6 thg 8, 2018

Nhà thờ cổ xứ bưởi Tân Triều

Tọa lạc tại ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, Huyện Vĩnh Cửu, nhà thờ Tân Triều xây dựng từ năm 1778 được xem làm một trong những nhà thờ cổ nhất miền Nam có niên đại hơn 100 năm tuổi.


Trước đây vùng đất này chủ yếu trồng trầu, đến năm 1869 vị cha xứ của nhà thờ Tân Triều đã mang giống hai cây bưởi từ Brazil về trồng, khi trồng tại vùng đất phù sa này, giống bưởi cho trái nhiều, ngon ngọt hơn và từ đó người dân đã chiết cành về trồng và nhân rộng, đưa cù lao Tân Triều trở thành vùng chuyên canh cây bưởi và nổi tiếng cho đến ngày nay.

Kiếm hàng trăm nghìn mỗi ngày từ hái quả sim

Những ngày này, sim rừng đang chín rộ trên các quả đồi. Nhiều người dân Thanh Chương (Nghệ An) đổ xô lên rừng hái sim, kiếm 200-300 nghìn đồng mỗi ngày. 

Những năm gần đây, nhu cầu tìm mua sim dại ngày càng lớn nên những ngày này người dân ở các xã như: Thanh Lâm, Thanh Xuân, Thanh Hà,… rủ nhau lên đồi hái sim. Ảnh: Diệp Phương 

Kiếm cơm từ nghề vá lưới

Tham gia nghề vá lưới đa số là phụ nữ, họ được xem là hậu phương vững chắc cho cánh đàn ông nơi biển xa. Tuy công việc nhẹ nhàng, nhưng đòi hỏi phải nhanh tay, khéo léo... 

Tại các xã vùng biển đã hình thành các cơ sở vá lưới, đáp ứng điều kiện đánh bắt cho ngư dân. Trong ảnh là chị em làng biển ở phường Quỳnh Phương (TX. Hoàng Mai). Ảnh: Duy Sơn. 

Trải nghiệm Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập

Nghe nói Tân Lập “hồi sinh”, chúng tôi tìm đến điểm du lịch này để được trải nghiệm cảnh sông nước bình yên, thú vị.

Cổng khu du lịch 

Từ TP.Tân An, tỉnh Long An theo Quốc lộ 62, chỉ hơn 1 giờ di chuyển bằng xe ôtô, chúng tôi đã đến Khu du lịch (KDL) sinh thái Làng nổi Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa. Được nhân viên phòng lễ tân nhiệt tình hướng dẫn, chúng tôi chọn mua vé trọn gói, giá 350.000 đồng (còn vé tham quan 180.000 đồng/người). Chiếc xe điện đưa chúng tôi đến một chiếc cầu làm bằng gỗ tràm, bắc qua dòng kênh xanh. Đi bộ qua cầu đến bến đi xuồng. Nhân viên phát cho mỗi người một chiếc áo phao, nón lá, hướng dẫn du khách xuống xuồng ba lá bằng composite. Ngồi trên xuồng, nhìn những cánh rừng tràm mênh mông, chúng tôi cảm thấy thật thoải mái.

Kỳ thú chuyện săn "rồng đất" trên non

Biết tôi có chuyến công tác lên huyện vùng cao Tây Trà, một người bạn mời ghé nhà làm đĩa "rồng đất" (cách gọi vui để chỉ con kỳ tôm là động vật hoang dã sống ở đồi núi). Ở vùng rừng núi, kỳ tôm có nhiều, nhưng không phải ai cũng có cơ hội được thưởng thức.

Đúng như lời hẹn từ trước, sau khi sắp xếp công việc xong, 5 giờ chiều, tôi cùng một người bạn nữa tới nhà ông bạn Hồ Văn Thiết ở xã Trà Phong (Tây Trà). Thấy chúng tôi đến, Thiết nhanh nhảu từ dưới bếp ra mời chúng tôi vào nhà. ‘Ngồi chơi chờ tui tí nha, tui đang lỡ tay làm mồi, cũng sắp xong rồi’- vừa nói, Thiết vừa đi xuống bếp sơ chế mấy con kỳ tôm.

