19 thg 7, 2017

Cận cảnh khu du lịch sinh thái Trung Nguyên, Đắk Lắk

Quang cảnh ở đây mang tới cho con người cảm giác tịnh tâm, khai linh, rộng mở tâm hồn.

Khu du lịch sinh thái của Trung Nguyên ở huyện M'Đrak (Đắk Lắk) vẫn là điều bí ẩn đối với du khách, khi công trình đã thi công rất nhiều năm nhưng chưa mở cửa đón du khách. 

Đến Đà Nẵng thưởng thức cá Bã trầu nướng

Hè đến, Đà Nẵng một thành phố nổi tiếng với những danh thắng non nước hữu tình như bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân và những bãi biển trải dài đẹp đến mê hồn. Không những thế ẩm thực biển nơi đây rất phong phú, đặc biệt là những món cá biển. Một trong món ăn dân dã khiến du khách một lần ăn mà nhớ mãi đó là món cá Bã trầu nướng. 

Con cá Bã trầu ở có màu đỏ toàn thân, nặng khoảng từ 150 - 200 gram trở lên, đầu và thân dẹp, miệng rộng, thịt thơm, ngọt. Cá đánh vảy, chặt đuôi, móc bỏ ruột, rửa sạch (bằng nước giấm hay gừng cho bớt mùi tanh), để ráo. Dùng dao khứa hai bên thân cá để ướp cho nhanh ngấm và nướng mau chín. Cho gia vị (muối, đường, bột ngọt, hành, tỏi, dầu ăn, ớt xanh đâm giập…) vào cá ướp vừa khẩu vị, khoảng 15 phút cho ngấm. Cá ướp phải làm sao cho vừa miệng, có độ ngọt, béo, cay thơm đặc trưng. 

Cá Bã trầu để làm món nướng có trọng lượng trên 200 gram.

Bánh cuốn xứ Thanh

Mảnh đất Thanh Hóa được bồi đắp bởi phù sa sông Mã, nền nông nghiệp đã có những thành tựu rực rỡ từ thời Văn hóa Đông Sơn cách đây hơn 2000 năm nên cư dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon từ lúa gạo. Bánh cuốn chính là món ăn gói gọn tinh túy đất trời và sự khéo léo của bàn tay con người vùng châu thổ sông Mã. 

Nguyên liệu chính của bánh cuốn là gạo tẻ. Gạo được tuyển chọn từ vùng trồng lúa nổi tiếng của xứ Thanh như Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa và Hoằng Hóa, cho hạt thóc mọng tròn, đều tăm tắp, thơm ngon lạ. Gạo đem ngâm từ 5 – 8 tiếng cho ngậm đủ nước rồi cho vào cối đá, qua từng vòng quay nhẫn nại, ứa thành những dòng bột nước trắng mịn. Bột nước này được ủ qua đêm, đạt đến độ chua thích hợp rồi đem tráng.

Từng muôi bột trắng ngần được tráng nhanh trên lớp vải mỏng đặt trên nồi nước sôi, bánh được chín bằng hơi nước từ nồi hấp bốc lên. Cái khéo léo của người làm bánh là trăm chiếc như một, lá bánh trong suốt, nhìn mỏng tang mà dai dẻo không ngờ. Lớp bột dàn mỏng, mướt bóng được nhanh chóng cuốn và vớt lên bằng ống tre, rải lên mâm làm vỏ bánh, quệt nhân rồi cuốn lại.

Các nguyên liệu của món bánh cuốn Thanh Hóa gồm tôm, thịt ba chỉ, hành khô làm nhân bánh và bột được xay để làm vỏ bánh.

Thơm lừng chả tôm nướng xứ Thanh

Giữa tiết trời se lạnh, bên ngồi bếp than hồng, thưởng thức miếng chả tôm nướng xứ Thanh thơm lừng quả là không có gì thú vị bằng.

Vùng biển Thanh Hóa có khoảng 12 loài tôm, hầu hết thuộc họ tôm he có giá trị kinh tế cao, thơm ngọt, thịt dai nức tiếng. Những con tôm bộp, tôm sắt xanh tươi ngon được hấp bóc bỏ vỏ cho thớ thịt trắng ngần. Tôm được giã tay trong cối đá đến độ nhuyễn mịn.

