29 thg 4, 2019

1/7 ngày trong Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập nước diện tích khoảng 700.000 ha của đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, trong đó nhiều nhất là ở Long An. Thủ phủ của vùng đất này là Kiến Tường - Mộc Hóa của Long An.

Xưa kia Nguyễn Hiến Lê viết Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, nay để tiết kiệm thời gian ta chỉ đi tới chỗ trung tâm của Đồng Tháp Mười cho gọn, và dĩ nhiên là tới chỗ đã tổ chức thành điểm tham quan du lịch cho đỡ nhọc công thám hiểm. Hành trình vì thế trở thành Một phần bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, tức khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ thôi. Điểm du lịch đáp ứng được điều này là Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, ở Mộc Hóa, Long An.

Rừng tràm Đồng Tháp Mười

Ô Tà Sóc của những ngày đỏ lửa

Địa danh Ô Tà Sóc thuộc xã Lương Phi (Tri Tôn) là một phần của dãy núi Dài, theo tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer có nghĩa là “suối ông Sóc”. Trên Ô Tà Sóc có nhiều hang đá, khe suối nhỏ, những con đường mòn ngoằn ngoèo, được che phủ bởi rừng cây và các loại dây leo chằng chịt, tạo nên địa hình hiểm trở. Chính vì thế, trong những năm chiến tranh, Ô Tà Sóc là khu vực rất thuận lợi để xây dựng căn cứ cách mạng.

Cuối năm 1962 đến 1967, Tỉnh ủy An Giang chọn nơi đây làm căn cứ đứng chân để lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng. Một tuyến phòng thủ mạnh được xây dựng bằng hàng rào, bãi chông, các loại mìn. Cùng với lòng can đảm, cán bộ, chiến sĩ dựa lưng vào địa hình hiểm trở của núi rừng để bám trụ chiến đấu. Điện Trời Gầm - một hang sâu rộng rãi, kiên cố, dễ phòng thủ, khó tấn công - được chọn làm Văn phòng. Xung quanh đó là Ban Tuyên huấn, Ban Tổ chức, Ban Thông tin - Cơ yếu, Ban Binh vận, Ban An ninh, Đội Hỏa tốc…

Suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Ô Tà Sóc còn là căn cứ của các lực lượng cách mạng huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Từ năm 1969, nơi đây là địa điểm dừng chân và hợp đồng chiến đấu của các Trung đoàn chủ lực từ miền Đông chi viện cho miền Tây Nam Bộ. Năm 1968 đến 1971, Ô Tà Sóc là căn cứ của phân ban Tỉnh ủy An Giang, do đồng chí Vũ Hồng Đức (Mười Đức, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND cách mạng tỉnh An Giang) phụ trách. Giai đoạn năm 1972 đến ngày 30-4-1975, Tỉnh ủy Châu Hà và Long Châu Hà cũng có thời gian chọn Ô Tà Sóc làm căn cứ kháng chiến. 

Bức phù điêu lớn đặt dưới chân Ô Tà Sóc 

Nhà thờ có kiến trúc nhà rông duy nhất ở Gia Lai

Lớn gấp 5 lần so với một nhà rông thông thường, nhà thờ Pleichuet được xây dựng vào năm 2005.

Nhà thờ Pleichuet nằm trên đường Trương Định, phường Thắng Lợi, trung tâm thành phố Pleiku. Mang dáng dấp nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, nhà thờ không chỉ là nơi sinh hoạt của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan du khách nên ghé thăm khi có dịp đến đại ngàn Gia Lai. 

Mùa lá sấu nhuộm vàng trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội

Chỉ một lần bước chân qua đoạn vỉa hè phủ kín lá vàng trên con đường Phan Đình Phùng (Hà Nội) cũng đủ khiến nhiều người xiêu lòng với vẻ đẹp lãng mạn, bình yên nơi đây.

Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 4, những cây sấu cổ thụ khắp nơi trong Hà Thành lại lần lượt thay lá, trải lên các con đường, hè phố bằng một chiếc thảm lá vàng đẹp lãng mạn mà bình yên đến lạ, báo hiệu sự chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ. 

Độc đáo nhà nửa sàn nửa đất của người Dao

Sống ở miền núi, trong môi trường tự nhiên có rừng cây, đồng bào người Dao đã dùng các loại cây gỗ, tre nứa, lá để làm nhà ở. Đây là các loại cây mọc tự nhiên trong rừng nơi nào cũng sẵn, đồng bào chỉ việc vào rừng lấy về, gia công thành cột, kèo, xà rồi dựng thành nhà ở.

Cấu trúc ngôi nhà

Nhà truyền thống người Dao (Nga Hoàng, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) là nhà nửa sàn, nửa đất, tiếng Dao gọi là “gẳng pằng gẳng thin’’. Nhà được làm trên nền đất dốc, phổ biến là nhà ngoãm nên vì kèo đơn giản. 


Khám phá Thạch Động xứ Hà Tiên

Thành phố Hà Tiên nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang vốn được thiên nhiên ưu đãi cho địa hình đa dạng khi có đủ sông, núi, đồng bằng, hồ, hang động, biển, đảo… nhiều thắng cảnh đã trở nên nổi tiếng với vẻ đẹp còn hoang sơ, quyến rũ. Khu du lịch Thạch Động thuộc một trong “Hà Tiên thập cảnh” với vẻ đẹp ẩn chứa nét hoang sơ, huyền bí luôn khêu gợi trí tò mò của du khách gần xa.

Thạch Động thuộc địa phận xã biên giới Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng 4km. Do nằm bên quốc lộ 80 và cách biên giới nước bạn Campuchia chỉ khoảng 3km nên nơi đây rất thuận tiện đến trải nghiệm dụ lịch, khám phá kết hợp.

Đứng xa xa từ phía quốc lộ 80 nhìn lên, Thạch Động nhô lên như đầu vị tướng oai dũng sừng sững hướng mặt nhìn về phía biển. Còn đứng theo hướng từ phía biên giới nhìn lại, khu vực núi Thạch Động hiện lên yên bình một màu xanh của cây rừng, phía dưới chân núi là ngồi nhà dân đơn sơ giản dị, xa xa là cánh đồng lúa chín vàng bạt ngàn, cùng những cây thốt nốt lẻ loi vươn mình cao vút. Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ của Thạch Động, mang một vẻ đẹp đặc trưng của xứ Hà Tiên.

Thạch Động là một khối núi đá vôi khổng lồ được bao bọc bởi cây xanh với chiều cao khoảng 90m, Thạch Động thuộc địa phận xã biên giới Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng 4km.