10 thg 5, 2015

Ấn tượng với phố đi bộ Nguyễn Huệ

Sau gần 8 tháng thi công, phố đi bộ Nguyễn Huệ ở quận 1, Tp. Hồ Chí Minh đã chính thức mở cửa trong sự chào đón hân hoan của người dân. Đây là con phố đi bộ đầu tiên ở Tp. Hồ Chí Minh, là điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo, tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Thành phố.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ có chiều dài 670 mét, rộng 64 mét, với kinh phí xây dựng gần 430 tỷ đồng gồm 2 phân đoạn: Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đường Lê Thánh Tôn (trước trụ sở UBND Tp.Hồ Chí Minh) đến đường Lê Lợi và quảng trường Nguyễn Huệ từ đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng.

Điểm nhấn của phố đi bộ là không gian rộng thênh thang cho mọi người vui chơi thỏa thích. Chiều rộng mặt đường 60 mét với trục chính giữa là quảng trường đi bộ rộng và 2 làn đường dành cho phương tiện lưu thông. Mặt đường được lát bằng đá hoa cương tạo sự bắt mắt, những hàng cây lộc vừng thẳng tắp xen kẽ các bồn hoa tạo thêm nhiều mảng xanh của cây cối. Cái nắng buổi ngày được giảm bớt bằng hệ thống phun sương kín đáo trên cây xanh, hai hồ phun nước là điểm đặc trưng, thu hút mọi người vui chơi, chụp hình kỷ niệm…

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người trong đêm 30/4 kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam.

7 thg 5, 2015

Hồ Ba Bể - nàng công chúa ngủ trong rừng

Nằm trong danh sách 16 hồ nước đẹp nhất thế giới năm 2014 do trang MSN (Microsoft Network) bình chọn và là một trong 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, hồ Ba Bể rất thích hợp những ai cần một kỳ nghỉ yên lành, gần gũi với thiên nhiên. 

Bắc Kạn có suối đãi vàng 
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh 

Thuộc Vườn quốc gia Ba Bể huyện Ba Bể tỉnh Bắc Cạn, hồ Ba Bể cách Hà Nội khoảng 240km, nằm trên cao độ 145m, giữa vùng núi non hiểm trở. 

Làng thuốc lào lâu đời ở xứ Thanh

Cứ đến tháng 4, 5, người dân làng Thượng Đình, xã Quảng Định, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa lại rộn ràng vào vụ thu hoạch lá thuốc lào, sau đó ủ, xén và đem phơi để cho ra những sản phẩm đã tạo thành thương hiệu.

Cây thuốc lào được trồng từ tháng 9 nhưng đến tháng 4 năm sau mới thu hoạch và chủ yếu dùng lá. Ngoài Thượng Đình, Thanh Hóa, loại cây này còn được trồng nhiều ở vùng đồng bằng trung du bắc bộ, trong đó có Hải Phòng. 

Lễ tế bách tổ nghề truyền thống bên dòng sông Hương

Được xem là một trong những nghi thức độc đáo, lễ tế bách tổ của các làng nghề bên dòng sông Hương - Huế thường diễn ra rất trang trọng với nhiều hoạt động như dâng hương, đưa rước... 

Đúng 17h ngày 2/5, lễ tế bách tổ nghề truyền thống diễn ra tại công viên Tứ Tượng, đường Lê Lợi, TP Huế. Gần 200 nghệ nhân đến từ 40 cơ sở nghề, làng nghề truyền thống tiêu biểu của cả 3 miền đã cùng nhau tập tung chuẩn bị cho lễ rước. 

4 thg 5, 2015

Chợ ... đèn pin


Không phải là chợ chuyên bán đèn pin mà vì chợ này nhóm họp khi trời còn tối đen, người bán hàng phải dùng đèn pin để cho khách mua xem hàng và thấy nhau mà giao dịch.

Hàng ngày, chợ đông từ trước 4g sáng, khi trời sáng hẳn thì chợ đèn pin giải tán, trả lại “mặt bằng” là đoạn đầu đường Quang Trung ra bờ sông Thạch Hãn, cạnh chợ thị xã Quảng Trị.

Người mua không phải là các bà nội trợ mà họ mua rồi bán lại ở các chợ nhỏ; kiểu như đây là “chợ đầu mối” chuyên về nông sản, nguồn hàng từ các làng quanh thị xã.


