9 thg 5, 2013

Bí mật của ba khía

Ở vùng nước lợ ven biển đồng bằng sông Cửu Long, thiên nhiên thương tình ban tặng thêm cho nông dân nghèo con ba khía. Đi bắt ba khía tuy cũng vất vả nhưng thu nhập khỏe hơn nhiều so với làm thợ hồ.

Quá giang xuống đi bắt ba khía tập thể. Ảnh: Phan Lữ Hoàng Hà 

Cũng giống như loài còng, ba khía có tám chân, hai càng, là con vật bò ngang sống tập trung ở vùng nước lợ ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ba khía càng gần biển, độ mặn cao, hình dáng càng rắn chắc, đen sạm và toàn thân gần như có… lông. Ba khía ở vùng nước lợ màu xám đen ngả chút màu đỏ, trên thân không có lông. Chúng bò đi ăn mồi bên bờ sông rạch, kênh mương... rất nhanh nhạy, láu lỉnh. Cũng sống trên vùng nước lợ, con tương cận với ba khía là con nha. Nhưng con nha trông mảnh mai và thịt nha ít chắc dẻ hơn.


Bánh giò

Có những món ăn ngon được giấu dưới lớp vỏ bọc tầm thường, thậm chí khi lột lớp vỏ bọc ấy ra thì trông chúng cũng chẳng hấp dẫn chút nào. Đơn cử chiếc bánh giò, sản phẩm của đồng bằng Bắc bộ.

Các món ăn Việt, nhìn chung, luôn được trình bày khá bắt mắt thực khách nhờ có nhiều màu sắc: ví dụ đơn giản nhất là màu xanh của rau, màu đỏ của ớt, màu nâu của những lát thịt trên cái nền trắng tinh của đĩa cơm hay tô phở.

Nhiều món ăn khác màu sắc còn phong phú như một kính vạn hoa. Đi cùng màu sắc là hương và vị.

Bánh giò ăn kèm với giò bò


725 năm chiến thắng Bạch Đằng

725 năm trước, chiến tích trên sông Bạch Đằng đã trở thành một dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng này không chỉ cho thấy sức mạnh đoàn kết của quân dân Đại Việt mà còn thể hiện sức mạnh và nghệ thuật quân sự của Việt Nam thời bấy giờ… 

Đến thị xã Quảng Yên những ngày này, thay vì sự yên tĩnh, thanh bình vốn có của một vùng đất từng là trấn lỵ xưa của tỉnh Quảng Ninh, là không khí tưng bừng, náo nhiệt của Lễ hội 725 năm chiến thắng Bạch Đằng (1288 - 2013) cùng sự phấn khởi hiện rõ trên khuôn mặt của mỗi người dân vùng đất cổ này. 

Những dãy phố yên ả, chấm phá những công trình kiến trúc thời Pháp thuộc, đều được trang hoàng cờ hoa rực rỡ, chạy khắp từ Đền Trần Hưng Đạo đến đình Yên Giang - nơi diễn ra những nghi thức chính của Lễ hội Bạch Đằng. 

Khúc sông Bạch Đằng nơi diễn ra trận thủy chiến năm 1288.

Nhà rông Kon Tum

Kon Tum là vùng đất có nhiều dân tộc bản địa nhất Tây Nguyên gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Ja Rai, Jẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm, là vùng đất mang đậm nét truyền thống sử thi và cũng là quê hương của ngôi nhà rông truyền thống. 

Nhà rông là một tác phẩm nghệ thuật lớn bao gồm điêu khắc, hội họa, trang trí,… đặc biệt là sự thể hiện không gian thiêng liêng, sức mạnh cộng đồng, là linh hồn của làng bản. Nhà rông chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng.

Nhà rông gắn với lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc bản địa ở Kon Tum. Nhà rông Kon Tum có kỹ thuật đơn giản, kiến trúc đa dạng, không chỉ hấp dẫn bởi kiểu dáng đẹp cùng các hình thức trang trí đặc sắc mà còn ở tập quán sử dụng. Buôn làng có nhà rông như được tiếp thêm sức sống. 

Ngôi nhà rông là linh hồn của đồng bào các dân tộc ở Kon Tum. (Ảnh: Minh Đức)

Ngoạn cảnh dòng Đăk Bla

Trong cái nóng của khí trời cộng với cái ồn ào náo nhiệt của cuộc sống ngày càng tấp nập, còn điều gì thú vị hơn khi được tham gia chuyến du lịch bằng thuyền độc mộc xuôi ngược dòng Đăk Bla để có sự trải nghiệm thú vị về cuộc sống.

Khác với một số dòng sông ở Tây Nguyên thường bắt nguồn từ Trường Sơn chảy xuôi về Biển Đông, con sông Đăk Bla với chiều dài trên 100 km lại chảy lên hướng Tây Trường Sơn. Từ địa phận huyện Kon Plong ở phía Tây của tỉnh Kon Tum, con sông chảy về thành phố Kon Tum rồi hợp với sông Pô Kô từ hướng Bắc đổ xuống tạo thành con sông lớn Sê San hùng vĩ. Vì điểm đặc biệt này, sông Đăk Bla còn được gọi là dòng sông chảy ngược.

Dòng Đăk Bla đoạn chảy qua Kon Tum. (Ảnh: Văn Phát)

Khu du lịch Bửu Long

Nằm cách trung tâm thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 6km về hướng Tây Nam, Khu du lịch Bửu Long giống như vịnh Hạ Long thu nhỏ với khung cảnh bình yên, hoang sơ. 

Nếu bạn muốn tìm nơi du ngoạn hay tận hưởng không khí trong lành vào dịp cuối tuần thì Bửu Long quả là một địa chỉ tuyệt vời. Đứng từ trên núi cao trong khu du lịch có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Biên Hòa nằm bên con sông Đồng Nai uốn lượn xen lẫn với màu xanh của cỏ cây, đồng lúa, tạo nên một bức tranh thơ mộng. Toàn bộ khu du lịch rộng 84 ha gồm: quần thể núi rừng, sông hồ. Trịnh Hoài Ðức (1765 - 1825), tác giả sách “Gia Ðịnh thành thông chí” ca ngợi thắng cảnh Bửu Long như sau: "Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có Long Ðầu sừng sững, phía hữu có hang Bạch Hổ khói mây man mác, cây cối sum suê. Thật là đệ nhất thắng cảnh trấn thành vậy". Ngay cổng vào khu du lịch ở đường Huỳnh Văn Nghệ, hai con rồng lớn uốn lượn hiện ra trước mắt đầy ấn tượng. Đi vào bên trong là vườn hoa trung tâm đủ màu khoe sắc, những con đường uốn lượn rợp bóng cây làm bạn quên đi cái ồn ào của phố thị.

Khu du lịch Bửu Long nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 35km, là địa chỉ thích hợp cho du khách tận hưởng không khí trong lành vào mỗi dịp cuối tuần, ngày nghỉ...