22 thg 5, 2018

Nuôi ngao trên vùng lấn biển

Người dân Tiền Hải (Thái Bình) tự hào là vùng đất minh chứng cho việc chinh phục biển cả của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, vì từ thế kỷ 18, khi Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) đã đưa dân đến lấn biển dựng làng. Tiếp nối truyền thống chinh phục biển cả của cha ông, ngày nay người dân Tiền Hải đã sáng tạo dựng những “ngôi làng trên biển” để nuôi trồng ngao mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Có vị trí địa lý nằm giữa hai cửa sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, huyện Tiền Hải có lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn đất ven biển là những bãi nuôi ngao lý tưởng. Đi trên con đê giữ biển có chiều dài hơn 20km dọc bờ biển Tiền Hải là những cánh đồng nuôi ngao rộng mênh mông ngút tầm mắt.

Xã Nam Thịnh một trong những xã có diện tích nuôi ngao lớn nhất huyện. Ông Trần Văn Toán - Phó Chủ tịch xã cho biết, bắt đầu từ những năm cuối thập niên 80, người Tiền Hải đã bắt đầu nuôi ngao. Người dân gom ngao con từ biển vào cồn, quây bãi dựng chòi nuôi. Từ loại có kích cỡ như ngón tay chỉ trong vòng hơn 10 tháng đã có ngao thương phẩm. Cộng thêm được giá, lợi nhuận rất cao, đã có rất nhiều hộ nuôi ngao vì thế mà giàu có.

Huyện Tiền Hải có diện tích nuôi ngao khoảng gần 3000 ha trải dài dọc trên 20km bờ biển. Ảnh: Khánh Long

Trên vùng đất hạn Ninh Thuận

Từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm là mùa khô hạn nhất ở tỉnh Ninh Thuận, biến vùng đất này thành một tiểu sa mạc, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong cuộc mưu sinh trên đất đai khô cằn, người dân Ninh Thuận đã ứng phó với biến đổi khí hậu, phủ lên vùng đất khô hạn đầy nắng gió này một màu xanh của sự phát triển. 

Nơi đồng khô nắng cháy
Dù mới chỉ là đầu mùa khô nắng nhưng cây cỏ ở hai thôn Đồng Dày và Tham Dú (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) hầu như đã chết khô. Có chăng chỉ còn loài cây xương rồng, gai đâm tua tủa được trồng để làm hàng rào giữa các thửa đất, do đây là loài cây mà bầy dê, cừu không thể ăn được.

Do lượng mưa năm 2017 thấp cùng với đặc thù về địa hình và thời tiết nắng nóng khiến cho các hồ thủy lợi ở Ninh Thuận dần khô cạn gần như trơ đáy, không có nước tưới cho cây trồng cũng như nước uống cho đàn gia súc.

Trong suốt hai tháng 3 - 4 / 2018, nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như hồ Phước Nhơn (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) đã cạn kiệt nước, khiến cho cây trồng khô héo, đàn gia súc của các hộ dân đang chật vật tìm thức ăn. Ảnh: Trọng Chính

21 thg 5, 2018

“Bay” trên những đồi cát ở Bình Thuận

Lướt như bay trên những “tiểu sa mạc” mênh mông là trải nghiệm “nhất định phải thử” khi đến với Bình Thuận.

Bình Thuận là vùng đất quá nổi tiếng với những đồi cát trải dài mênh mông, tựa như sa mạc ngút ngát tầm mắt.

Du lịch sinh thái Trà Nhiêu, Quảng Nam bị bỏ quên?

Làng du lịch sinh thái Trà Nhiêu ở tỉnh Quảng Nam có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, thế nhưng, gần 7 năm qua, làng du lịch này rất vắng khách.

Trà Nhiêu là một vùng quê yên bình. Nơi đây có gần 10 ha rừng dừa nước, với nhiều làng nghề thủ công độc đáo. Lúc mới lập làng du lịch sinh thái, người dân ở đây phấn khởi làm du lịch trải nghiệm. Sau gần một năm hoạt động, làng du lịch ngày càng vắng khách. 

Nghề dệt chiếu cói ở Trà Nhiêu giờ chỉ có những người già làm, và rất ít khi khách du lịch mua. 

Muồng hoàng yến khoe sắc rực rỡ giữa trời Hà Nội

Giữa tháng 5, Hà Nội oi ả trong nắng đầu mùa. Đó cũng là thời điểm hoa muồng hoàng yến khoe sắc trên một số tuyến phố của đất Hà Thành.

Vẻ đẹp kiêu sa của loài hoa vàng đã chinh phục trái tim người dân thủ đô, ngay cả với những ai khó tính nhất…

Đền tưởng niệm Bến Nọc

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đã chịu nhiều nỗi đau mất mát lớn. Trong đó có sự kiện trên 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 - 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc ở Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2009, Nhà nước đã cho xây dựng đền tưởng niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh để ghi nhớ nỗi đau này và cũng để vinh danh sự hy sinh cao cả của những người nằm xuống.

