Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 12, 2019

Bảo tàng sâm Ngọc Linh ở Sài Gòn

Bảo tàng trưng bày hơn 400 mẫu sâm Ngọc Linh của Việt Nam, nhiều củ có giá trị hàng tỷ đồng. 

Ngày 1/12, Bảo tàng sâm Ngọc Linh (quận Tân Phú, TP HCM) hoạt động sau hai tháng xây dựng. Tại đây trưng bày hơn 400 hiện vật về giống sâm quý của Việt Nam. 

26 thg 11, 2019

Bảo tàng áo dài ở Sài Gòn

Không gian bảo tàng trưng bày những chiếc áo dài qua các thời kỳ, từng được các nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam mặc. 

Bảo tàng Áo dài (đường Long Thuận, quận 9) do nhà thiết kế thời trang Sỹ Hoàng xây dựng và khánh thành năm 2014. Công trình là một trong hai bảo tàng tư nhân của TP HCM. 
Nhà trưng bày các mẫu áo dài rộng khoảng 200 m2, được thiết kế theo kiểu nhà dài với hệ khung gỗ và mái ngói âm dương. Nơi đây trưng bày khoảng 150 mẫu áo dài. 
Bên phải (theo lối vào) giới thiệu lịch sử áo dài qua từng thời kỳ. Bên trái là các bộ áo dài gắn với những người phụ nữ Việt Nam có những đóng góp lớn trong các lĩnh vực chính trị - xã hội ở thế kỷ 20. 

13 thg 11, 2019

Cháo sá sùng - đặc sản lạ miệng ở Sài Gòn

Cháo sá sùng được chế biến theo kiểu cháo Tiều của người Hoa, khách ăn đến đâu thì người bán nấu riêng đến đó. 

Sá sùng là hải sản quý, có nhiều ở các bãi cát pha bùn từ bắc vào nam như biển Vân Đồn (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Tre, Bạc Liêu... Cháo sá sùng được xem là đặc sản ở các vùng biển nước ta.

Sá sùng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thường được chế biến món ăn để bồi bổ sức khỏe. Đây từng là nguyên liệu để tạo nên vị ngọt của phở. Một kilogram sá sùng tươi tại bãi có giá khoảng 500.000 đồng, nhưng sá sùng sấy khô lên tới 1,8 - 2,5 triệu đồng mỗi kilogram. 

5 món ăn vặt gốc Hoa được ưa chuộng

Phá lấu, bò bía là thức quà vặt quen thuộc đối với du khách và người địa phương, đều có nguồn gốc từ khu Hoa kiều. 


Phá lấu

Món ăn được người Hoa du nhập vào thành phố từ trăm năm nay, mang đặc trưng bởi nước dùng màu nâu sóng sánh cùng vị ngọt của thịt, vị béo ngậy của nước cốt dừa, cay nồng của quế và ngũ vị hương. Ở Sài Gòn, có nhiều phiên bản phá lấu như nội tạng bò, heo, dê; ăn cùng bánh mì, mì gói, phá lấu xiên, phá lấu nướng. Gia vị ăn kèm thông thường là mắm me pha ớt tạo vị chua cay. Từ 15.000 đồng, thực khách có thể dùng một phần phá lấu nóng cho bữa ăn nhẹ.

Địa chỉ gợi ý: Các quán phá lấu trong chợ 200 (quận 4), hẻm ăn vặt 76 Hai Bà Trưng (quận 1), chợ Bàn Cờ (quận 3), hẻm 177 Lý Tự Trọng (quận 1). Ảnh: Tâm Linh. 

10 thg 11, 2019

Đi chợ “lạ mà quen”

Tình cờ, tôi được một người bạn đưa đi “Chợ Campuchia” trong dịp ghé TP. Hồ Chí Minh. Thật ra, người quê An Giang như tôi đã quá quen thuộc với các món ẩm thực theo phong cách đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, vì cùng sinh sống với họ và An Giang có đường biên giới dài gần 100km giáp Campuchia. Nhưng ngôi chợ hôm ấy vẫn níu chân tôi tham quan cho bằng được. Chợ nằm gọn trong hẻm 374, 382 Lê Hồng Phong - Hồ Thị Kỷ (phường 1, quận 10, TP. Hồ Chí Minh), vừa quen vừa lạ, trộn lẫn đủ phong vị cuộc sống.

