Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh niên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh niên. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Làng cổ Kon K’tu

Cách trung tâm TP.Kon Tum 6 km về hướng đông, làng Kon K’tu (xã Đăk Rơ Wa) như một khoảng lặng giữa những xô bồ phố thị.

Kon K’tu là một trong những ngôi làng cổ nhất ở Kon Tum với tuổi đời trên 300 năm và được xem là ngôi làng cổ đẹp nhất Tây nguyên hiện nay.

Làng cổ bên sông

Con đường về làng Kon K’tu uốn lượn theo những đường cong mềm mại của dòng Đăk Bla huyền thoại. Tiếng là làng trong phố, thế nhưng Kon K’tu vẫn giữ nguyên được nét đẹp cổ xưa của người Ba Na. Nằm giữa làng, mái nhà rông lợp bằng mái tranh cao hơn 13 m như điểm nhấn làm nổi bật lên ngôi làng cổ. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của 138 hộ dân với hơn 736 nhân khẩu.

Trải qua mấy trăm năm dâu bể, ngôi làng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, hoang sơ. Trong làng phần lớn vẫn là những căn nhà sàn theo kiểu truyền thống. Thậm chí vẫn còn nhiều ngôi nhà vách đất nhuốm màu năm tháng.

Mái nhà rông cao vút nằm giữa làng Kon K’tu là nơi sinh hoạt của cả cộng đồng. ĐỨC NHẬT

Độc đáo làng Việt: Làng giữa phố

Giữa phố núi Pleiku (Gia Lai) có một ngôi làng của người Jrai. Làng có tên gọi là Pleiku Roh thuộc P.Yên Đỗ. Mặc dù ở giữa phố thị nhưng ngôi làng độc đáo này vẫn giữ được nét truyền thống đặc sắc của người Jrai.

Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa đã khiến kiến trúc của Pleiku Roh cũng như nhiều ngôi làng của các cư dân bản địa ở Gia Lai và khu vực Tây nguyên bị ảnh hưởng khá mạnh. Ít dần đi những mái nhà rông, căn nhà sàn nhưng từ sâu thẳm, những cộng đồng làng như Pleiku Roh vẫn luôn chất chứa những mạch nguồn mạnh mẽ, là một điển hình về bảo tồn văn hóa truyền thống bản địa.

Một góc làng Pleiku Roh

Độc đáo làng Việt: Làng rau di sản

Làng rau Trà Quế có tuổi đời hàng trăm năm ở xã Cẩm Hà (TP.Hội An, Quảng Nam) vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.

Nghề cha truyền con nối

Bộ VH-TT-DL vừa công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng rau Trà Quế yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc. Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).

Một góc làng rau Trà Quế hơn 400 năm tuổi. MẠNH CƯỜNG

1 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Thiên đường biển đảo Nhơn Lý

Từ một làng chài nghèo ở vùng bán đảo TP.Quy Nhơn (Bình Định), xã Nhơn Lý đã có bước chuyển mình ngoạn mục, trở thành thiên đường biển đảo, một điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, kéo theo đời sống của người dân được nâng cao.

Ngư dân làm du lịch

Nhắc đến sự “thay da đổi thịt” của Nhơn Lý, ông Trần Xuân Nhạt (72 tuổi, ở thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý) cho rằng đó là kỳ tích. Bởi cách đây tầm 10 năm, không ai dám nghĩ làng chài Nhơn Lý nằm trên bán đảo Phương Mai thành trung tâm du lịch biển đảo, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách mỗi năm như bây giờ.

Theo ông Nhạt, chỉ cách trung tâm TP.Quy Nhơn chừng 22 km đường bộ nhưng khi chưa có cầu bắc qua đầm Thị Nại, Nhơn Lý gần như cách biệt với thế giới bên ngoài. Thời đó, đàn ông ở Nhơn Lý chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản gần bờ, đàn bà ở nhà lo việc nội trợ, chăm con. Nhà cửa lụp xụp nằm san sát nhau trên sườn đồi, cơm không đủ ăn, cuộc sống luôn thiếu thốn. Hình ảnh những người mẹ, người vợ, người chị gánh cá, tôm đi bộ hàng chục cây số để bán, kiếm tiền đổi gạo, đổi khoai, sắn đã in đậm trong tâm trí nhiều thế hệ ở Nhơn Lý.

