11 thg 6, 2024

Vẩn vơ trước sóng Tam Thanh

“Vitamin C tốt cho cơ thể, còn vitamin Sea chữa lành tâm hồn" - thoạt nghe như hư cấu mà ngẫm kỹ lại rất thuyết phục. “Vitamin Sea" trở thành từ khóa tạo “trend" những năm gần đây, đặc biệt rộ lên mỗi khi mùa hè tới.

Trước sóng biển Tam Thanh. Ảnh: Tam Thanh Beach House

8 thg 6, 2024

Mùa sen nở rộ ở Trà Lý

Muôn vàn bông sen nở rộ ở Trà Lý, Duy Xuyên tạo nên khung cảnh thơ mộng, bình yên, hút du khách đến chụp ảnh.

Đầm sen khoảng 40 ha Trà Lý thuộc thôn Chánh Lộc, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, cách trung tâm thành phố Hội An 30 km. Mùa sen ở đây kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 và thời điểm nở rộ đẹp nhất là vào tháng 6.

Pù Luông vào mùa lúa chín

Cuối tháng 5, lúa chín vàng trên những ruộng bậc thang thoai thoải ở Pù Luông, tạo nên bức tranh mùa vàng hút mắt.


Nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa, Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích 17.600 ha trải dài trên địa phận hai huyện Bá Thước và Quan Hóa. Vùng núi Pù Luông khí hậu mát mẻ, bao quanh bởi rừng nguyên sinh đan xen những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ vào mùa lúa chín. Đây cũng là điểm thu hút khách đến với Pù Luông những năm gần đây.

Nhà thờ đá hơn trăm năm tuổi ở Nghệ An

Nhà thờ Bảo Nham được xây dựng năm 1888, hoàn toàn bằng đá và vẫn giữ được vẻ cổ kính, tráng lệ.


Nhà thờ đá Bảo Nham tọa lạc tại xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic với mái lợp ngói. Các hạng mục nội ngoại thất được làm hoàn toàn bằng đá.

3 thg 6, 2024

Ngọt thanh chè củ nén

Đã từng ăn rất nhiều món chè như chè hạt sen, chè đậu đen, chè thập cẩm, chè đậu xanh... nhưng hẳn không mấy ai được một lần thưởng thức món chè củ nén nếu không phải là người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bình Tân Phú (Bình Sơn). Ở vùng đất này, củ nén là sản phẩm OCOP và được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu.

Không quá cầu kỳ về công thức để làm ra món chè củ nén. Củ nén tươi được thu hoạch từ rẫy về. Nhà nào không có củ nén tươi thì có thể mua ở chợ. Chọn những củ nén không quá to đem ngâm nước tầm 10 phút rồi tách vỏ, rửa sạch. Củ gừng gọt sạch vỏ và thái thành từng sợi nhỏ. Mua thêm đường phèn nữa là coi như đã đủ nguyên liệu cho nồi chè củ nén. Ai muốn ăn củ nén nhiều thì nấu nồi to, gừng và đường phèn thì tuỳ sở thích mà cho vào nồi nhiều hay ít.

Chè củ nén.

Chuyện về thủy quân Vũ Văn Hùng

Thủy quân Vũ Văn Hùng sinh ra tại phường An Vĩnh, Cù Lao Ré, nay được thờ tại di tích Nhà thờ họ Võ Văn, làng An Vĩnh (Lý Sơn). Ông là người được ghi chép nhiều lần trong Châu bản triều Nguyễn với vai trò là thực hiện nhiệm vụ đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, vẽ bản đồ và tuyển chọn đà công, thủy thủ... cho Đội Hoàng Sa dưới thời vua Minh Mạng.

Tờ lệnh ngày 15 tháng 4 năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) của quan Bố chánh, Án sát tỉnh Quảng Ngãi hiện đang lưu giữ tại Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao, cho biết: “Vâng theo sắc lệnh, Bộ đã tư cho tỉnh chuẩn bị điều động trước 3 chiếc thuyền lớn, cho tu sửa chắc chắn đợi tại kinh. Phái viên và Biền binh thủy quân đến trước để hiệp đồng nhanh chóng đi khảo sát các xứ của Hoàng Sa. Kính vâng theo tỉnh thần làm lễ cầu khấn, điều động 3 chiếc thuyền nhanh, nhẹ ở tỉnh cùng các vật kiện theo thuyền, mỗi loại đều cho tu bổ. Lại phái Vũ Văn Hùng, người được cử đi năm trước và chọn thêm dân phu am hiểu đường biển sung làm thủy thủ phục vụ trên thuyền, mỗi thuyền 8 người cộng 24 người, từ hạ tuần tháng 3 thuận gió thì nhanh chóng cho thuyền ra khơi. Nay các việc lo liệu xong xuôi Phái viên đã đi thuyền đến.