Thịt rọi thái mỏng, áp chảo cháy cạnh rồi xén nhỏ, trộn cùng tôm, mỡ phần và bánh phở cắt vụn. Hỗn hợp dẻo quánh này được ướp cùng hành khô băm đều, thêm chút nước mắm ngon, hạt tiêu và chút thịt quả gấc, rồi xào nhanh trên lửa to ngọn.

Chỗ nhân thơm lựng ấy được quấn vào lớp áo là bánh phở xén chừng 3cm, thành miếng chả to hơn ngón tay cái. Chả được kẹp vào que tre, nướng trên than hoa đượm lửa. Mỡ trong nhân ứa ra, vừa đủ làm đỏ hồng thêm thịt tôm cũng như làm mướt bóng lớp vỏ bên ngoài.

Nguyên liệu món chả tôm gồm có tôm, thịt ba chỉ, gấc tạo mầu và bánh phở.

18 thg 7, 2017

Cơm lam vùng Tây Bắc

Lên Tây Bắc, đến với các tộc người Thái, Mường, Nùng, Tày, La Ha, Mảng... bạn sẽ được người bản địa đãi món cơm lam, món ăn dân dã nổi tiếng của người vùng cao. 

Với tộc người Thái, để làm món cơm lam thì việc đầu tiên phải chọn ống nứa tươi, có vỏ ngoài xanh đậm, chặt dài khoảng 30 phân là được. Kế đến là khâu chọn gạo nếp. Gạo để làm cơm lam là loại nếp cái hoa vàng, hạt tròn, mẩy, màu trắng sữa và có mùi thơm.

Gạo nếp vo sạch và ngâm 6 – 8 tiếng sau đó cho vào ống nứa rồi cho nước xâm xấp mặt gạo.

Cá lóc hấp bầu

Cá lóc còn được gọi là cá quả, cá trầu, cá bông, cá chuối hoa … được người Việt chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Món cá lóc hấp bầu là sự lựa chọn hàng đầu của chị em nội trợ khi thời tiết chuyển mùa. 

Các chị em nội trợ thường chọn cá lóc đồng vẫn sống có trọng lượng từ 700 – 800g rồi làm sạch vẩy, cắt hết vây và bóc mang bỏ ruột. Tiếp đến cá được khía trên thân để ngấm gia vị tẩm ướp như gừng, ớt, nước mắm … Bầu chọn quả to vừa với kích cỡ của cá, sau đó lọc bỏ ruột. Khi cá ngấm gia vị sẽ cho vào trong quả bầu và đem hấp cách thủy. Sau khoảng 20 phút thì cá vừa chín tới và có thể dùng được .

Nguyên liệu gồm cá lóc có trọng lựợng từ 700 – 800g, bầu vừa với kích cỡ của cá và các gia vị như gừng, tỏi, hành, ớt.

Bún bò Huế - món "súp" ngon nhất thế giới

Bún bò Huế là món ăn bình dân nổi tiếng của người xứ Huế. Nhiều tờ báo về văn hóa và ẩm thực quốc tế từng bình chọn đây là một trong những món ăn nổi tiếng của thế giới. Chẳng thế mà Anthony Bourdain, đầu bếp nổi tiếng người Mỹ và cũng là nhân vật chính trong loạt phim khám phá ẩm thực "Anthony Bourdain" phát trên kênh truyền hình CNN của Mỹ đã từng phải thốt lên rằng: "Bún bò Huế là món "súp" ngon nhất thế giới mà tôi từng thưởng thức!". 

Tiếng gọi là bún bò nhưng thực ra bún bò Huế còn có thêm cả một khoanh thịt chân giò heo (lợn), một miếng tiết heo luộc, một viên chả cua hoặc chả bò... Và điều thú vị, hấp dẫn nhất ở mỗi tô bún bò Huế lại chính là cái khoanh giò heo to gần bằng bàn tay ấy. Khoanh giò heo tròn xoe, dày chừng 3 phân được chặt rất khéo từ cái chân giò trước của con lợn nên có đủ cả da, thịt, gân, mỡ, xương... đem hầm vừa chín tới trong nồi nước dùng nên ăn mềm, ngọt, béo mà lại không ngấy. Đây cũng chính là cái khéo trong tài chế biến của các bà, các chị ở Huế.

