14 thg 8, 2013

Một lần trở lại Phú Quí

Chuyến tàu ra đảo Phú Quí của chúng tôi bắt đầu trong một buổi sáng nắng đẹp, gió lồng lộng có lất phất mưa. Biển dậy sóng ồn ào, tung bọt trắng xóa lạ mắt. Dân đi biển chuyên nghiệp gọi đó là sóng bạc đầu, chỉ xuất hiện khi biển động.

Chẳng bù cho lần đoàn đi mở tuyến vào tháng trước. Ngày hôm đó buổi sáng biển lặng như gương, đến trưa sóng chỉ lăn tăn chút đỉnh và gió thì trốn biệt tăm.

Hơn bảy giờ tối đoàn mới vào đến bờ. Niềm vui đầu tiên trên đảo là bữa ăn ngon tuyệt vời với ốc giác luộc, tôm hùm hấp, cá bóp chiên, canh chua cá mú hồng… Mọi thứ đều tươi rói, ngọt lừ.

Đặc sản ở đây có món cua mặt trăng phải dùng chày mới đập vỡ được càng.Lần đầu tiên thưởng thức loại cua này, ai nấy xuýt xoa khen ngon, quả là không bõ công vật lộn cả ngày với sóng to gió lớn.

Ăn xong, từng cặp du khách nhận xe gắn máy và nón bảo hiểm chạy thử làm quen đường đảo. Đêm về đã có nhà nghỉ khang trang, thoáng đãng, gió mát rượi, cửa mở thoải mái suốt đêm.

Biển Phú Quí

Chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP.HCM là ngôi chùa đẹp, nổi tiếng, có kiến trúc hài hòa, hiện đại, được xây dựng vào khoảng 1970. Nhưng có một ngôi chùa khác cũng có tên Vĩnh Nghiêm ở miền Bắc được xây dựng từ gần bảy thế kỷ trước. Từ Hà Nội theo Quốc lộ 1 lên phía Bắc, đi qua thành phố Bắc Giang, rẽ phải chừng 10km về huyện Yên Dũng, sẽ thấy bảng chỉ đường vào chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Đức La, xã Trí Yên. Quần thể chùa hiền hòa giữa thôn làng trù phú ven dòng Lục Nam uốn lượn.

Nhiều năm trước, mỗi khi có những trận lụt lớn ngập hết các cánh đồng, muốn vào viếng chùa có khi phải đi thuyền. Nay đã có đường bê tông dẫn vào chùa nên đi lại thuận tiện hơn. 

Sân chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang

13 thg 8, 2013

Tinh hoa của gốm Bình Định

Từ những khối đất lấy từ đồng ruộng về, qua bàn tay khéo léo của người thợ, đất trở thành những đồ dùng gắn liền với đời sống, văn hóa của người dân ở địa phương và đi khắp cả nước.

Trải qua hàng trăm năm phát triển với nhiều biến động của nền kinh tế thị trường, nhất là khi đồ dùng kim loại ngày càng phổ biển và rất tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Tưởng như nghề đất nung Vân Sơn sẽ bị mai một, mất chỗ đứng. Thế nhưng, nghề đất nung ở làng gốm Vân Sơn, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn (Bình Định) đang còn tồn tại đến ngày nay. 

Từ những khối đất qua bàn tay khéo léo người thợ đã trở thành những vật dụng gần gũi trong đời sống người dân

Ngã ba Đông Dương - ám ảnh tại chốn thiên đường sắp mất

Tôi từng qua lại và gắn bó với người Brâu ở Ngã ba Đông Dương từ khá lâu, nơi đàn ông cà răng, đàn bà căng tai - dân tộc có số lượng ít vào hàng “đội sổ” trong đại gia đình các dân tộc Việt. Bà con chỉ chủ yếu sinh sống duy nhất ở thôn Đắc Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Bản sắc văn hóa sặc sỡ, sự hoang sơ quyến rũ kỳ lạ của cộng đồng chỉ có vài trăm người này đang mai một từng ngày. 


