25 thg 7, 2012

Thăm làng mộc An Thành


Chúng tôi về làng An Thành (xã Minh Đức, Mỹ Hào, Hưng Yên) trong một ngày đầu hạ. Khác với mường tượng ban đầu, một làng quê bình dị hiện lên trong tiếng chạm trổ lách cách, tiếng nói cười từ những xưởng mộc.


Chạm trổ hoa văn trên gỗ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay người thợ

Vùng đất Bắc nổi danh với những ngôi làng mộc hàng trăm năm tuổi. Nhiều cái tên làng quê đã đi vào công nghiệp hóa và được coi là thương hiệu lớn như làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), hay Đông Giao (Hải Dương). Ít ai biết vùng đông bắc Hưng Yên cũng có làng An Thành - nơi được xem như một xưởng mộc tập thể, mỗi hộ gia đình là một khâu, một “nhịp” trước khi cho ra đời những sản phẩm đầy thần sắc.


23 thg 7, 2012

Huyền thoại Lôi long đao

Trải qua những giai đoạn đầy biến động, võ Bình Định – một trong những cái nôi của võ thuật cổ truyền Việt Nam vẫn như mạch ngầm âm thầm chảy. Trong dòng trầm tích ấy, đến nay những bài thảo cổ vẫn được lớp hậu sinh lưu giữ, truyền dạy như vật báu của quê hương đất võ… 

Trời Bình Định cuối năm trở lạnh. Bên tách trà, giọng nói của võ sư Nguyễn Đông Hải trở nên hào sảng khi nghe chúng tôi hỏi về bài thảo Lôi long đao. “Hiếm có bài đại đao nào uyển ảo, tinh thâm như Lôi long đao. Ngọn đao hư thực, sấm sét và mềm mại, chỉ có thể gọi bằng báu vật…”.

Tâm không tịnh, công phu chỉ là… công cốc

Theo võ sư Đông Hải, bài thảo Lôi long đao do đô đốc Võ Văn Dũng nghiên cứu chiêu pháp rồi soạn ra vào mùa thu năm 1768 tại huyện Tây Sơn, Bình Định.

Sách “Tây Sơn liệt quang chi binh pháp” ghi lại, đô đốc Võ Văn Dũng xuất thân trong một gia đình khá giả. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ mời các thầy võ về dạy, đến tuổi đôi mươi thì đã tinh thông võ nghệ. Gia đình có truyền thống nghề buôn nên Võ Văn Dũng cũng theo cha bôn tẩu khắp nơi, có dịp giao lưu với nhiều anh hùng hào kiệt bấy giờ. Càng lớn Võ Văn Dũng càng chứng kiến cảnh quan lại khắp nơi nhiễu nhương, hà hiếp dân lành. Ông tập hợp hào kiệt, luyện binh rồi tìm đến Nguyễn Nhạc xin tụ nghĩa. Chứng kiến đường đại đao sắc ngọt của Võ Văn Dũng, Nguyễn Nhạc phong ông làm đô đốc.

Đền Thái Vi yên tĩnh giữa đại ngàn

Nằm yên tĩnh giữa rừng núi đại ngàn vùng đất huyền thoại cố đô Hoa Lư, Ninh Bình, đền Thái Vi là một di tích lịch sử vô cùng quý báu, gắn liền với lịch sử triều đại nhà Trần.

Ai xuôi thuyền Tam Cốc dạo chơi thắng cảnh nhớ ghé đền Thái Vi chiêm ngưỡng một không gian văn hóa lịch sử vô cùng độc đáo và có giá trị này.

Đến đền Thái Vi có hai cách, hoặc là trên đường xuôi thuyền vào Tam Cốc, đến lối lên bờ thì dừng chân ở đầu con đường nhỏ đi bộ vào đền. Hai là từ bến đò Văn Lâm rẽ phải, đi theo đường bộ, con đường song hành với dòng Ngô Đồng để vào đền.

Thăm nhà thờ cổ Mằng Lăng



Hai hàng cau rợp bóng dẫn lối đi, những bức tượng nho nhỏ, góc tường sơn màu xám lấm tấm vệt đen màu thời gian… tất cả tạo nên không gian huyền bí và thánh thiện cho Mằng Lăng, một trong những nhà thờ cổ với lối kiến trúc độc đáo ở xã An Thạnh, huyện Tuy An, Phú Yên. 