Ngày nay, tiệm bán bún bò Huế có nhiều ở Sài Gòn, Hà Nội, nhưng dường như ít người nắm được bí quyết chế biến khoanh giò heo như người Huế, nên người ta thường thay bằng móng heo. Móng heo ăn không ngon, ít thịt, lắm xương xẩu, lại nhìn không được đẹp.

Bánh canh Nam Phổ

Bánh canh Nam Phổ được xếp hạng món ngon trứ danh của ẩm thực Huế bởi hương vị đậm đà khiến biết bao thực khách đã dùng một lần vẫn nhớ mãi. 

Nếu là người con của xứ Huế, hay là khách lãng du vài lần đến thăm vùng đất Cố đô, chắc hẳn bạn đã từng thưởng thức qua món bánh canh Nam Phổ. Bởi đây là món ăn dân dã rất phổ biến và yêu thích của nhiều người dân Huế. Món ăn này được xuất phát từ những gánh hàng rong gia truyền của người dân làng Nam Phổ, thuộc huyện Phú Vang. Vùng đất này từng sản sinh ra nhiều đầu bếp tài ba, chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn tiến cung thời phong kiến. 

Bột bánh canh Nam Phổ được hấp chín cách thủy.

17 thg 7, 2017

Có một ngôi chùa tên là Chùa Ruộng Lớn

Gần đây, trên mạng các bạn trẻ thường post hình lên, hoặc nhắc nhau khi đến Long Khánh, Đồng Nai thì nhớ ghé thăm một ngôi chùa rất đẹp, mang cái tên rất mộc mạc: chùa Ruộng Lớn.

Tui ngạc nhiên lắm, vì tui sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, tới năm 1977 mới tạm lìa bỏ nơi này để đi học ở Sài Gòn, nhưng từ đó tới nay vẫn thỉnh thoảng về thăm quê nhà mà sao lại chưa biết ngôi chùa này. Lại nữa, các bạn đưa hình ảnh đẹp của ngôi chùa lên mà không nói... chùa tên gì (là tui nói tên chính thức á, còn Ruộng Lớn chắc là tên gọi của người dân rồi), càng không nói gì đến xuất xứ của chùa. Vậy nên có dịp về Long Khánh, tui tìm đến đây...

Chùa nằm ở xã Bảo Vinh, Long Khánh, trong một vùng thôn quê hẻo lánh. Ngay cổng chùa đã là một sự khác biệt so với các ngôi chùa khác, đó là mô phỏng chiếc cổng tre, thay vì cổng tam quan đường bệ.

Cổng chùa

Đậm đà dế cơm chiên mắm Đồng Nai

Với những người sành ăn thì dế là món ăn rất được ưa chuộng bởi chúng rất sạch và có hương vị rất lạ, béo béo hòa quyện với cảm giác giòn giòn vui miệng. Thêm nữa, cách chế biến các món ăn từ dế cũng khá đơn giản.

Việc sử dụng các món ăn chế biến từ côn trùng dường như đã trở thành hiện tượng trong thời gian gần đây, với sự lên ngôi của các món đặc sản từ dế, đuông, bò cạp. Ngoài hương vị thơm ngậy lạ miệng, ít ai biết được các món ăn trên có giá trị dinh dưỡng rất cao giàu chất đạm, chất béo và vi chất, không thua kém trứng, thịt và cá.

Có rất nhiều loại dế như dế than, dế lửa, dế tiêu... nhưng để chế biến món ăn thì chỉ có dế cơm hoặc dế sữa. Dế cơm là giống dế to gấp đôi dế ta, có màu vàng nhạt, béo ú; dế sữa thì còn nhỏ, béo ngậy khi chế biến nên được ưa thích. 

Món ngon từ dế cơm.