Đền nằm giữa một khuôn viên rộng lớn, có hồ sen thơm ngát và tượng đài các bà mẹ ôm xác con, thể hiện tội ác của thực dân Pháp đã đàn áp, khủng bố, chặt đầu mổ bụng giết hại cán bộ, chiến sỹ, đồng bào yêu nước.

Cổng chính của đền Bến Nọc được xây dựng theo phong cách cổng làng truyền thống của Việt Nam, trên lợp ngói âm dương. Đền có bia căm thù, ghi lại tội ác của thực dân Pháp cũng như chiến công của đội dân quân du kích địa phương đã phục kích đánh chìm 2 ghe Pháp tiêu diệt 15 tên thực dân xâm lược để trả thù cho đồng bào, chiến sỹ đã bị chúng thảm sát.

Những hạt ngọc trời 5 sắc

Xôi ngũ sắc có màu trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng. Đĩa xôi ngon là phải có màu đẹp tự nhiên, hạt xôi thơm dẻo. 

Từ món ăn truyền thống…
Từ việc chỉ làm vào các dịp lễ, Tết, làm xôi ngũ sắc đã trở thành nghề của các bà, các chị ở thôn Thanh Sơn, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Ông Phan Văn Vuông - Bí thư Đảng ủy xã Thanh Thủy cho hay: Trước đây, người dân chỉ hay làm xôi ngũ sắc vào ngày Tết Đoan ngọ, ngày lễ, Tết, nhưng sau khi xây dựng thôn Thanh Sơn thành làng văn hóa du lịch, hiện các hộ gia đình đều làm xôi ngũ sắc phục vụ cho du khách. Món xôi ngũ sắc vốn chỉ là món ăn truyền thống của người Tày ở đây, đã trở thành sản phẩm du lịch thường xuyên phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách gần xa. 

Con đường biến Sài Gòn xưa thành đô thị bậc nhất

Làm bằng công nghệ Mỹ, dài, đẹp nhất Việt Nam 60 năm trước, Xa lộ Biên Hoà từng bị nhầm tưởng là đường băng dự phòng cho máy bay khi Tân Sơn Nhất bị phá hủy.
TP HCM hiện có hàng trăm tuyến đường hiện đại, rộng rãi cho hàng triệu người đi lại. Để kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm khác, thành phố có nhiều tuyến ở cửa ngõ như đại lộ Đông Tây, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Trung Lương, quốc lột 13, 22...

Nhưng 60 năm trước, Sài Gòn chỉ phát triển nội đô, những con đường ngắn phục vụ đi lại. Các khu sản xuất tập trung ở Tân Bình, Chợ Lớn... không đáp ứng được nhu cầu phát triển "nóng" lên từng ngày của đô thị. Mọi chuyện thay đổi khi người Mỹ cho thi công xa lộ Biên Hòa (tức xa lộ Hà Nội ngày nay).

Xa lộ Biên Hòa xưa và xa lộ Hà Nội nay. Ảnh: Life

17 thg 5, 2018

Chùa Minh Hương ở Chợ Lớn

Ờ Sài Gòn có một cơ sở tín ngưỡng được các nhà nghiên cứu biết đến rất nhiều, đó là Hội quán Minh Hương Gia Thạnh, còn gọi là chùa Minh Hương, đình Minh Hương (cả hai cụ Sơn Nam và Vương Hồng Sển đều đã nhiều lần nhắc đến ngôi chùa này trong sách của mình). Hội quán Minh Hương Gia Thạnh là cơ sở tín ngưỡng, văn hóa của người Hoa và có giá trị lịch sử lẫn kiến trúc nghệ thuật rất lớn, đã được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia.

Thế nhưng có một ngôi chùa Minh Hương khác, cũng của người Hoa, cũng là hội quán, cũng ở Chợ Lớn, nhưng nhỏ hơn chùa Minh Hương Gia Thạnh nhiều lắm, không được xem là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (cấp thành phố cũng không luôn!). Ấy vậy mà theo tui, nơi này được người dân biết đến và lui tới nhiều lần hơn hẳn hội quán Minh Hương trên kia! Đó là chùa Minh Hương, hay Phước An Hội quán, hay chùa Ông, ở 184 Hồng Bàng, phường 12, quận 5.


Điểm cao Charlie sau 46 năm

Ngày 12.5, tại xã Rờ Kơi, H.Sa Thầy (Kon Tum), Ban Liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng Bằng, Sư đoàn 320 tổ chức lễ khánh thành công trình nhà bia di tích lịch sử điểm cao 1015 (Charlie) và 1049 (Delta).

Nhà bia di tích lịch sử vừa được xây dựng trên đỉnh đồi Charlie. Ảnh: Độc Lập 

Đồi Charlie (đồi Sạc Ly) - điểm cao 1015 là địa danh nằm tiếp giáp giữa 3 huyện Sa Thầy, Đăk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum.


Do điểm cao chiến lược này có thể quan sát, khống chế cả vùng rộng lớn ngã ba Đông Dương, nên ngay từ những năm 1960, quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã xây dựng 1 cứ điểm quân sự để kiểm soát khu vực.