28 thg 2, 2019

Mắm còng - món ăn dân dã ngày tết

Những ngày này, ghé thăm bất cứ gia đình nào ở vùng hạ của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, chúng tôi đều được thưởng thức món mắm còng. Đây là món ăn “đặc sản”, không thể thiếu của người dân nơi đây mỗi khi xuân về, tết đến.

Mắm còng thường được ăn kèm với với cà, dưa leo, đậu rồng, bần,... 

Mắm còng Cần Giuộc có 2 loại là còng nguyên con và còng quết (còng xay nhuyễn), trong đó, loại mắm còng quết trở thành đ​ặc sản của miền hạ từ nhiều năm qua.

Cháo cua đồng cho ngày xa nhà


Quê tôi nằm nép bên con sông Vàm Cỏ Đông hiền hòa. Gia đình tôi bao đời nay vẫn gắn bó với mảnh vườn, miếng ruộng và chị em tôi lớn lên trong điệu ầu ơ ngọt ngào của ngoại, trong tình thương bao la của cha má. Quê tôi còn có cả những món đặc sản mà có lẽ suốt cuộc đời này, tôi khó tìm đâu ra hương vị như thế bởi từng món ăn được chắt chiu từ giọt mồ hôi của cha, từ tình thương yêu vô bờ của má. Cứ độ ra Giêng, quê tôi vào mùa gặt. Đám ruộng nào vừa được gặt xong, đám trẻ con ùa xuống bắt cá, bắt cua. Cá nhiều, ăn không hết, má xẻ phơi khô. Mùa này, nhà nào cũng có nia khô phơi trước sân với đủ các loại nào khô sặt, khô lóc, khô trê,... Đám trẻ con mê nhất là cua đồng, cứ thảy cua vào bếp than đang cháy hồng, vài phút thôi là có món cua nướng thơm lừng. Thấy tụi nhỏ bắt được nhiều cua, má nói để nấu cháo cua, cả đám xuýt xoa, thế là sắp được thưởng thức món ăn mới!

Chuyện về đình Thi Phổ

Đình Thi Phổ ở thôn 4, xã Đức Tân (Mộ Đức) là một trong những ngôi đình nổi tiếng ở Quảng Ngãi thời xa xưa. Không chỉ gắn với lịch sử khai phá, lập làng tại vùng đất mới của người Việt, đình Thi Phổ còn là điểm đến tâm linh của người dân từ bao đời nay.

Theo lời kể của người dân ở địa phương, đình Thi Phổ rất linh thiêng, bởi vậy nhiều người vẫn thường đến đây để nguyện cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thường thì đình làng tọa lạc ở những nơi vắng vẻ, yên tịnh, nhưng đình Thi Phổ lại được bao bọc bởi nhà dân. Dẫu vậy, sự linh thiêng vẫn bao trùm khắp cả ngôi đình.

Đình Thi Phổ. 

Những "làng Nam Bộ" giữa lòng xứ Quảng

Cây dừa nước thường gắn liền với mảnh đất Nam Bộ lắm sông, nhiều rạch. Ấy thế mà ngay giữa vùng đất Quảng đầy nắng gió, vẫn có nhiều ngôi làng được bao bọc, chở che bởi những rừng dừa nước mọc tiếp nối nhau như thành lũy trên sông.
Dựng nhà dọc theo sông, ngày ngày chèo đò, nương theo những rừng dừa nước xanh bạt ngàn để hái lá dừa, đánh bắt cá tôm... mưu sinh. Cuộc sống gắn bó với sông nước của người dân ở những ngôi làng Khê Thủy B (xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi) và An Minh (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn) cứ yên bình trôi qua như thế, ngót nghét cả trăm năm nay.

“Quẳng gánh lo” nhờ những... tán dừa
Tựa lưng vào núi Sơn, mặt hướng ra sông Dâu, làng An Minh, thôn Bình An Nội, xã Bình Chánh nằm e ấp bên những rặng dừa nước xanh um tùm, kéo dài hơn 3 cây số từ Bình An Nội xuống đến sông Trà Bồng – đoạn chảy qua xã Bình Dương (Bình Sơn). Xưa nay, người ta vẫn thường gọi làng An Minh bằng cái tên dân dã – làng Dừa.

Người “làng Dừa” khi nói về quê hương, vẫn thường tự hào về dòng sông mang phù sa qua từng mùa mưa lũ, về rừng dừa nước tầng tầng lớp lớp chở che, bao bọc lấy làng. Cũng nhờ vào cây dừa nước mà người làng An Minh có kế sinh nhai, bớt đi phần nào gánh nặng cơm áo gạo tiền.

Nương theo dừa nước, người dân những làng "Nam Bộ" xứ Quảng đặt rớ trên sông để đánh bắt cá tôm. Ảnh: Ý THU 

27 thg 2, 2019

Tìm về làng cổ Thiên Xuân

Làng nằm dưới chân núi Nứa bên dòng sông Vệ lượn quanh. Về nơi đây càng hiểu thêm người Việt trong quá trình đi về phương Nam luôn mang theo ký ức quê nhà. Họ lập làng bên sông có cây đa, bến nước, biết trồng tre thành lũy để ngăn thú dữ, chống chọi với các thế lực hắc ám mà tồn tại, sinh sôi. 

Mưa xuân lấm tấm, tôi theo Trưởng thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành) Hồ Quốc Bảo ngược đường tìm về làng cổ Thiên Xuân. Làng cổ phủ màu xanh bạt ngàn của keo tai tượng...

