16 thg 6, 2017

Qua vùng “đất Thánh” Tây Ninh

Ðạo Cao Ðài là tôn giáo do người Việt sáng lập vào năm 1926 tại tỉnh Tây Ninh và đến nay đã có hàng triệu tín đồ. Với phương châm hành đạo bằng tình yêu thương, nhân nghĩa và đạo đức, sự phát triển của đạo Cao Ðài đã góp phần làm đa dạng, phong phú thêm đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam. 

Trái tim của vùng “đất Thánh”
 


Nói đến vùng “đất Thánh” Tây Ninh không thể không nhắc đến Tòa Thánh Tây Ninh, một công trình kiến trúc tôn giáo nguy nga, độc đáo có một không hai ở miền Nam Việt Nam.

Từ Tp. Hồ Chí Minh đi về hướng Tây Bắc theo Quốc lộ 22 và 22B chừng hơn 80 cây số là đến Tòa Thánh Tây Ninh (ở thị trấn Hòa Thành, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh). Từ xa nhìn lại, ngôi thánh đường hiện lên nổi bật giữa màu xanh viên mãn của rừng cây lá xum xuê.

Tòa Thánh Tây Ninh tọa lạc trong một khu vực rộng lớn có diện tích ước chừng hơn 1 cây số vuông với 12 cổng lớn ra vào ở các hướng và gần 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau.

Tòa Thánh Tây Ninh, một kiệt tác kiến trúc tôn giáo của Việt Nam phản ánh sự dung hòa của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

15 thg 6, 2017

Chùa một bên, và... chợ một bên

Chùa là nơi thanh tịnh, chợ là chốn ồn ào, hai đặc điểm này khiến cho việc chợ ở kế bên chùa thiệt là vô lý. Thế nhưng trên thực tế việc này vẫn thường xảy ra. Đó là trường hợp chùa (hoặc miếu) là điểm đến nổi tiếng về tâm linh hoặc danh lam thu hút khách thập phương, khi ấy người ta họp chợ kế bên chùa để bán đồ lưu niệm hoặc cây thuốc, vị thuốc. Chợ ở đường lên chùa Cổ Thạch là một ví dụ.

Một gian hàng bán sản vật rừng, đá (được cho là linh thiêng)... ở chợ cạnh chùa Cô Thạch

Say đắm cung đường chữ S huyền thoại ở Mộc Châu

Vân Hồ, Mộc Châu không chỉ có những đồi chè uốn lượn dưới nắng vàng, những vườn đào, vườn mận mùa nở hoa đẹp mê hồn mà còn có một cung đường say lòng người - cung đường chữ S. 

Cung đường chữ S thuộc xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La), những du khách và phượt thủ vẫn quen gọi là cung đường chữ S Mộc Châu, do xưa thuộc huyện Mộc Châu, nay tách huyện Vân Hồ và Mộc Châu. 

Toàn cảnh cung đường chữ S huyền thoại. Ảnh: Hoàng Huế 

Cung đường uốn lượn hình chữ S theo những đoạn dốc vừa phải, mang vẻ đẹp mềm mại và không gập ghềnh, nguy hiểm như những đoạn đèo dốc trứ danh.

Điểm đến “bí ẩn nhất” Côn Đảo chỉ dân địa phương mới biết

Vịnh Đầm Tre, Côn Đảo trên bản đồ nhìn rất rõ, tìm kiếm Google cũng dễ thấy thông tin, nhưng để chinh phục và khám phá nó không phải dễ dàng. 

Vịnh Đầm Tre thuộc Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách trung tâm thị trấn Côn Sơn (Côn Đảo) khoảng 17km về hướng bắc. Để đến được đây, bạn nên xuất phát từ cầu tàu 914 theo hướng bắc về sân bay Cỏ Ống, đến hướng rẽ sân bay, các bạn rẽ phải đi bãi biển Dong. 

Đảo Phú Quý - nơi lưu giữ cả trái tim phượt thủ

Trong chuyến đi bụi ở Phú Quý (Bình Thuận), tôi cảm nhận được sự chân thật của người dân đảo, hiểu được những phong tục ở đảo mà tôi chưa thấy ở bất kỳ nơi nào đã đi qua. 

Tôi cùng anh bạn chung chiếc xe máy chạy xuống Phan Thiết để bắt tàu ra Phú Quý, đã đặt vé trước một tháng. 15h30 chúng tôi tới cảng Phan Thiết và chỉ cách giờ tàu chạy 30 phút, chỉ kịp ghé nhà một cụ ông ở đầu cổng gửi lại chiếc xe máy và lấy vé lên tàu. Biển động nên sóng mạnh, tôi không ngủ được nhiều nên đi ra mạn thuyền. May mắn là hoàng hôn vừa tới, đó là lần đầu tiên tôi ngắm được hoàng hôn ngay giữa biển. 

Cồn Cỏ - nàng công chúa ngủ quên giữa biển cả

Cồn Cỏ là một huyện đảo mới thành lập của tỉnh Quảng Trị, trước kia đây là đảo quân sự - vị trí chiến lược trong cuộc chiến giành thống nhất từ hai bờ vĩ tuyến 17.

Sau chuyến xe khách gần 12 tiếng tới Quảng Trị, từ cảng Cửa Việt, chúng tôi bắt tàu ra đảo. Trời Quảng Trị tháng 5 đón chúng tôi bằng cái nắng gay gắt, trời trong không một gợn mây và biển xanh rất đỗi dịu dàng. Hành trình của chúng tôi bắt đầu từ cảng Cửa Việt.