2 thg 4, 2013

Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp biến hóa của động Hoa Lư

Tràng An là quần thể danh thắng thuộc cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Nơi đây bao gồm hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi khí hậu đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm.

Các dãy núi, hồ nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi hồ là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện khiến nơi đây mang một vẻ đẹp kì diệu.

Non xanh, nước biếc.


1 thg 4, 2013

Đảo ngọc Bình Ba

Đảo Bình Ba thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Hòn đảo rộng và đẹp, nằm ngang cửa vịnh Cam Ranh, như một lá chắn bảo vệ cho vịnh trước mọi sóng gió, phong ba, đồng thời tạo ra hai cửa ra vào vịnh.

Đảo Bình Ba rất gần bờ, từ Bến đò Ba Ngòi ở thành phố Cam Ranh đi thuyền chưa đầy một tiếng là đã ra tới cảng cá của đảo. Trên đảo, nhà cửa xây dựng khá đẹp, kiên cố. Đường sá được trải bê tông đi lại thuận tiện. Dân cư khá đông, trên 5000 người, chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt, chế biến hải sản và nuôi hải sản trong lồng bè. Nước sinh hoạt hàng ngày chủ yếu từ giếng nước lợ, nước ăn uống thì hứng nước mưa chứa vào bể hoặc chở nước ngọt từ đất liền ra.

Đảo Bình Ba nằm giữa vịnh Cam Ranh.

Rau muống đồng

Miền Tây Nam bộ với sông nước kênh rạch chằng chịt, đồng ruộng mênh mông là nơi lý tưởng cho rau muống đồng sinh sôi phát triển.Đó cũng là một nguồn thức ăn tự nhiên của nhiều người dân Đồng bằng sông Cửu Long.

Rau muống đồng cọng đỏ

Đọt rau muống đồng rửa sạch có thể ăn sống, hoặc luộc chấm với cá, mắm kho sẽ làm cho bữa cơm lúa mùa thêm ngon miệng.Hoặc dùng nấu canh chua cá lóc, cá vồ. Đơn giản hơn là luộc rau, nước rau luộc nêm nếm thêm ít muối, ít đường để làm canh:


Về Châu Đốc ăn bún cá

Cùng với bún nước lèo và bún mắm, bún cá là món ăn thân thuộc hằng ngày ở nhiều địa phương miền Tây Nam bộ lắm sông ngòi, kinh rạch, lắm cá đồng. Bún cá có thể chế biến theo nhiều cách, nguyên liệu có thể thêm thắt khác nhau tùy theo địa phương, mỗi nơi một vẻ, nhưng được biết đến nhiều nhất vẫn là bún cá Châu Đốc.


Những người bán bún cá lâu năm ở chợ Châu Ðốc cho rằng bún cá có xuất xứ từ vùng biển Hồ của nước bạn Campuchia vốn trù phú thủy sản, hầu như món ăn nào cũng có cá. Tuy nhiên, khi du nhập vào đất Việt, bún cá đã được biến đổi để thích nghi với khẩu vị người Việt, rõ nét nhất là cách nêm nếm nước lèo: người Khmer dùng mắm prohok (bò-hóc) vốn nặng mùi, đậm vị trong khi người Việt dùng mắm cá linh hay mắm ruốc để pha chế nước lèo.


Thăm vùng biên phía Bắc

Thác Bản Giốc. 

Nhóm chúng tôi gồm 11 người xuất phát từ TPHCM, ngoài hai vợ chồng tôi đã trên 60, còn lại là 9 bạn trẻ, quyết làm một chuyến ngao du miền núi phía Bắc. Khoảng gần 9 giờ sáng, chúng tôi lên đường, theo hướng đi Sơn Tây rồi vượt sông Đà qua cầu Trung Hà. 

Cầu Trung Hà nằm cách ngã ba - nơi sông Hồng và sông Đà gặp nhau - khoảng 1km. Xe cặp theo bờ đê sông Hồng bên phía hữu ngạn, qua cầu Phú Thọ, nhưng không ghé vào thành phố Phú Thọ mà lại đi cặp theo đê sông Hồng phía tả ngạn để lên Tuyên Quang. Chúng tôi dừng chân, ăn cơm trưa tại một quán cơm cách thành phố Tuyên Quang chừng 10km. Bữa cơm khá ngon miệng, giá cả cũng vừa phải. Ăn xong lại lên đường ngay vì đích đến còn xa.


Lục bình, món quen nhưng lạ miệng

Lâu nay, lục bình là món ăn dân dã trong các mâm cơm thường ngày của bà con ở miệt vườn. Nó còn được dùng làm những món độc đáo, bên cạnh những thứ “hương đồng cỏ nội” như bông súng, ngó sen, tai tượng, năng bộp, bồn bồn… Gần đây, cả bông lục bình và ngó lục bình được chế biến món lục bình xào rất hấp dẫn. Chẳng ai lạ gì cây lục bình, nhưng món ăn từ lục bình vừa ngon lại rất lạ miệng với người dân thành phố.

Hoa lục bình. Ảnh: Huỳnh Văn Nguyệt 

Lục bình thường được gọi là bèo Tây hay là bèo Nhật Bản, có rất nhiều ở miền sông nước. Ngày xửa ngày xưa, lục bình chỉ là một loài thủy sinh lênh đênh trôi theo dòng nước, một loài thảo dã không hữu dụng, nhưng là hình ảnh rất thân thương, gần gũi với nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy mà dân miền sông nước có câu: “Nước chảy liu riu. Lục bình trôi riu ríu. Anh thấy em nhỏ xíu anh thương …”