Mặt trước nhà thờ Mằng Lăng tạo ấn tượng bởi kiểu kiến trúc gothic thế kỷ 19 - Ảnh: Tiến Thành

Nằm cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía bắc, nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892, do một người Pháp tên Joseph de La Cassagne mà người dân xứ đạo còn gọi bằng tên tiếng Việt là Cổ Xuân, vị linh mục đầu tiên của giáo xứ Mằng Lăng. 


Pô Rômê - khúc bi ca nơi tháp cổ

Ở làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, trên một ngon đồi cao 50 met, sừng sững ngạo nghễ một tòa tháp cổ Chămpa: tháp Pô Rômê.

Pô Rômê là tên một vị vua Chăm đã được thần hóa, và được thờ trong ngôi tháp này (nên người dân gọi tên tháp theo tên vua). Biên niên sử người Chăm ghi vua Pô Rômê trị vì từ 1627 đến 1651 (thời kỳ này Chămpa đã là phiên thuộc của Việt Nam). Ông vốn là một mục đồng, được vua Mahataha gả con và sau đó lên ngôi vua, nên dân chúng vẫn thường gọi ông là ông vua mục đồng.



20 thg 7, 2012

Ruồng vườn bẫy chuột cống nhum




Ruồng chuột từ vườn ra ruộng.

Khi ngoài đồng nơi thì thu hoạch lúa, nơi thì làm đất sạ lại, chuột không còn chỗ trú ẩn, dạt vào vườn. Những cơn mưa đầu mùa tưới tắm cỏ non vươn chồi, vườn cây trái xum xuê mùa hè là nguồn thức ăn dồi dào của chuột. Những con chuột cống nhum mập ú, lông mượt, thịt mềm… trở thành món ăn “đặc sản” của vùng sông nước miệt vườn. Lúc này, người dân miệt vườn tranh thủ đi ruồng trong vườn, bẫy chuột cống. Công việc này lợi cả đôi đàng: vừa tiêu diệt loại gặm nhấm phá hoại mùa màng vừa cải thiện bữa ăn gia đình và mang lại thu nhập kha khá.


Về Quy Nhơn – Bình Định cùng ẩm thực món cua Huỳnh đế

Nói đến thành phố biển xinh đẹp và thơ mộng Quy Nhơn ai đã từng một lần ghé chân cũng muốn sẽ có một dịp nào đó sẽ có thể quay lại vì nó hấp dẫn du khách về mọi mặt: bãi biển đẹp thơ mộng, gió mát, dịch vụ khá chu đáo... và còn một điều không thể bỏ qua đó chính là ẩm thực rất đa dạng và phong phú với các nhà hàng quán ăn, quá cà phê, giải khát luôn làm hài lòng du khách với các món ăn, thức uống ngon, rất đặc sắc và giá cả thì không quá đắt đỏ.
   
Cua Huỳnh Đế - đặc sản biển Bình Định

Đến Quy Nhơn du khách dễ dàng tìm thấy cho mình một nơi thưởng thức các món đặc sản biển, trong đó đáng chú ý nhất là món cua Huỳnh đế, loại cua chỉ có ở vùng biển từ Quảng Ngãi - Bình Định, được ngư dân vùng này tôn xưng là vua của các loài cua bởi sự độc đáo riêng chỉ có ở loài cua này, với mai cua dày và cứng, màu vàng như những chiến bào của nhà vua, xuôi theo thân là những gai nhọn li ti, que và càng to, cạnh sắc và bén như dao thật độc đáo, thịt cua trắng, thơm, nhai kỹ có vị bùi, vị ngọt và vị mằn mặn rất hấp dẫn thật xứng đáng với loài cua mang chữ đế.