Làng chài Nhơn Lý. DŨNG NHÂN

Độc đáo làng Việt: Làng hoa phồn thịnh giữa miền Tây

Văn hóa Việt được xây đắp, vun bồi từ thành tố quan trọng, đó là làng Việt.

Thời bình, hồn cốt của làng Việt không ngừng được củng cố và phát huy. Cùng với đà phát triển của đất nước, sự thay da đổi thịt của nhiều làng Việt đã giúp sinh kế của bao gia đình ngày càng đi lên, ổn định.

Hình thành từ cuối thế kỷ 19, làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) nép mình thơ mộng bên dòng sông Tiền, trăm hoa bốn mùa đua nở. Trải qua bao thế hệ vun trồng, cư dân nơi đây đang có cuộc sống sung túc.

“Bốn mùa xuân” ấm no

Bà Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng phòng Kinh tế TP.Sa Đéc (Đồng Tháp), cho biết tính đến tháng 4.2022, làng hoa Sa Đéc có diện tích hơn 783 ha, đạt 103% kế hoạch phát triển của năm 2022. Nếu như ban đầu nghề trồng hoa chỉ tập trung ở P.Tân Quy Đông thì nay đã phát triển ra P.An Hòa, P.3 và 2 xã Tân Khánh Đông, Tân Quy Tây với hơn 2.300 hộ dân theo nghề.

Một vườn hoa tại Sa Đéc đầu tư phát triển du lịch. TRẦN NGỌC

20 thg 3, 2022

Từ 'nóc nhà' của Phong Nha - Kẻ Bàng ngắm nhìn núi rừng Trường Sơn

Nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn đi qua huyện Bố Trạch (Quảng Bình), đỉnh U Bò được nhiều người biết đến là địa điểm lý tưởng để thực hiện những chuyến trekking, nhìn ngắm vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Trường Sơn.

Đỉnh U Bò vốn được biết đến là nơi cao nhất nằm trong hệ thống của rừng Phong Nha - Kẻ Bàng với độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Vào độ tháng 3, khu vực này bắt đầu giao mùa, hoa nở thơm nức rừng, không khí mát mẻ cùng với vẻ đẹp nguyên sinh, độ đa dạng sinh học cao là địa điểm lý tưởng để thực hiện những chuyến trekking, thưởng ngoạn vẻ đẹp núi rừng Trường Sơn.

Chòi canh lửa trên đỉnh U Bò. Bá Cường

12 thg 3, 2022

Bảo vật quốc gia mới: Mặt nạ vàng trong ngôi mộ quý

Những chiếc mặt nạ vàng Giồng Lớn, bảo vật quốc gia, đã được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Náu mình trong mộ táng

Bộ ba chiếc mặt nạ vàng Giồng Lớn được đặt tên bằng chính địa danh nơi đã tìm ra chúng. Giồng Lớn là địa điểm thuộc xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ba chiếc mặt nạ được phát hiện tại ba ngôi mộ trong các đợt khai quật khảo cổ học năm 2003, 2005 do Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN chủ trì phối hợp với Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong mộ, bên cạnh mặt nạ vàng còn có các đồ tùy táng khác như đồ gốm, đồ trang sức, tiền Ngũ Thù, công cụ, vũ khí…

Hồ sơ Bảo vật quốc gia cho biết trên cơ sở so sánh với các di tích khác trong khu vực Trung bộ, Đông Nam bộ và các di tích khác ở Đông Nam Á hải đảo, các nhà khảo cổ nhận định rằng, ba ngôi mộ này nằm trong khung niên đại từ thế kỷ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ 2. Đây cũng là niên đại của ba chiếc mặt nạ. Thời kỳ này chính là giai đoạn bản lề ở Nam bộ, khi văn hóa tiền Óc Eo tiếp thu các yếu tố mới từ bên ngoài và chuyển tiếp lên văn hóa Óc Eo.

