4 thg 8, 2016

Mơ xanh trên làng cổ Phong Nam

Giữa trưa hè nắng gắt, đang trên quốc lộ 1A hướng về phía trung tâm TP Đà Nẵng, tình cờ nhìn GoogleMap thấy hiện lên chấm xanh: làng cổ Phong Nam cách quốc lộ chừng 2km. Vậy là chúng tôi ngẫu hứng tạt vào. 

Rau mơ men theo lối nhỏ đường bê tông vào làng - Ảnh: THANH LY 

Con đường bê tông nhỏ đưa chúng tôi vào một đồng quê ngát xanh. Màu xanh lá mạ non, màu xanh thẫm núi rừng xa xa, rồi cả bầu trời xanh ngắt hút hút trong tầm mắt... Nhưng ngạc nhiên hơn là màu xanh mướt xen lẫn màu nâu tím nhạt của lá mơ mở ra trước mắt giữa trưa hè nắng nóng. 

Mưa mát lành với canh chua lục bình non cá đồng

Không có cà chua, đậu bắp, bạc hà, giá, ngò om..., chỉ cần đọt lục bình non và những con cá đồng tươi nguyên như những cơn mưa phương Nam mát lành, món canh chua ấy cũng đủ hớp hồn người. 

Những nhánh lục bình mùa nước dâng - Ảnh: TRÂN DUY 

Cuối tháng 6, về một số vùng miền Đông Nam bộ như Tây Ninh, Đồng Nai đã thấy những đám lục bình dập dình xanh mướt đọt non. Chị chủ nhà trọ mời chúng tôi một món độc đáo: canh chua cá đồng nấu với đọt lục bình non.

Hiền hòa đường ra mũi Cà Mau

Câu hát “Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam; Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời” cứ vang vọng bên tai tôi trên suốt hành trình tới mũi Cà Mau.

Đi bộ qua những rặng đước xanh rì rào trong gió biển, tôi thấy một niềm xúc động trào dâng trong lòng khi vượt qua một chặng đường dài với đủ loại phương tiện để tìm đến điểm cuối nơi cực Nam Tổ quốc, giờ đây hiện lên trước mắt là tượng đài con thuyền no gió hướng ra biển khơi. Đây chính là nơi đánh dấu vị trí địa lí của mũi Cà Mau 8 độ 37’30’’ vĩ độ Bắc, 104 độ 43’ vĩ độ Đông 

Nét độc đáo của ngôi nhà sàn người Tày Bảo Yên

Nhà sàn người Tày Bảo Yên là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc.

Những nếp nhà sàn bằng gỗ, mái lợp cọ nằm dưới những chân đồi xanh ngút ngát là đặc trưng truyền thống, thấm sâu vào tâm hồn nhiều thế hệ đồng bào Tày, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Đây cũng là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc.

Thông thường ngôi nhà sàn của đồng bào Tày, huyện Bảo Yên là ba gian hai trái hoặc hai gian hai trái. Theo các cụ cao niên ở đây cho biết, ngày xưa khi rừng còn nhiều, bà con thường chọn những cây gỗ to nhất, tốt nhất về làm ngôi nhà 4 gian hai chái rất rộng rãi. 

Mái nhà sàn của một gia đình người Tày ở Nghĩa Đô, Bảo Yên. Ảnh: Nguyễn Thế Lượng/Tuổi trẻ 

Chiếc vòng bạc giữ linh hồn đứa trẻ của người Thái

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Thái, khi mới sinh ra, linh hồn của đứa trẻ còn chưa về nhà. Nó vẫn rong chơi, lang thang ở đâu đó. Chiếc vòng bạc sẽ chở linh hồn của bé về trong lễ đặt tên.

Trong lễ đặt tên, lần đầu tiên trong đời, bé được làm nghi lễ buộc chỉ cổ tay.

Với những cộng đồng người Thái ở Nghệ An, ngày đặt tên là nghi lễ quan trong đầu đời của một đứa trẻ. Từ đó đứa trẻ có tên gọi chính thức của mình. Và cũng từ ngày này nó được “ma nhà” là tổ tiên của mình chấp nhận là thành viên của gia tộc.

Hiểm nguy đốt ong vò vẽ ở miền Tây xứ Nghệ

Từ tháng 7-9, ong vò vẽ thường làm tổ trên các vùng núi cao miền Tây xứ Nghệ. Thời gian này, nhiều người dân đổ vào rừng lấy ong về chế biến làm món ăn. Từ lâu, món ăn từ ong vò vẽ được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, để lấy được 1 tổ ong vò vẽ cũng không đơn giản chút nào. Việc đốt ong vừa nguy hiểm vừa có nguy cơ lan cháy rừng trong mùa khô hạn.

Bắt ong vò vẽ rất nguy hiểm nên người dân vùng cao xứ Nghệ thường lợi dụng ban đêm, khi ong đã vào tổ mới đi bắt. 

2 thg 8, 2016

Ăn nem Thủ Đức, tắm suối Xuân Trường

Đi theo quốc lộ 1K, gần tới ngã tư Linh Xuân thì bên phải có Đường số 3, rẽ vào đó chừng 100 met tới ngã ba, lại rẽ phải, qua một khu chợ nhỏ nhưng đông đúc là bạn sẽ thấy một Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp quốc gia: Đình thần Xuân Hiệp.

Cổng đình

Biến tấu bánh mì nướng muối ớt

Thức quà dung dị bánh mì nướng muối ớt của người dân Khmer giòn giòn, cay cay, mằn mặn với nhiều biến tấu mới mẻ được giới trẻ Sài thành, Đà Lạt say mê. 

Bánh mì nướng muối ớt vốn dĩ là món ăn của người Khmer ở khu vực Bảy Núi, Tịnh Biên, An Giang. Với hương vị hấp dẫn, món ăn dung dị ấy đã đổ bộ vào Long Xuyên, tiếp đến là các tỉnh Tây Nam Bộ, và những ngày gần đây đã có mặt tại Sài Gòn và Đà Lạt với những biến tấu mới theo ý thích của người bán và phong vị thực khách mỗi nơi. 

Nét đẹp cầu Dùng

Trên mảnh đất "nhút mặn chua cà" Thanh Chương, đã một thời giao thông là nỗi ám ảnh. Nỗi cách chia bởi sông nước đi cả vào trong câu hát "Ngại mùa mưa Thanh Chương mình nước lũ". Thế nhưng, giờ đây, về Thanh Chương, một trong những vẻ đẹp cuốn hút chính là những cây cầu. Thay thế cho con đò, rồi đến bến phà Dùng xưa đã lần lượt có tới 2 cây cầu, nối đôi bờ sông Lam...

Sông Lam một thời ngăn cách đôi bờ. 

Cá bống suối miền Tây Nghệ An, món thơm ngon khó cưỡng

Vào mùa mưa đến cá, cua, nhái, ốc… có ở khắp các con khe, con suối nhưng nhiều nhất vẫn là cá bống, một loại cá nhỏ mà được người dân miền Tây xứ Nghệ rất ưa chuộng, dùng để chế biến thành các món ăn độc đáo.

Khi màn đêm buông xuống, chỉ còn tiếng nhái và côn trùng kêu râm ran khắp các con suối cũng là lúc bà con Đồng Văn, Tân Kỳ rủ nhau đi bắt cá.