Bên thềm đá cũ 


Qua khỏi đoạn Trường Lũy đá xếp dày, đi tiếp vào bên trong chừng vài trăm mét lại đến một bờ đá dày tuyệt nhiên không hề sử dụng vôi vữa, nhưng vẫn bền chặt, cứng cáp theo tháng năm. Bờ đá cao chừng hai mét và dày khoảng một mét chạy dọc theo chu vi của làng chừng 4km. Tiếp theo bờ đá là những khuôn viên nhà vườn cũ rộng chừng 300 - 400m nối tiếp nhau theo bậc thang. 

Vùng làng cổ Thiên Xuân bây giờ. Ảnh: Cẩm Thư 

Làng nồi của những bàn tay tài hoa

Mặc cho bao phát triển của công nghệ hiện đại và cuộc sống xô bồ bên ngoài, làng nồi Trù Sơn vẫn giữ bản sắc riêng bên những bàn xoay của đất, những lò nung truyền thống và những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. 

Làng nồi Trù Sơn (Đô Lương) nổi tiếng với những chiếc nồi đất được làm thủ công đẹp mắt. Người làng nồi gắn với công việc tỉ mỉ của đất, nước và lửa từ nhiều thế hệ. Ảnh: Hải Vương 

Độc đáo bánh chưng hến “vượt khó” của người Diễn Châu

Cái bánh chưng nhân hến ấy, có vị ngòn ngọt của hến, thơm thơm của bùn và dĩ nhiên cũng có vị beo béo của nước mỡ lợn, là món ăn được làm trong ngày Tết của những năm tháng còn khó khăn, thiếu thốn. 

Tết với người Việt là dịp để sum vầy, dịp để báo ân với tiên tổ về những thành quả trong một năm lao động vất vả của mình. Chính vì thế, mỗi khi Tết đến Xuân về, dù có đi đâu về đâu người ta cũng luôn hướng về gia đình, dòng tộc. Đối với những người xa quê vì nhiều lí do khác nhau nếu không về được, họ vẫn chuẩn bị chu đáo cho gia đình nhỏ của mình một cái Tết truyền thống đúng nghĩa ở chính mảnh đất mình đang sinh sống. Nghĩa là cũng đào, cũng quất, cũng mai... và dĩ nhiên là cũng bánh chưng xanh.

Diễn Châu, nơi có con sông Bùng nổi tiếng quanh co chảy tràn ra biển ấy, những năm 1980 của thế kỷ trước đối với tôi là những ngày khó nhọc. Cái khó nhọc lam lũ ấy đè nặng lên vai của mẹ tôi, để rồi mẹ tôi đã sáng tạo ra cái bánh chưng hến ấy. Nhà tôi đông anh em, và bố mẹ tôi đều làm nghề cày ruộng. Cái xứ đất pha cát quê tôi, một năm chỉ trồng một vụ lúa, cái giống lúa cút hạt nẩy, màu nâu đỏ ấy tuy ăn rất ngọt và thơm nhưng năng suất lại kém. Thu hoạch xong vụ lúa là đất trời sang xuân để sang trồng vụ lạc. Một năm chỉ hai mùa chính vụ như thế cho nên cái nghèo cứ dấm dẳng hết năm này qua năm khác. 

Con don (hến) là nguyên liệu để làm nhân bánh chưng khi thịt lợn còn đắt đỏ, quý hiếm. Ảnh: Lê Thắng 

Độc đáo bộ nam phục người Ơ đu

Là dân tộc duy nhất có ở Tương Dương (Nghệ An), dân tộc Ơ đu cũng có truyền thống tự dệt vải và may trang phục cho dân tộc mình. Bộ trang phục nam giới của dân tộc cũng có nhiều nét độc đáo riêng so với các dân tộc khác. 

Cũng giống như nữ giới, nam giới đồng bào dân tộc này cũng có bộ trang phục riêng và không kém phầm độc đáo. Với bộ trang phục người phụ nữ màu chủ đạo là màu đen, thì nam phục người Ơ đu là màu đỏ nhạt, màu chàm. Ảnh: Đình Tuân 

Người Thái xứ Nghệ vui Tết họ

Tết họ là hoạt động vui chơi mừng năm mới của cộng đồng người Thái ở các địa bàn vùng cao như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương. Đây cũng là dịp vui cuối cùng trong dịp Tết của các gia đình, dòng họ. 

Nhiểu làng bản ở miền núi xứ Nghệ thường tổ chức Tết họ (từ Mồng 4 đến Mồng 6 Tết) thay vì làm Rằm tháng Giêng như người miền xuôi. Đây là dịp sum họp của cả dòng họ vào đầu năm mới. 

26 thg 2, 2019

Món bánh Tết thơm ngon từ gạo của người Mông Nghệ An

Cứ vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, khi những bông hoa đào đã bung cánh khoe sắc cũng là khoảng thời gian đồng bào Mông ở huyện vùng cao Nghệ An, cùng giúp nhau làm bánh “Mông” truyền thống để cúng ông bà tổ tiên. 

Dù đã ăn cùng một Tết Nguyên đán như mọi dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, nhưng chiếc bánh truyền thống dâng lên ông bà tổ tiên ngày Tết của người Mông ở Kỳ Sơn, Nghệ An không phải là bánh chưng, mà đó là “Dúa túa” có nghĩa là bánh đâm (Dúa dịch là bánh, túa là đâm) - một loại bánh được đâm nhuyễn từ cơm sôi đã hông chín, người dân tạm gọi là bánh "Mông".