cá thu, cá trích... đặt xung quanh bếp. Chốc lát, mùi thơm mặn mòi vị biển như "đánh thức" tất cả mọi người. Món cá nướng sạch lành đã trở thành đặc sản theo tay người đi muôn xa. 

Ở Nghi Thủy, cá được nướng bằng than củi. Những mẻ than đượm hồng được giữ ở nhiệt độ ổn định, giúp cho cá chín đều hai mặt, màu cá nướng vàng đẹp. Ảnh: Hải Vương 

Múa rồng đất Thăng Long

Múa rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố của người Thăng Long - Hà Nội, thường được biểu diễn trong các dịp lễ Tết, vì rồng là vật linh thiêng, tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt và hạnh phúc. Với ý nghĩa đó, Liên hoan múa Rồng Hà Nội năm 2019 - một trong những sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn, hướng tới chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019). 

Rồng là con vật thiêng liêng gắn liền với truyền thuyết của văn hóa Việt Nam. Trong xã hội phong kiến trước đây, rồng tượng trưng cho sự cao quý và uy quyền của bậc vua chúa. Rồng xuất hiện ở hoàng cung, chùa chiền, miếu mạo và trong dân gian. Sách cổ phương Đông coi thủy tổ loài người từ rồng mà ra và cho rằng các bậc vua chúa, thánh hiền đều là con cháu tiên rồng.

 Liên hoan Múa rồng Hà Nội 2019 góp phần tạo nên một không gian văn hóa truyền thống độc đáo, là một sản phẩm du lịch dành cho đông đảo người dân và du khách trong những ngày Hà Nội đang sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô.

Từ hình tượng rồng trong dân gian, cha ông ta đã có sự tìm tòi phát triển thành nghệ thuật múa rồng mang dấu ấn văn hóa Việt. Múa rồng là một trong những điệu múa cổ của dân tộc mà cái nôi phát triển loại hình múa này là mảnh đất Thăng Long xưa (Hà Nội ngày nay).

Chùa Keo Hành Thiện – Di tích Quốc gia đặc biệt

Chùa Keo Hành Thiện, gồm Chùa Keo trong (Thần Quang tự), Chùa Keo ngoài (Đĩnh Lan tự), thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chùa từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, không gian yên tĩnh. Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng gần sông Hồng và sông Ninh Cơ. 


Chùa Keo Hành Thiện là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam, được bảo tồn gần như nguyên vẹn, với nét kiến trúc độc đáo 400 năm tuổi. Phía trước Tam quan có hồ bán nguyệt và hòn non bộ theo thế tam sơn, long chầu hổ phục; trên bờ có đôi voi đá khổng lồ, quanh chùa là hàng cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. 

Hà Tiên, thành phố của những cánh đồng xanh

Mùa nước đổ, những cánh đồng ở thành phố biên giới Hà Tiên khoác lên mình những màu sắc đặc trưng của một vùng bán sơn địa.

Phần lớn đồng lúa ở đây có diện tích nhỏ để giữ nước trời, suốt vụ không thể chủ động bơm tưới, người dân thuận theo tự nhiên

Trong chuyến đi Hà Tiên lần này, chúng tôi khá bất ngờ vì giữa lúc miền Tây Nam bộ đang trong mùa lũ muộn thì vùng đất Hà Tiên lại phủ sắc xanh vàng của những cánh đồng chưa gặt. Ngoại trừ những đồng năng trũng thấp, nước ngập ngang lưng, nơi đây không có vẻ gì của một mùa lũ đang về. Nước xăm xắp, những thửa ruộng đang thong dong vào vụ mới.

13 thg 10, 2019

Du lịch vùng phi quân sự của Quảng Trị

Là một vùng đất có nhiều di tích lịch sử nhất Việt Nam, Quảng Trị được mệnh danh là “Bảo tàng” sinh động nhất về di tích chiến tranh và là địa phương duy nhất tại Việt Nam phát triển mô hình du lịch DMZ (Demilitarized Zone - du lịch vùng phi quân sự). 

Sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, hàng rào điện tử McNamara, địa đạo Vịnh Mốc, Sân bay Tà Cơn, nhà tù Lao Bảo, Dốc Miếu, đường mòn Hồ Chí Minh, Đảo Cồn Cỏ… đã và đang trở thành “thương hiệu” du lịch của Quảng Trị. Mô hình du lịch độc đáo này ngày càng thu hút 1 lượng lớn du khách tới tham quan, khám phá, bao gồm cả du khách trong nước và quốc tế.

Sông Thạch Hãn
Đây là con sông gắn liền với lịch sử của tỉnh Quảng Trị như chiến dịch mùa hè đỏ lửa năm 1972. Đã có rất nhiều người lính vĩnh viễn nằm lại nơi đáy sông ở độ tuổi mới mười tám đổi mươi. Riêng trận Thành cổ con sông đã nuốt khoảng 1000 chiến sĩ. 

Thả hoa, hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh (ảnh sưu tầm)