Mô tả kỹ thuật chạm nổi, được cho là cách làm các mặt nạ vàng Giồng Lớn. Ảnh chụp màn hình Bảo tàng Anh

Bảo vật quốc gia mới: Qua đồng Long Giao - món quà của các thủ lĩnh Đồng Nai

Qua đồng Long Giao cho thấy quyền lực của các thủ lĩnh Đồng Nai. Cùng với mộ Cự thạch Hàng Gòn, qua đồng cho thấy tổ chức lao động chặt chẽ, sáng tạo thời sơ sử.

Bảo vật bên miệng núi lửa

Năm 1982 trở thành mốc quan trọng của địa điểm khảo cổ học Long Giao (TT. Long Giao, H.Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Trong khi đào giếng làm rẫy tại một sườn đồi, bên miệng núi lửa cổ, một người dân là ông Nguyễn Đăng Khánh đã phát hiện cả một kho vũ khí đồng thau. Một năm sau, ông Khánh hiến tặng bộ sưu tập 15 tiêu bản qua đồng (một loại vũ khí giáp chiến với tác dụng chủ đạo là bổ, chém và móc) cho Bảo tàng Đồng Nai. “Đây là một bộ sưu tập qua đồng đồ sộ, chưa từng thấy ở bất cứ vùng nào ở VN về quy mô, sức nặng và họa tiết trang trí trên thân”, hồ sơ của Bảo tàng Đồng Nai cho biết.

Thời điểm phát hiện, sưu tập qua đồng Long Giao còn khá nguyên vẹn, chỉ một số tiêu bản bị gãy lưỡi nhưng không mất. Đa số bị phong hóa ngả màu xanh lục hoặc xám nâu. Hầu như toàn bộ rìa lưỡi đều bị mẻ dạng răng cưa. Họa tiết hoa văn trang trí trên qua đồng Long Giao phong phú và còn nhìn rõ. Các nhà nghiên cứu xác định bộ sưu tập có niên đại thế kỷ 1 đến thế kỷ 3.

Một vài hiện vật trong sưu tập qua đồng Long Giao. Bảo tàng Đồng Nai

Bảo vật quốc gia mới: Ấn vàng quý nặng gần 9kg của vua Minh Mạng

Ấn vàng quý của vua Minh Mạng - ấn Hoàng đế Tôn thân chi bảo - được nhà Nguyễn giao lại cho Chính phủ từ năm 1945.

Cuộc chuyển giao quyền lực

Sau Cách mạng Tháng Tám, ấn Hoàng đế Tôn thân chi bảo đã được chuyển giao quyền sở hữu. Cuộc chuyển giao này diễn ra vào 30.8.1945, tại lầu Ngũ Phụng trên nền đài Ngọ Môn trước Đại nội Huế. Ở đó, kiếm thoái vị của vua Bảo Đại được trao cho phái đoàn đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời VN Dân chủ Cộng hòa, gồm các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận. Tài sản của vương triều cũng được thống nhất bàn giao. Sau lễ thoái vị, toàn bộ số bảo vật, trong đó có ấn Hoàng đế Tôn thân chi bảo, được chuyển ra Hà Nội.

Hình rồng trên ấn được tạo hình đặc biệt. Bảo tàng Lịch sử quốc gia cung cấp

Bảo vật quốc gia mới: Ngôi mộ - trống đồng Gia Phú

Theo PGS-TS Bùi Văn Liêm, trống đồng Gia Phú là ngôi mộ của người có vị trí cao trong xã hội. Nó cũng cho thấy cương vực của văn hóa Đông Sơn.

Trống đồng Gia Phú. Bảo tàng Lào Cai

Chiếc trống dưới chân núi Fansipan

Tháng 3.2019, cuộc san gạt đất làm nhà của gia đình bà Hoàng Thị Vắng (thôn Tả Thàng, xã Gia Phú, H.Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) đã phải tạm dừng khi chạm vào một vật cứng. Đó là chiếc trống đồng và một số di vật xương, rìu đồng, khuyên tai đá… bên trong. “Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với H.Bảo Thắng, các cơ quan chuyên môn vận động gia đình giao nộp, vận chuyển về bảo tàng quản lý”, hồ sơ bảo vật quốc gia Trống đồng Gia Phú cho biết.