19 thg 7, 2012

Du lịch "cảm giác mạnh" miền Tây

Miền Tây mến yêu vốn là đồng bằng rộng nhất nước với hàng triệu hecta lúa và vườn cây ăn trái sum sê cùng sông ngòi chằng chịt- đó là hình ảnh quen thuộc nhất. Nhưng ở những tỉnh đầu nguồn hoặc gần biển như An Giang, Kiên Giang lại có khá nhiều núi non và hang động hiểm trở, dư sức cho du khách tìm “cảm giác mạnh”. 

Leo núi

An Giang có dãy Thất Sơn hùng vĩ mà trong đó cao nhất là ngọn Thiên Cấm Sơn, hơn 700m. Với không khí mát lạnh, nơi đây được mệnh danh là “Đà Lạt của miền Tây”. Không chỉ vậy, núi Cấm còn có suối Tiên, động Thủy Liêm, nhiều đền chùa,… nên đường lên núi dẫu gồ ghề khó đi vẫn thu hút hàng ngàn lượt khách phương xa hàng năm.


Du khách nhí trải nghiệm “Cảm giác mạnh” du lịch miền Tây: “Mệt quá rồi!”. 

Về Tây Ninh xơi thằn lằn núi

Khi đã bão hoà với những món ăn thường ngày (thịt bò, heo, gà, cá…), tự nhiên người ta… chán ăn. Trong tình trạng “chán ăn” như vậy, một lần về Tây Ninh, anh bạn tôi rủ đi nhậu lai rai. Trước khi đi, tôi cẩn thận hỏi thực đơn là món gì? Anh bạn nói tỉnh queo: “Thằn lằn núi!”. Lúc đầu nghe thấy ớn. Có ai xơi thịt thằn lằn bao giờ cha nội? Anh bạn có vẻ tự ái, lùi lũi đưa tới một quán nằm giữa cánh đồng dưới chân núi Bà Đen, có cái tên ngồ ngộ: Sân Cu quán. Trong khi chờ món thằn lằn, tôi hồi hộp dùng trước món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lòng không khỏi lo lắng khi nghĩ đến những con thằn lằn da xanh lét bò loằng ngoằng trong vườn, trên mái nhà ở quê mình ngoài Bắc. Thứ đó chỉ mới thấy mấy cha chơi gà chọi bắt chặt khúc cho các võ sĩ gà ăn tươi, nuốt sống chứ thấy ai ăn bao giờ?

Thằn lằn núi đã được mang lên bàn nhậu. Nhìn những chú chàng bị mổ bụng, chiên giòn để trong dĩa cùng mấy lát cà chua đỏ, rau xà lách xanh rất hấp dẫn. Thịt thằn lằn núi hoá ra… ngon quá chừng. Thơm, giòn, béo… cuốn chung với rau giá lụa, đọt cóc, đọt rau nhái và mấy thứ rau thơm khác chấm mắm me, “đã” vô cùng! Mấy anh bạn nói thứ nầy chỉ có trên núi Bà, đi câu được con thằn lằn núi cũng “trần ai” lắm chớ không dễ dàng gì. Chừng mười năm về trước, thằn lằn núi chưa bị xếp hạng vào món đặc sản, chúng toàn bự gần bằng cườm tay, chỉ một con là ba người “đi” hết hai lít đế. Bây giờ thì chúng không kịp lớn, mới bằng ngón tay cái người lớn là bị bắt đem lên bàn nhậu rồi. 




Ngang qua miền Tây

Một bữa nào đó, chợt thấy mình là người miền Tây, lại làm báo, mà rất ít hiểu biết về miền Tây, giống in như một người con cứ mãi rong chơi đâu đâu, lâu lắm không thèm về quê mẹ, hoặc nếu có cũng chỉ đáo qua. Vậy là cứ mỗi khi có dịp, tôi lại “kiếm cớ” một chuyến đi…



Đánh cá trên sông Cửu Long. 

Muốn “đi bụi” miền Tây, bạn không cần gì nhiều đâu. Vài bộ đồ nhẹ nhàng, giờ có thẻ ATM thì tốt rồi nhưng vẫn phải dằn túi chút đỉnh, bởi cái máy này chỉ khi vui nó mới chịu nhả tiền ra thôi. Và thể nào cũng phải có người thân, bạn bè chí cốt, đủ để chia sẻ những hoàng hôn lặng lẽ hoặc vài tia nắng đầu ngày…