Mười phút sau, từ dưới bếp, Thiết khệ nệ bê lên dĩa kỳ tôm đã làm sạch sẽ trắng phau và bếp than hồng đang rực lửa. ‘Bữa nay kiếm được 4 con, tui thịt hết để anh em mình dưới xuôi thưởng thức’- Thiết cười tươi nói với chúng tôi.

Ngọt lành canh cá nục bồ ngót

Món canh cá nục nấu cùng rau bồ ngót kết hợp giữa sự khéo léo của người chế biến và những sản vật thiên nhiên. Thịt cá và rau bồ ngót tạo nên vị ngọt dịu, tựa tấm lòng của người dân quê không vồn vã nhưng giàu lòng hiếu khách.

Đức Phổ là vùng đất nằm ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi, cạnh Biển Đông bao la. Nơi đây có đồng muối Sa Huỳnh với sản lượng thu hoạch mỗi năm hàng nghìn tấn. Những hạt muối trắng tinh, mặn nhưng không gắt được dùng làm gia vị để chế biến nhiều món ăn tuyệt hảo.

Muối được cho vào trã đất, đậy kín nắp rồi đun trên bếp trên bếp củi lửa cháy bập bùng. Hơi nóng làm cho những hạt muối bên trong nổ tí tách nghe thật vui thích. Tiếng nổ tí tách vơi dần thì mở nắp, dùng đũa bếp (đũa cả) đảo đều rồi đậy nắp cho đến khi muối chín thì nhấc xuống khỏi bếp.

Những hạt muối thô ráp giờ trở thành bột mịn được gọi là muối hầm, tỏa hương thơm dịu thay cho vị tanh tao của biển cả. Người dân quê cho muối hầm đã nguội vào hũ sành hay lọ thủy tinh để dùng dần.

Món canh cá nục nấu cùng rau bồ ngót hiện diện trong bữa cơm của người dân quê 

Về Bình Dương, nhớ ăn bánh bèo

Nếu có dịp về ngôi làng “cách biển nửa ngày sông”, bạn đừng quên thưởng thức món bánh bèo nóng hổi, dẻo ngon, thơm ngào ngạt mùi bột gạo, nhân bánh. Nó giản dị và mộc mạc như chính con người nơi đây. 

Đang miên man trong giấc ngủ ngày cuối tuần, bỗng màn hình điện thoại báo có tin nhắn mới đến, nội dung: “Thèm bánh bèo Bình Dương!”. Quờ quạng xem điện thoại trong trạng thái mắt nhắm, mắt mở, thì ra đó là tin nhắn của một đứa bạn thân trong nhóm bạn học cũ.

Nhóm bạn ấy, bây giờ chỉ có duy nhất tôi còn lại ở Quảng Ngãi. Còn mỗi đứa đều một nơi. Đứa ở Nha Trang, đứa ở Sài Gòn, đứa thì theo chồng lên tận Gia Lai.

Những năm học cấp ba, chúng tôi đều có chung sở thích lê la quán xá để ăn hàng. Chúng tôi ra bờ kè Châu Ổ để ăn ốc hút, ăn kem, vô chợ Cũ ăn chè, mít trộn, ăn don hay xuống biển Khe Hai để ăn cháo nhông và không quên ghé về Bình Dương để ăn bánh bèo, mà phải là bánh bèo bà Mỹ mới hợp khẩu vị.

Về sự biến mất của các đền tháp Chăm trên đất Quảng Ngãi

Trước khi tiến hành khai quật tháp núi Bút vào đầu năm 2017, chúng ta hầu như không tìm thấy bất cứ một ghi chép nào cho phép xác định sự tồn tại rõ hình, rõ dạng về các công trình văn hóa vật thể của người Chăm trên mặt đất, trừ thành cổ Châu Sa.