Bảo vật quốc gia mới: Bát sứ ngự dụng tinh mỹ Hoàng thành Thăng Long

Hai chiếc bát được sản xuất bằng kỹ thuật cao, thấu quang và có chữ quan. Các nhà khảo cổ cho rằng đây là bát ngự dụng.

Ngoại giao… bát sứ

Hai chiếc bát sứ ngự dụng ở Hoàng thành Thăng Long đã nổi tiếng trước cả khi trở thành bảo vật quốc gia, thậm chí trước cả khi Hoàng thành trở thành Di sản văn hóa UNESCO công nhận. Từ năm 2004, khi Tổng thống Pháp Jacques René Chirac và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi thăm khu di tích Hoàng thành Thăng Long, hai chiếc bát sứ men trắng thời Lê này đã được đưa ra để hai vị khách quý chiêm ngưỡng.

PGS-TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh thành, cho biết: “Từ khi phát hiện, chiếc bát đã trở nên rất nổi tiếng, trở thành di sản quý giá của Hoàng thành Thăng Long và nó đã được công bố nhiều trên các sách và tạp chí trong, ngoài nước. Hai vị khách đều thán phục, ngợi ca về phẩm cấp cao quý, chất lượng tuyệt hảo, vẻ đẹp tinh mỹ của đồ án hình rồng khi chiêm ngưỡng chiếc bát này”.

Hai chiếc bát nổi tiếng. T.L

Bảo vật quốc gia mới: Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long

Bảo vật quốc gia Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long không chỉ cân đối và tuyệt đẹp. Biểu tượng chim phượng còn được cho là báo điềm lành.

Các nhà khảo cổ học vẫn còn nhớ bảo vật quốc gia Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long xuất lộ năm 2002 trong lớp đất chứa nhiều gạch ngói và các thành phần trang trí kiến trúc thời Lý, thời Trần. “Xung quanh nơi lá đề xuất lộ có nhiều cấu kiện trang trí mái kiến trúc được cho là thời Lý. Đó là tượng đầu phượng, thân rồng… Chúng có thể là vật liệu kiến trúc của cùng một bộ mái”, PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, nhớ lại.

Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long. TL

Thêm 23 bảo vật quốc gia được công nhận

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 2198 công nhận 23 bảo vật quốc gia.

Trong đợt công nhận thứ 10 này, có một nhóm hiện vật thuộc bộ sưu tập tư nhân. Đó là sưu tập gốm men trắng An Biên, thuộc bộ sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng (Hải Phòng).

Bảo vật thuộc sưu tập gốm men trắng An Biên. Bảo tàng Lịch sử quốc gia cung cấp

11 thg 1, 2022

Giò mo - ấm áp tình quê

Nhắc đến làng Nhội (xã Thụy Lâm- Đông Anh - Hà Nội) của tôi, mảnh đất nhỏ ở ngoại thành Hà Nội, ai từng về thăm đều nhớ đến món truyền thống giò mo.

Giò mo sau khi gói. Thanh Huyền

Khi nồi bánh chưng được mẹ bắc lên là lúc bố nhóm cái bếp củi cạnh đó cho thịt vào xào để bó giò. Cái mo cau thật to được mẹ mua từ ngày 25 tháng Chạp, ngâm mềm rồi đánh sạch đến khi trắng tinh cả phần trong, rồi lại xát muối thật kĩ. Những miếng thịt lợn tươi rói của phiên chợ sớm với ít tai mũi lợn được bố làm sạch, thái miếng con chì đều chằn chặn, bỏ vào cái nồi lớn. Nhìn bếp củi đỏ rực cháy bập bùng vào một ngày cuối đông lạnh đến se lòng đã thấy ấm áp lắm rồi.

