2 thg 7, 2016

Có những ngày hè Cẩm Phả

Những bức ảnh và câu chuyện về Cẩm Phả đã đến với tôi qua điện thoại, tin nhắn, email từ rất lâu trong quá khứ. Đến ngày "thành phố bụi than" thực sự hiện lên trong tầm mắt, khiến tôi không khỏi rung động.

“Thanh niên Phả” - Ảnh: Thủy Trần 

Vậy mà trong ký ức tôi không lý giải được vì sao Cẩm Phả lại thân quen và gần gũi với mình đến thế. Một ngày nọ mới chợt nhớ ra bạn trai cũ của mình sinh ra và lớn lên ở Cẩm Phả, sau này ở Hà Nội, mỗi lúc buồn anh lại... về quê.

Ở đó hẳn là đã có những tháng năm buồn tênh! 

Về xứ Mường thưởng thức món sườn trâu om lá lồm

Nhắc đến văn hóa ẩm thực Mường, người ta thường nghĩ ngay đến những món ăn mang đậm bản sắc dân tộc như “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui...” hay các loại rau rừng, quả dại. 

Món sườn trâu non om lá lồm thơm ngon, lạ miệng của người Mường ở Lạc Sơn, Hòa Bình - Ảnh: THANH SƠN THỦY 

Cũng giống như món cơm nếp đồ, trong mâm cỗ của mỗi gia đình người Mường dịp lễ, tết không bao giờ thiếu món thịt trâu.

1 thg 7, 2016

Thần dược trị bá bệnh của một thời

Sau 1975, dầu Nhị Thiên Đường ngừng hoạt động. Dòng họ Vi ra định cư nước ngoài và nhãn hiệu Nhị Thiên Đường tuy không còn sản xuất ở Việt Nam nhưng vẫn được sản xuất ở nước ngoài.

Thời bao cấp xuất hiện những chai dầu Nhị Thiên Đường giả mạo, sau này người Việt xài dầu Nhị Thiên Đường sản xuất ở Hong Kong nhập về.

Khi còn học cấp I, bọn trẻ con chúng tôi đều biết câu đồng dao: “Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam tông miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá”, bốn câu sau lúc đó chưa biết là gì, chỉ biết hai câu đầu. Nhất dương chỉ là môn võ tuyệt luân trong truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà ngày đó kiếm hiệp Kim Dung người miền Nam phần nhiều đều nằm lòng. Dầu Nhị Thiên Đường còn phổ biến hơn vì phụ nữ, nhất là các cô, các bà lớn tuổi ít ai không có trong túi một lọ dầu ve bằng ngón út đựng ít dầu màu nâu đỏ mang nhãn hiệu ông Phật mập này.

Cô Tô lãng mạn và nguyên sơ

Đến với Cô Tô (huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh), du khách được thưởng thức một không gian trong lành, đầy nắng và gió. Vì mới phát triển du lịch nên không gian nơi đây vẫn còn nguyên sơ. 

Cô Tô nhìn từ biển - Ảnh: Phạm Tô Chiêm 

Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn, từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân vùng Đông bắc. Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng Đốc Hải Dương - An Quảng đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng Hoá.

Cảnh đẹp chùa Hạnh Phúc Tăng

Chùa Sanghamangala theo tiếng Ba Li có nghĩa là hạnh phúc gia đình tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Chùa này được xem là một biểu tượng văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer bởi lối kiến trúc cổ xưa rất độc đáo. 

Hôm chúng tôi đến, chánh điện chùa mới trùng tu xong khá đẹp mắt mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ, vừa mang đường nét kiến trúc Thái Lan.


Ông Kim Quang, ngụ tại thị trấn Vũng Liêm cho biết “…đây là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của bà con người dân tộc Khơ Me, chúng tôi tự hào vì ngôi chùa đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, vì vậy chúng tôi giáo dục cháu con phải ra sức gìn giữ di tích này...”

Linh thiêng chùa Đại Thọ ở Vĩnh Long

Những ai đã từng có dịp đến tham quan tìm hiểu về chùa Đại Thọ (tọa lạc tại ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) đều có chung nhận xét: Ngôi chùa này rất trầm mặc, cổ kính, mang nhiều dấu ấn rất huyền bí pha lẫn sự linh thiêng rất lạ thường.

Một góc chùa Đại Thọ

Ông Thạch Nghét, ngụ ấp Kỳ Son, xã Loan Mỹ cho biết “…ngôi chùa này có từ lâu đời, là nơi để bà con người Khơ Me đến cúng dường ngày thường lẫn ngày lễ truyền thống. Đây là niềm tự hào về di sản văn hóa cổ của chúng tôi…”.