31 thg 8, 2013

"U Minh xứ sở lạ lùng"...

Chiếc vỏ composite chở chúng tôi phăng phăng rẽ sóng, bỏ lại phía sau những cụm bèo và những giề lục bình non tơ xanh biếc. Một ngày ở Vườn quốc gia U Minh Thượng dường như quá ngắn... 

Ngư ông giữa cánh đồng nước bao la U Minh Thượng - Ảnh: Hoài Vũ

Sau khi qua phà Tắc Cậu, cho xe chạy dọc theo quốc lộ 63, tiến thẳng về U Minh Thượng, chúng tôi dừng chân ở hồ Hoa Mai - trung tâm du lịch của Vườn quốc gia U Minh Thượng - nghỉ ngơi, ăn uống để chuẩn bị cho một chuyến du lịch khám phá.


Về miệt vườn ăn bông bí rợ

Ngày xưa, ao ước của các cô gái miền Tây Nam bộ thật dung dị, nhẹ nhàng, được thể hiện qua câu ca dao: Mẹ mong gả thiếp về vườn/Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh.


Thứ bông bí luộc được nhắc đến ở đây là bông bí rợ hay bí đỏ. Bí rợ có thân dài với những tua vòi quấn chặt giàn leo hay bất kỳ thứ gì trên đường đi của nó. Thân cây được bao phủ bởi lớp lông cứng dòn, không gai. 

Lá bí lớn, phủ một lớp lông mềm. Giống bí rợ ngon nhất, dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long ưa chuộng là bí Vàm Răng, được trồng phổ biến ở Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, trái tròn dẹp, có khía, nặng 3 - 5kg, thịt dày, dẻo, màu vàng tươi, phẩm chất ngon.

Mít nài là sa kê?

Sau hai bài viết về di tích Đàn Tiên Cái Khế ở thành phố Cần Thơ của tác giả Lâm Văn Sơn, có bạn đọc cho rằng tác giả đã nhầm lẫn giữa cây sa kê với mít nài và hình ảnh minh họa trong bài chính là cây sa kê. Sau đó, nhiều người khác tham gia bàn thêm về thông tin này, nhiều bạn còn trích dẫn các nguồn từ Internet để chứng minh cho ý kiến của mình.

Thân cây, cành, lá mít nài giống y như sa kê, nhưng mít nài ra hoa và thành trái dài nhỏ, gọi là dái mít, có hai loại đực (có lớp phấn vàng) và cái (da xanh). 

Lên núi Tà Cú

Nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 30km, Khu du lịch núi Tà Cú rộng khoảng 250.000 m2,  thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Đây là điểm du lịch mà bất cứ ai đến Phan Thiết không nên bỏ qua, bởi nơi đây không chỉ hấp dẫn dân thích dã ngoại mà còn là tuyến du lịch tâm linh thu hút người hành hương.

Núi Tà Cú cao hơn 500m. Có hai đường để đi lên núi. Đi đường bộ phải leo hơn 1.000 bậc thang, dành cho người thích mạo hiểm hay cắm trại, nghỉ lại. Thuận tiện hơn là đi bằng cáp treo. Cáp treo đi khá nhanh, chỉ mất khoảng 15 phút, khách chưa kịp ngắm kỹ núi rừng hùng vĩ, trùng điệp bên dưới, những vạt hoa rừng ẩn hiện… đã lên đến nơi. Rời khỏi cáp treo, khách đi theo đường mòn khoảng 200m mới đến khu vực chùa Núi. Nhiệt độ quanh năm ở đây khá lý tưởng, dao động khoảng 18-22oC,  không khí trong lành, mát mẻ. 

Cổng chào khu du lịch Tà Cú 

Cồn Vành, cửa ngõ du lịch vịnh Bắc Bộ

Đảo Cồn Vành, Thái Bình, được xem là cửa ngõ vịnh Bắc Bộ với bãi biển đẹp cùng triền cát trải dài, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho một chuyến du lịch biển cuối tuần của bạn.

Cồn Vành thuộc huyện Tiền Hải, Thái Bình, cách Hà Nội 140 km. Trên bản đồ du lịch biển của vịnh Bắc Bộ, Cồn Vành nằm ở vị trí trung tâm, cách vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Cát Bà (Hải Phòng) không xa, lại cận kề với các bãi tắm ở Nam Định. Nếu là một tín đồ của du lịch bụi, một trong cồn biển đẹp nhất miền Bắc này chắc chắn sẽ là điểm đến thú vị dành cho bạn. 

Đi cà kheo trong ngày hội ở bãi biển Cồn Vành. Ảnh: Baothaibinh.com. 


Cuối tuần với đầm Vân Long

Nằm cách Hà Nội chừng 80 km, thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình, cách phố phường náo nhiệt chưa đầy 2 km, một khung cảnh trời mây non nước bỗng hiện ra thanh bình và tĩnh lặng.

Từ Hà Nội xuôi theo con đường quốc lộ 1A, qua Phủ Lý đến ngã ba Gián Khẩu, rẽ trái để chạy theo đường vào Nho Quan và thêm khoảng 8 km để đến với xã Gia Vân – huyện Gia Viễn. Đầm Vân Long nằm ngay dưới chân đê và hẳn sẽ làm bạn ngạc nhiên khi dừng lại.

Một cuộc dạo chơi bắt đầu bằng con thuyền nan mộc mạc tách bến đưa khách khám phá một vòng quanh đầm Vân Long. Trong không gian tĩnh mịch của đất trời, tiếng khua chèo của con thuyền nhỏ cũng khiến cả không gian bị khuấy động. Cả khu đầm nằm gọn trong thung lũng với bốn bề là những dãy núi đá vôi, những thảm thực vật của đặc trưng của vùng ngập nước. 

Cảnh sắc tĩnh mịch của đầm Vân Long.