6 thg 8, 2012

Làng gốm Phù Lãng

Từ thời nhà Trần (thế kỷ XIV), nghề gốm đã phát triển ở xã Phù Lãng, huyện Quế Võ (Bắc Ninh), cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 cây số về phía đông bắc. Nét độc đáo của các sản phẩm gốm Phù Lãng không chỉ là màu men da lươn mộc mạc, khỏe khoắn, đậm nét điêu khắc của tạo hình đã được các nghệ nhân gìn giữ từ bao đời mà còn là những kỹ thuật đắp nổi hiện đại, mẫu mã đa dạng, phong phú được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao.


Gốm Phù Lãng có nét riêng biệt, đó là những sản phẩm gốm có men nâu, vàng, vàng nhạt… mà người ta gọi chung là men da lươn; khi gõ vào sản phẩm có tiếng vang. Bên cạnh những sản phẩm gốm mộc mạc nhưng khỏe khoắn của đất, ngày nay màu sắc hội họa trang trí và nghệ thuật điêu khắc còn được dùng tạo dáng hiện đại cho những dòng sản phẩm mới




Chùa Cổ Thạch

Đường lên chùa Cổ Thạch.

Chùa Cổ Thạch hay còn gọi chùa Hang, chùa Đá, tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; cách thành phố Phan Thiết 105 cây số về hướng bắc, nằm cận biển, bên cạnh bãi đá Cà Dược bảy màu. Ngôi chùa cổ này đã có hơn 100 năm tuổi. Đây một trong những danh thắng nổi tiếng lọt thỏm giữa những hang động trên một ngọn đồi đá cao 64 mét so với mặt nước biển.

Từ TPHCM đến chùa Cổ Thạch khoảng 280 cây số. Du khách có thể theo quốc lộ 1A từ thị trấn Liên Hương (Tuy Phong) vào chừng 10 cây số là đến chùa. Ngôi cổ tự này đã được công nhận là di tích, thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1993.

Ngôi nhà trăm tuổi ở Châu Đốc

Đó là phủ thờ của dòng họ Lê Công, nằm trên đường Lê Lợi, mặt quay ra ngã ba sông về hướng Tân Châu. Người đến Châu Đốc lần đầu, chưa rành đường sá, cứ hỏi người dân ở đây, “Nhà lớn” ở đâu? sẽ được chỉ dẫn đến ngôi nhà trăm tuổi (1912-2012). Giá trị của ngôi nhà cổ này không chỉ ở tuổi thọ của công trình mà còn quý hiếm vì nội thất cổ xưa và giá trị tinh thần được tôn vinh, bảo tồn của một dòng họ ở Châu Đốc.

Ngôi nhà thờ họ Lê Công được khởi công từ năm 1908 và hoàn thành sau bốn năm xây dựng (1912). Trước gian thờ chính giữa có cẩn xà cừ năm khánh thành ngôi nhà. Ảnh: Kim Dung

Thuở xa xưa, vùng đất này toàn là rừng rậm, đầm lầy lau sậy hoang vu có nhiều thú dữ; không làng, không xóm, chỉ có một cái đồn binh trấn giữ vùng biên, đương thời gọi là thành Châu Phú (hoặc Châu Đốc đồn), quan binh triều đình khoảng vài trăm người trấn thủ.


Cửa Tùng - nét duyên vùng biển Quảng Trị


Bờ biển tỉnh Quảng Trị với những bãi cát phẳng lì, thoai thoải kéo dài khoảng 75 cây số, có vẻ đẹp đủ sức hấp dẫn những người yêu thiên nhiên và thích khám phá sự kỳ thú của vùng biển nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Thuộc xóm Cửa, thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, Cửa Tùng là bãi biển đẹp nhất ở tỉnh Quảng Trị từ hàng bao đời nay được ca ngợi là Nữ hoàng của các bãi tắm.


Bãi biển Cửa Tùng. Ảnh: Trần Hoài 

Chùa Linh Thứu


Tam quan chùa


2 thg 8, 2012

Bình Định có Tháp Đôi

Ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn có một khu tháp Chămpa cổ, nơi ấy có 2 tòa Tháp. Vì có 2 tháp nên dân gọi là Tháp Đôi.


 Từ bao đời nay, hình tượng cặp đôi của ngôi tháp cổ này đã trở thành đề tài tình yêu đôi lứa của trai gái Bình Định, như thể hiện trong câu ca dao:

Tháp Đôi đứng với cầu đôi
Vật còn như vậy nữa tôi với mình