Sự tồn tại với mật độ khá cao các đền tháp Chăm ở Quảng Nam và Bình Định (phía bắc và phía nam Quảng Ngãi), trong bối cảnh dải đất từ phía nam đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông có lịch sử khá gắn bó, ít nhất là từ đầu thế kỷ XV về sau, đã khiến cho việc đi tìm lý do của sự lụi tàn, hoặc thưa thớt các đền tháp Chăm ở vùng đất vốn được gọi là Cổ Lũy động trở nên rất khó khăn.

Cho dù ghi chép của các nhà sử học, tướng lĩnh cũng như các truyền thuyết trong dân gian cho thấy cuộc đối đầu giữa người Chăm và người Việt trên đất Quảng Ngãi diễn ra ác liệt hơn nhiều so với Quảng Nam và Bình Định. Điều này (cuộc can qua Chăm Việt) có thể là một trong những lý do dẫn đến sự hư hại, đổ nát của các đền tháp Chăm; song rất khó có thể cho rằng đó là lý do duy nhất hoặc lý do chủ yếu dẫn đến thực trạng lịch sử như trên.

Tượng Uma (thế kỷ X) tìm thấy ở làng Đông Phước (Bình Sơn). 

Tháp Chăm Chánh Lộ: Một phong cách nghệ thuật độc đáo

Tháp Chánh Lộ là tháp Chăm có quy mô lớn nhất mà chúng ta được biết ở vùng phía nam châu Amaravati của Vương quốc Chăm, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Theo nhiều nhà nghiên cứu, niên đại xây dựng tháp Chánh Lộ được ước đoán vào thế kỷ X đầu thế kỷ XI. Tháp bị hủy hoại, đổ nát theo thời gian và đến nay đã hoàn toàn mất dấu vết.

Bản tường trình của kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ người Pháp H.Parmentier về kết quả của cuộc khai quật ở Chánh Lộ do ông ta tiến hành vào năm 1904; sau đó được công bố rộng rãi trong một tài liệu có tên là Inventare descriptj des monuments Cams de L’Annam (Thống kê - khảo tả các di tích Chăm ở miền Trung Việt Nam) có thể giúp chúng ta hiểu biết những nét chủ yếu về ngôi tháp quý giá này.

Theo đó, tháp Chánh Lộ tọa lạc tại khu vực nay là Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ngãi. Tên tháp gọi theo tên của làng Chánh Lộ thuộc phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vào thời điểm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nay nằm trên địa bàn phường Trần Phú, TP.Quảng Ngãi.

2 thg 8, 2018

Độc đáo bánh khọt Vũng Tàu

Bánh khọt với lớp vỏ vàng ruộm, giòn cùng nhiều loại nhân khác nhau như tôm, sò, thịt, chả cá từ lâu đã nức tiếng gần xa, đốn tim thực khách khi tới phố biển Vũng Tàu.

Bánh khọt, cái tên nghe lạ tai nhưng lại là món ăn vô cùng bình dị và dân dã của vùng sông nước Nam Bộ, có sức hút đặc biết đối với du khách bởi những chiếc bánh tròn, vàng ruộm, không cầu kỳ hoa mỹ. Món ăn mang đậm nét riêng biệt này không chỉ nổi tiếng với du khách trong nước mà còn được nhiều khách quốc tế biết đến khi du lịch Vũng Tàu.

Lựa chọn nguyên liệu được coi là một trong những yếu tố chính để làm nên hương vị chiếc bánh khọt ngon. Đầu tiên chủ quán sẽ phải rất chú trọng đến lựa chọn nguyên liệu như tôm, thịt, rau sống, gạo để làm bánh vì nó ảnh hưởng đến màu sắc hay độ bắt mắt, hấp dẫn của món ăn.

Bánh được xếp vào hàng dân dã nên nguyên liệu để làm bánh cũng không có gì cầu kỳ, khó kiếm. Được làm từ bột gạo, thế nhưng lại không giống như các loại bánh làm từ bột gạo khác nên chế bột là một công đoạn cũng rất tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian.


Bánh khọt thơm lừng, vàng ruộm trông hấp dẫn.