31 thg 3, 2013

Đi bụi trên đảo vắng

Tôi đến Sơn Chà, hòn đảo nhỏ nằm giữa vùng biển Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế để thử cảm giác đi bụi trên đảo vắng, tận hưởng thiên nhiên với những bờ đá nối dài, những dải cát trắng mịn, những trảng rừng xanh thẳm, hoang sơ. 

Ban đầu, khi nghe bạn đường rủ đi Sơn Chà, tôi lập tức nghĩ ngay đến bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng và nghĩ bạn phát âm sai. Tôi không phải người duy nhất nhầm lẫn. Thực tế, Sơn Chà là một hòn đảo nhỏ, chỉ chừng 1,5km2 với chu vi 4km thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế, trông từ xa giống như hình một chiếc chảo úp ngược.

Chúng tôi nhìn thấy đảo, nhỏ bé nhưng xanh thẳm, sau một tiếng rưỡi đồng hồ lênh đênh trên biển. Thuyền cập bến, thật thú vị khi được bước chân trên dải cát trắng mịn màng, nhìn ngắm những dải đá nhấp nhô nhiều hình khối và những trảng rừng xanh mướt. 



Người La Hủ - Bản năng sinh tồn nơi biên viễn

Pa Vệ Sủ trời mù sương và âm u nhưng không buồn bằng cái nghèo hiện diện nơi đây. Những "con sóc, con hổ” mạnh mẽ của rừng già nay quay quắt trong nỗi buồn của nghèo đói.


Xã Pa Vệ Sủ quản lý 14 bản, trong đó có 13 bản người La Hủ, một bản người Mảng. Nơi chúng tôi ghé thăm là bản Sín Chải A, được hình thành cách đây hơn 20 năm. Ban đầu chỉ là một bản, nhưng do địa hình hiểm trở nên để dễ quản lý, bản được chia ra làm ba bản nhỏ là Sín Chải A, Sín Chải B và Sín Chải C. Bản Sín Chải A hiện có 34 hộ dân với 120 nhân khẩu, 100% là người La Hủ.


Mảnh trăng cuối rừng Bum Nưa

Ai đã một lần đến Tây Bắc sẽ mãi say cái mây, cái gió, cái rét mướt, mưa gào của vùng biên cương xa xôi. Đã nhiều năm lang thang qua các nẻo đường Tây Bắc nhưng tôi vẫn chọn Lai Châu là nơi để quay lại bởi vùng đất này gieo vào tâm trí tôi sự huyền bí thẳm sâu, tình người chân tình sâu sắc.

Tà dương trên núi rừng Bum Nưa

Cung đường khám phá lần này là xã biên giới Pa Vệ Sủ (giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu với hai điểm nhấn quan trọng: thứ nhất là tìm hiểu cuộc sống người La Hủ - một dân tộc đang được bảo tồn đặc biệt với cuộc sống có nhiều điều bí ẩn và thứ hai là chinh phục vùng núi hiểm trở Phu Xi Lùng, nơi có mốc biên giới Việt - Trung số 42 ở cao độ 2.856,5m - cột mốc cao thứ hai của Việt Nam.


Ăn thòi lòi ở Cà Mau

Mùa này, có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển hoặc Đất Mũi (Cà Mau), dân sành điệu thường tìm cho được các món ngon từ thòi lòi, tuy dân dã nhưng hương vị thật đậm đà khó quên. 

Thòi lòi còn gọi là phương ngư, thường sống ở các bãi bồi cạnh mé biển, nơi mắm, đước mọc ken dày. Mắt thòi lòi lồi như mắt tôm, miệng vuông, màu sắc, kỳ vi rất đẹp. Chúng thường làm hang rất sâu, khi có động chui xuống hang trú ẩn rất nhanh. Bà con vùng biển săn bắt thòi lòi bằng cách câu và đặt xà di.

Để câu thòi lòi, dân biển thường dùng cần câu cắm, móc mồi xong, thả lưỡi câu vào miệng hang chờ thòi lòi dính câu mới giật lên. Mỗi người có thể sử dụng nhiều cần cắm một lúc nhiều miệng hang. Nhưng cách bắt phổ biến và hiệu quả nhất là đặt xà di. Xà di có hai loại. Một loại bện bằng lá dừa nước giống hình cái xà di đuổi chuột nhưng chỉ dài chừng ba tấc, một đầu to như miệng ống trúm (đường kính một tấc), đầu kia tóp lại để thòi lòi chui vào là không thể quay đầu ra. Một loại làm bằng lưới, cũng có kích thước tương tự nhưng dùng chỉ gân đan thành lưới.

Chè rong câu chân vịt

Không chỉ có nhiều đặc sản vang danh cả nước, Hội An còn có món “ăn chơi” dân dã mà người dân bản địa cũng như khách thập phương mê mẩn là chè rong câu chân vịt. 

Chè rong câu chân vịt 

Nghe tên chè rong câu chân vịt không ít người trong chúng ta tò mò nếu chưa một lần được thưởng thức. Tò mò cũng đúng vì nói đến chè thì dường như chẳng liên quan gì tới cái từ “chân vịt”.

30 thg 3, 2013

Độc đáo tranh kiếng Nam Bộ

Trong quá trình phát triển, ở mỗi vùng đất, vùng văn hoá, tranh kiếng (kính) lại xuất hiện thêm những nội dung mới để phù hợp với phong hóa cộng đồng dân cư, dân tộc. Từ đó, mỗi dòng tranh kiếng hình thành những sắc thái riêng biệt, độc đáo mà trong loạt bài kỳ trước mới chỉ nói tới Dòng tranh Chợ Lớn.

Dòng tranh Lái Thiêu có loại vẽ nhiều màu, tiêu biểu như màu hường, màu xanh lông két, màu trắng, màu vàng, xanh dương..., nhưng cũng có loại màu nền đen hoặc đỏ, đặc biệt các hoa văn, hình họa đều dán ốc xà cừ để tạo nên sắc trắng bạc phản quang. Sắc màu phản quang truyền thống là lớp màu điệp trong tranh mộc bản, kế đó là sản phẩm cẩn ốc xà cừ và hiện đại là tráng thủy và dán giấy trang kim đa sắc, chủ yếu là vàng kim và bạc.

Đặc phẩm của tranh kiếng Lái Thiêu là bộ tranh thờ tổ tiên: bức tranh sơn thủy vẽ núi ở hậu cảnh với dòng sông chảy ngoằn ngoèo, thấp thoáng trong khóm cây vài nếp nhà, và trung tâm là một ngôi nhà khang trang với sân vườn gần mé sông, có cây cầu bắc qua, ngụ ý nhắc câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Lái Thiêu có thể coi là xứ sở mở đầu cho loại tranh thờ tổ tiên lừng danh ở xứ Nam Bộ. Về sau, bộ tranh thờ tổ tiên có thêm đồ án cây đại thụ: gốc lớn cành lá sum suê, biểu ý “Cây có cội, nước có nguồn”.