21 thg 12, 2021

Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh

Di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lúc 17 giờ 11 phút ngày 15.12, tại phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Paris (Cộng hòa Pháp), di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Những vòng xòe không có giới hạn số lượng người tham gia. TL

15 thg 12, 2021

Mê mẩn miền cải trắng đầu đông

Những cơn gió mùa xứ lạnh tràn về Bắc bộ báo hiệu một mùa đông đã về. Đông đến, đất trời u ám, hơi lạnh lan tỏa khắp muôn nơi… Trong không gian ấy, một loài hoa bắt đầu tỏa sáng - hoa cải trắng.

Hoa cải trắng đi vào thơ, vào nhạc và như một loài hoa báo hiệu mùa đông xứ Bắc. Ta có thể bắt gặp những ruộng cải nở trắng trên ruộng đồng, bên sông ngòi và ở cả miền núi đồi xa xăm Tây Bắc.

Nhiều năm qua lữ khách quen hẹn hò nhau trải nghiệm miền cải trắng bạt ngàn ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Năm nay chúng tôi đã được mách nước để tìm về một miền hoa cải khác mang tên Cò Nòi, thuộc huyện Mai Sơn, Sơn La. Xã vùng cao Cò Nòi nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 270km về phía Tây Bắc theo hướng QL 6. Nếu dân phượt muốn trải nghiệm QL 32 và 37 nhiều thú vị hơn thì sẽ rút ngắn được hơn 20km so với cung đường nói trên.

Miền cải trắng Cò Nòi giữa trời đông u ám

6 thg 11, 2021

Người xây tượng Phật trên núi Cấm

Nghệ nhân Thụy Lam (Phạm Dân Chủ, 69 tuổi, quê ở P.Long Sơn, TX.Tân Châu, An Giang) không chỉ nổi tiếng trong giới điêu khắc mà còn được nhiều người biết đến, bởi ông chính là tác giả của bức tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm vừa đạt kỷ lục châu Á.

23 thg 7, 2021

Xôi xéo - món quà sáng của người Hà Nội

Tuổi thơ tôi, gói quà sáng là xôi đỗ xanh, xôi đỗ đen, có khi là xôi lạc bởi những thứ đó nhà đều trồng được. 10 tuổi, lần đầu tôi được ăn món xôi xéo và hương vị của nó khiến tôi nhớ mãi không quên.

Món xôi xéo - Ảnh Lê Hà

Xôi xéo là sự hòa quyện của gạo nếp, đỗ xanh, hành, mỡ đã đem đến một món quà sáng vô cùng giản dị mà ngon khó tả. Xôi muốn ngon, rền và dẻo thì gạo nấu xôi phải là gạo nếp cái hoa vàng đặc sản vùng đồng bằng trung du Bắc bộ. Hạt gạo nếp cái hoa vàng tròn ngắn, dẻo thơm đặc biệt.

22 thg 6, 2021

Con kênh đào huyền thoại


Kênh xáng Xà No dài 40 km, bắt nguồn từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ (nhánh lớn sông Hậu), đoạn qua huyện Phong Điền chạy dài tới ngã ba sông Ba Voi (Hậu Giang) trước khi đổ ra sông Cái Lớn (Kiên Giang) chảy ra biển Tây. Con kênh được người Pháp thi công bằng cơ giới, chỉ trong 2 năm (từ 1901 - 1903) đã hoàn thành, mặt kênh rộng 60 m, đáy 40 m; phí tổn lên tới gần 3,7 triệu quan (Franc). Đây cũng là công trình đường thủy lớn đầu tiên của Nam kỳ có thể so sánh với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho.

10 thg 5, 2021

Bảo tàng hình bàn xoay gốm ở Bát Tràng

Bảo tàng ở làng Bát Tràng (làng gốm nổi tiếng ở H.Gia Lâm, Hà Nội) với kiến trúc lấy cảm hứng từ những bàn xoay gốm đang dần hình thành.

Kiến trúc dựa trên ý tưởng lò bầu ở làng gốm Bát Tràng. Ảnh: KTS Hoàng Thúc Hào cung cấp