Món cá kho ở miền núi

Không chỉ ấn tượng về những cung đường quanh co theo triền núi, khung cảnh bạt ngàn màu xanh, các huyện miền núi còn khiến nhiều người nhớ mãi với những món ăn đậm hương vị núi rừng, như canh rau ranh ốc đá, rau dớn xào tỏi, cá niên nướng chấm muối ớt tươi, đặc biệt là món cá kho.

Một lần, tôi cùng nhóm bạn ở TP.Đà Nẵng đi du lịch ở Măng Đen (Kon Tum). Trên đường đi, chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi và ăn cơm tại thị trấn Ba Tơ (Ba Tơ). Chỉ một lần tình cờ ghé qua, vậy mà mọi người cứ nhắc đến và tấm tắc khen món ăn ở đây ngon. Bên cạnh các đặc sản nổi tiếng như cá niên, rau dớn, các bạn tôi ai cũng thích món cá kho.

Món cá kho.

Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 4)

Đây là bài cuối trong loạt 4 bài phóng sự của tác giả Long Mã kể về chuyện đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa chỉ vài tháng sau khi ký hiệp định Paris, tuyến đường sắt này hoạt động trở lại. Bài đăng trên báo Chính Luận từ ngày 7 đến 10/3/1973.

Trong bài này tác giả kể khi về Sàigòn do bị lỡ chuyến, phải chờ chuyến xe lửa sau nên có dịp quan sát ga Biên Hòa và… tám chuyện. Khi tám chuyện với bà bán nước trong ga, có một đoạn như sau: Cũng theo bà, xe mở đường mới đi tới Bàu Cá, khoảng trên Trảng Bom gì đó, không tiến được thêm nữa. Tuy có ngưng bắn nhưng là ở những “chỗ lớn”, chứ những “chỗ nhỏ còn quậy tùm lum à”. Như vậy không chắc xe lửa sẽ được hoạt động lại như dự trù, nếu không có hòa bình.

Như các bài trước, cách viết của tác giả khá… vụng, dài dòng, đôi chỗ sai chánh tả hoặc dùng chữ không nhất quán. Thí dụ cả bài viết là xe lửa, nhưng trong bài lại viết là ngồi chờ ở bến tàu.

Dù sao, bài phóng sự cũng giúp ta nhìn lại một khoảnh khắc xa xưa ở Sàigòn – Biên Hòa, để tưởng nhớ và để hoài niệm.

Phạm Hoài Nhân

Ga Biên Hòa, tháng 3/1967. Ảnh TommyJapan1 trên Flickr

1 thg 6, 2024

Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 3)

Đây là bài thứ ba trong loạt 4 bài phóng sự của tác giả Long Mã kể về chuyện đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa chỉ vài tháng sau khi ký hiệp định Paris, tuyến đường sắt này hoạt động trở lại. Bài đăng trên báo Chính Luận từ ngày 7 đến 10/3/1973.

Trong bài này tác giả tiếp tục đi qua các toa tàu để quan sát và kể chuyện về các hành khách đi tàu, có kèm theo vài nhận xét cá nhân khá thú vị về người Hoa, về kiến thức của học sinh...

Cuối bài là quang cảnh ga đến (ga Biên Hòa) với cảnh người đi xe lô, xe ngựa... và nhận xét của tác giả rằng đa số người đi hôm ấy là... đi cho biết xe lửa, chớ không phải đi để tới Biên Hòa!

Phạm Hoài Nhân

Đi tàu hỏa Sàigòn - Biên Hòa

Phóng sự của Long Mã

Ga Sài Gòn những năm 1900’s. Ảnh Mạnh Hải

31 thg 5, 2024

Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 2)

Ít lâu sau khi ký hiệp định Paris, ga Sài Gòn hoạt động trở lại sau thời gian dài tê liệt vì chiến tranh với tuyến Sàigòn - Biên Hòa. Dịp này, nhật báo Chính Luận đã đăng một phóng sự dài kỳ kể chuyện đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa.

Phóng sự của ký giả Long Mã đăng 4 kỳ trên báo Chính Luận từ ngày 7/3/1973 đến 10/3/1973. Bài phóng sự không phải là hay, nhưng đọc để hình dung lại xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa cũng như hoài niệm những nét sinh hoạt đời thường của cư dân Sàigòn nửa thế kỷ trước cũng là điều thú vị.

Đây là bài thứ hai trong loạt phóng sự 4 bài, đăng ngày 8/3/1973. Tui gõ lại gần như nguyên văn, trừ những chỗ do báo cũ mờ quá đọc không ra.

Phạm Hoài Nhân

Ga Biên Hòa năm 1960's. Ảnh Mạnh Hải