Độc đáo giếng đá cổ ở Gio An

Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ, cuộc sống nhân dân và bộ mặt làng xã đã thay đổi, nhưng Gio An (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) còn giữ được hệ thống di tích vô cùng quý giá. Đó là những giếng đá có thể do người Chăm tạo tác từ cuối thế kỷ XII, khi mật độ dân cư còn thưa thớt.

Bao năm nay, nhiều du khách đến Gio Linh theo quốc lộ 1A thường rẽ vào tỉnh lộ 75 để lên viếng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, hầu như không ai biết là mình đang đi qua một vùng quê độc đáo: xã Gio An với 16 giếng đá cổ, di sản của nền văn minh xếp đá độc nhất vô nhị.

Giếng ở đây không mang hình ảnh những cái giếng cổ thường thấy ở các làng, xã vùng đồng bằng là đào sâu xuống lòng đất tìm mạch nước; ở đây, giếng được khai thác các mạch nước ngầm ở sườn đồi, xếp đá ngăn lại giữ nước, lắng nước, chứa nước và dẫn nước … theo ý mình.

Lần theo di tích văn minh người xưa

Giếng Pheo ở thôn Tân Văn. Ảnh: Trần Bình

Mùa đào chín đỏ trên cao nguyên Mộc Châu

Đào giống Pháp ở Mộc Châu, Sơn La nổi tiếng với vị giòn ngọt, chua thanh đang vào những ngày thu hoạch. 

Cứ mỗi dịp xuân về trên đất Mộc Châu, sắc hồng của hoa đào nở rộ núi rừng để sau đó 2-3 tháng, cây cho những quả đào chín đỏ. 

Các món hải sản nổi tiếng ở Ba Hòn Đầm

Nhum biển nướng mỡ hành, bạch tuộc nướng, hải sâm xào... là những món hải sản tươi ngon, đậm đà bạn dễ dàng tìm và thưởng thức trên Ba Hòn Đầm ở Kiên Giang.

Ba Hòn Đầm thuộc quần đảo Bà Lụa, tỉnh Kiên Giang. Nơi đây không chỉ níu chân du khách bởi bãi tắm, các điểm tham quan nổi tiếng mà còn có cả những món hải sản tươi rói.

Nhum biển nướng mỡ hành

Nhum biển được chế biến thành nhiều món như cháo, ăn sống với mù tạt, trộn trứng hấp cách thủy, nhưng được yêu thích nhất là nướng mỡ hành. Nhum sau khi vớt từ biển được rửa sạch, dùng kéo tách đôi, cho một ít mỡ hành vào và nướng trên bếp than hồng. 

Bạn có thể mua hải sản của chủ tàu hay người dân trên đảo rồi cùng nhau nướng tại chỗ. Giá của nhum biển khoảng 5.000 đồng một con. Ảnh: Khánh Bình 

3 thg 5, 2015

Văn thánh miếu của Sài Gòn…

Dưới triều nhà Nguyễn, mỗi tỉnh được triều đình chỉ thị xây dựng một Văn thánh miếu để quảng bá cho việc học hành, thi cử. Văn thánh miếu thờ Đức Khổng Tử - người được xem như “thủ lĩnh” của đạo Nho. TP.HCM ngày xưa cũng có một Văn thánh miếu như thế, nhưng nay nó không còn nữa…

1. Nói đến khu du lịch Văn thánh tại TP.HCM có lẽ khá nhiều người biết, khu vực kế cận khu du lịch này còn có chợ Văn thánh, cầu Văn thánh, đồng thời còn có một ngôi chùa ít ai biết đến, đó là chùa Văn thánh (số 115/9 đường Ngô Tất Tố, P.22, Q.Bình Thạnh, cách ĐH Tôn Đức Thắng khoảng 100m).

Quang cảnh chùa Văn thánh

Như thực như mơ ở bãi Tiên

Cách trung tâm TP Nha Trang chưa đầy 10km có một nơi được gọi là bãi Tiên. Điểm đến mới mẻ này hiện thu hút rất đông du khách tìm đến đạp xe, leo núi và ngắm biển vào mỗi chiều muộn.

Vẻ đẹp nguyên sơ, hữu tình của bãi Tiên - Ảnh: Tiến Thành 

Để tới bãi Tiên, từ trung tâm thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) cứ thế chạy xe theo con đường mới nối liền đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng. Gọi là đường mới vì nó không có tên, chỉ là con đường nhựa phẳng lì chạy giữa núi và biển theo hướng bắc của thành phố.