Mỗi lần rời Đắc Mế, tôi lại nghe tin buồn về những miếng ngà voi tròn, vân vi cực đẹp úp vào vành tai (chảy lõng thõng đã “căng” rộng hoác) của các cụ bà Brâu bị bán đi, rồi những chiếc chiêng quý bị mất trộm, bị bán cho tư nhân hoặc cho… bảo tàng nhà nước.


Đào phi 'tiến vua'

Sáng sớm, phụ nữ Hải Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) rủ nhau đi cạo hàu, bắt sò, đánh dắt... ngay ven bờ biển. Những phụ nữ độ 50-60 tuổi tách thành nhóm riêng đi xa hơn. Họ đi đào phi, đặc sản trứ danh một thời dùng để tiến vua.

Ra đến bãi, mỗi người tỏa ra một góc rồi mải mê đào. Thấy trên mặt cát có ụ màu xanh nổi lên lỗ chỗ, bà Nguyễn Thị Cừu (64 tuổi) dùng con dao sắt dài khoảng 50 cm thoăn thoắt đào sâu xuống thành một hố nhỏ. Thò tay xuống miệng hố, bà móc lên con phi dài bằng ngón tay cho vào túi lưới rồi tiếp tục soi trên bãi bồi, tìm những ụ cát màu xanh.

Đất Hải Lộc này không ai đào được nhiều phi như bà Cừu. Người phụ nữ da sạm đen vì nắng, gió biển gắn bó với nghề đào phi từ thuở còn là cô bé 13. Vừa tìm kiếm phi, bà Cừu vừa giải thích, phi là loài hải sản nước mặn, thân gần giống con trai, nhưng thịt dày, trắng và ăn giòn hơn. Nó sống sâu dưới cát cả nửa mét, hai chiếc tua dài như hai sợi râu thò lên mặt đất ăn sinh vật phù du. Tua cũng chính là hai chiếc “ăng ten” cực kỳ nhạy, có bất cứ động tĩnh gì nó sẽ chui sâu dưới cát. Săn phi là nghề khó nhất, vất vả nhất trong các nghề bắt hải sản ven biển. 

Con phi nằm sâu dưới bùn cát tới nửa mét nên những người đào phi luôn luôn phải áp sát mặt xuống đất thì mới có thể móc được phi. Ảnh: Hoàng Phương. 

Vẻ đẹp nhà tường trình của người Hà Nhì ở Ý Tý

Những ngôi nhà tường trình bằng đất mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông luôn tạo nên một nét kiến trúc nhà ở độc đáo của đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý. 

Hàng năm cứ sau mỗi mùa vụ, người Hà Nhì lại bắt tay vào làm nhà mới thay thế nếp nhà cũ đã xuống cấp. Khi chọn được mẫu đất ưng ý, người Hà Nhì bắt tay vào công đoạn trình tường nhà, đất đỏ được đưa vào khuôn, dùng chày nén chặt, hết lớp nọ đến lớp kia, tạo nên bức tường vững chắc. Thường những ngôi nhà được trình từ đất với độ dày của tường từ 40 - 50 cm, cao từ 4 - 5 m, diện tích trung bình của lòng nhà từ 60 - 80 m2…

Sau khi tường đã trình xong sẽ đến công đoạn lắp ghép các xà và đòn tay gỗ để lợp mái. Trước đây, người Hà Nhì lên rừng lấy cỏ gianh để lợp mái, vì vậy mỗi khi có gia đình làm nhà mới, các hộ xung quanh sẽ góp sức cùng nhau lên rừng lấy cỏ gianh. Cỏ gianh lấy về được bện lại thành từng nắm lợp liền nhau, lớp nọ chồng lên lớp kia tạo ra mái nhà có độ dày tới 50 cm, nên nhà mát vào mùa hè và ấm áp trong mùa đông.