3 thg 6, 2017

Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm

Người Chăm từ lâu đời sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước, một số vùng trồng nho, chăn nuôi bò, dê, cừu. Cùng vời nông nghiệp người Chăm ở Ninh Thuận và An Giang còn lưu giữ được hai làng nghề nổi tiếng là gốm Bầu Trúc và dệt thổ cẩm.

Trước đây, nghề dệt thổ cẩm, vải tơ lụa của người Chăm rất phát triển, đã tạo ra những sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cũng như nghệ thuật thiết trí hoa văn trên vải. Vải Chăm sợi mịn, nhiều mầu sắc, kiểu dáng, hoa văn trang trí rất đẹp. Hầu hết phụ nữ Chăm đều biết dệt. Nhưng nay, người Chăm không sản xuất các sản phẩm từ tơ tằm mà chủ yếu là các sản phẩm từ sợi bông.

Người Chăm sử dụng những kỹ thuật nhuộm màu cho sợi trước khi dệt. Màu đều làm từ khoáng vật, thực vật ở địa phương như: màu xanh (chàm), màu đen (quả muông), màu vàng (cây jưng), màu đỏ (lõi cây pan) và kết hợp các màu đó để tạo ra nhiều gam màu khác nhau.

Xa sợi - Dụng cụ không thể thiếu của nghề dệt người Chăm. 

2 thg 6, 2017

Độc đáo cá rô non chiên giòn miền Tây

Vào những ngày này, nếu có dịp vào các chợ cá ở miền Tây, chúng ta sẽ bắt gặp những người bán cá rô non. Nhìn những con cá bé xíu cỡ ngón tay út, vảy màu xanh thẫm nhảy xoi xói trong thau, khiến tôi chợt nhớ về những kỷ niệm ngày xưa nơi quê nhà yêu dấu, khi những cơn mưa đầu mùa đến, bọn chúng tôi liền í ới rủ nhau vác thời đi bắt loại cá rô non này.

Cá rô là loài cá nước ngọt sống nơi ao hồ, đồng ruộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu (khoảng tháng 4- 5 âm lịch), và các cánh đồng ngập xăm xắp nước thì lũ cá rô bố mẹ “vượt vũ môn” lên đồng để tìm kiếm thức ăn và duy trì nòi giống. Khoảng 2 tháng sau, khi cánh đồng ngập đầy nước, người dân lại điều chỉnh mực nước trong ruộng ra. Thế là, từng đàn cá rô non (còn gọi là rô bí, rô dăm), thân nhỏ xíu (dài cỡ 2 cm, ngang 1 cm) lại tìm đường “di cư” ra sông lớn.

Cá rô non (ảnh: BCT)

Ngọt, thơm hương vị trái bo bo

Dù phần thịt, ruột và hạt bên trong và cách dùng phổ biến nhất của trái bo bo cũng giống như bí đao là dùng để nấu canh thịt. Thế nhưng hương vị của canh bo bo rất đặc biệt và hoàn toàn khác hẳn: Nước ngọt thanh và tỏa mùi thơm nhẹ như dưa hấu. 

Theo lời người đồng bào K’dong ở huyện Sơn Tây, một trong những nơi hiện vẫn còn trồng loại cây này thì cách đây hàng chục năm về trước, bo bo được trồng khá phổ biến; thời gian trồng từ khoảng tháng 5-6. Cũng như nhiều loại cây khác, bo bo được người dân để phát triển tự nhiên và cho leo bò trên thân cây to, bụi rậm trên nương, rẫy, quanh nhà.


Bo bo mà người dân thu hoạch. 

Dân dã dưa môn muối nước vo gạo

Với những ai sinh ra và lớn lên ở dải đất miền Trung ắt hẳn sẽ không còn xa lạ gì với món dưa môn. Dưa môn muối với nước vo gạo sẽ có vị chua ngọt, thơm và ngon nhất.

“Chiều, con rảnh đi theo phụ bà ra bờ ao sau nhà cắt vài nắm dưa môn đem về muối chua”- lời bà dặn ân cần ở ngày thơ ấu năm nào vẫn còn văng vẳng đâu bên tai.

Dưa môn muối chua, một món ăn quen thuộc với những người quê, nhất là với những ai sinh ra và lớn lên trên dải đất miền Trung. Khi mà, cuộc sống luôn gắn liền với ruộng lúa nương khoai, nếu cánh đàn ông trong nhà ra đồng đi kèm là “con trâu cái cày” thì phụ nữ vào bếp phải có “hũ dưa, hũ cà”.

Chiều đến, tôi lại tíu tít, hớn hở cùng bà men theo bờ ao cắt nhặt những thân khoai. Cảm giác như đây là một trong những hành trình khám thú vị của tuổi thơ và trên tay không quên mang theo lưỡi hái, cùng một bao đựng thóc cỡ to dùng để bọc khoai mang về, phòng không dính mủ trên áo.

Đậm đà cá hố khơi

Vào những ngày hè, trời êm, biển lặng. Những chuyến khơi xa của người dân làng chài quê tôi tuy vất vả nhưng lúc về bờ, bao giờ cũng đầy ắp tiếng cười. Trên những con tàu cập bến, không chỉ có mực khô – loài hải sản xuất khẩu đắt giá - mà còn có cả những con cá hố khơi đã được phơi khô giòn – một loài cá thơm, ngon, hiện rất được ưa chuộng.

Cá hố khơi có sức hấp dẫn đến kỳ lạ. Chỉ cần một lần thưởng thức, thì bất kỳ ai cũng không khỏi gật gù khen ngợi. Người ta thích cá hố khơi không chỉ vì vị ngọt đậm đà của nó mà còn có một lý do khác nữa, đó là ăn hoài mà chẳng thấy ngán bao giờ. Ngay cả những ngư dân thuần túy, họ lênh đênh trên biển hàng mấy tháng trời, nguồn thực phẩm chính là cá hố, vậy mà khi về đất liền, họ vẫn sốt sắng ra tay chế biến các món ăn từ loài cá này, để dùng bữa, hoặc thiết đãi bạn bè, người thân.

Nơi lưu giữ tuổi thơ của Tế Hanh

Cùng với dòng sông Trà Bồng xanh biếc, tuổi thơ của Tế Hanh được nhiều người biết đến từ mái nhà xưa. Những người yêu thơ Tế Hanh vẫn thường lui tới ngôi nhà này như cách để thể hiện sự trân quý đối với bậc danh tài.

Ngôi nhà nơi Tế Hanh trải qua thuở thiếu thời tọa lạc ở xóm 6, thôn Đông Yên 1, xã Bình Dương (Bình Sơn), nay đề dòng chữ “Từ đường Trần Đại Mô chi phái”. Hiện các cơ quan chức năng của tỉnh đang xây dựng hồ sơ, đề nghị công nhận ngôi nhà này là di tích cấp tỉnh.

Từ mái nhà xưa... 


Tháng năm. Sông Trà Bồng vẫn một màu xanh biếc. Dòng chảy của con sông quê và tuổi thơ của bậc danh tài trong nền thi ca Việt Nam vẫn mát rượi và đi vào lòng lữ khách, với tình quê sống mãi cùng thời gian.

Ngôi nhà nơi nhà thơ Tế Hanh sinh ra và sinh sống thuở thiếu thời.