Chè Campuchia béo ngậy 

1 thg 11, 2019

Bữa sáng trong hẻm ở trung tâm Sài Gòn

Buổi sớm trong những con hẻm nhỏ, nắng vàng như rót mật lên bức tường cũ, khách ngồi thưởng thức phở, cơm tấm hoặc bánh mì. 

Quán phục vụ bữa ăn tại các con hẻm thường có bếp nằm xa, nhân viên luân phiên bưng đồ ra cho khách. Bữa sáng trong hẻm mang phong cách bình dân nên được nhiều người Sài Gòn lựa chọn. 
Bánh mì là một trong những món ăn sáng phố biến nhất. Toạ lạc trên đường Cao Thắng là tiệm bánh mì bán từ năm 1960. Bên cạnh những ổ bánh mì giòn rụm có nhân đầy đặn với ưu điểm nhanh và gọn, thì bánh mì phục vụ trong chảo là "đặc sản" của địa chỉ này. 

21 thg 10, 2019

Sài Gòn có phở Tàu Bay, ăn tô xe lửa cả ngày... chán cơm

Chào ông chủ phở Tàu Bay, cho một tô xe lửa như cũ nhé. Như cũ của vị khách là tái vè. Ông chủ tên Khang nở nụ cười, chẳng cần nói vì đã quá quen mặt và cả gu của khách.

Tô tàu thủy của phở Tàu Bay đầy bánh và thịt - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Một tô tái vè được bưng ra. Trên bàn đã có sẵn chanh, ớt, tiêu, nước mắm cùng một dĩa rau thơm to đùng, hai chai tương, một đỏ, một đen. Không thấy bóng dáng của giá sống.

Từ bàn bên, tôi nhìn sang: Ông Khang đấy à! Một nụ cười nhoẻn lên trên khuôn mặt nhuốm màu thời gian, mái tóc bạc trắng, vui vẻ đáp lại bằng câu nửa tây nửa ta: Khang là me! Me tiếng Anh nghĩa là tôi!

10 thg 10, 2019

Quán cà phê trong căn nhà cổ

Nằm ở quận Bình Thạnh, The Home là một trong những quán cà phê có phong cách mộc mạc, mang lại cảm giác bình yên cho khách. 

Quán cà phê nằm trên đường Nguyễn An Ninh, quận Bình Thạnh, không ấn tượng bởi mặt tiền hay biển hiệu như thường thấy, nhưng dễ nhận ra bởi một cây hoa giấy và bụi tre tươi tốt phủ bên trên. Cổng vào quán có kích thước khiêm tốn với mái lá và gạch mộc. Lối vào là những viên đá xếp ngẫu hứng với hai hàng cây xanh. Khoảng sân nhỏ luôn mát nhờ cây hoa giấy và bụi tre che phía trên. 

3 thg 9, 2019

Bưu điện thành phố - điểm đến không thể bỏ qua khi tới TPHCM

Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh là một công trình có kiến trúc đặc sắc nằm trong một không gian đô thị đẹp, là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách 

Nhà Bưu điện TP Hồ Chí Minh hay còn gọi là Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một công trình kiến trúc cổ do người Pháp xây dựng từ năm 1886-1891, nằm ở Công trường Công xã Paris, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Suốt hơn một thế kỷ tồn tại và qua nhiều chế độ, công trình vẫn giữ nguyên công năng là nhà bưu điện. Nằm kế bên Nhà thờ Đức Bà, nhà Bưu điện là một kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan đô thị và là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách khi tới TP Hồ Chí Minh. 

28 thg 8, 2019

Tổ đình Giác Lâm ở TPHCM

Tổ đình Giác Lâm có lịch sử hình thành vào năm 1744, là một trong những ngôi chùa hiện diện đầu tiên ở mảnh đất Sài Gòn.

Tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP HCM, Tổ đình Giác Lâm là một trong những ngôi chùa hiện diện đầu tiên ở mảnh đất Sài Gòn. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.

22 thg 8, 2019

Ve ve - món ăn ngon... ve kêu

Ve xào cuốn bánh tráng chẳng thứ gì bằng. Chảo mỡ phi hành tỏi thơm phưng phức rồi đổ ve ve vô chao qua chao lại, dậm tí tiêu tí nước mắm. Ve ve chín săn mình xúc ra đĩa vàng ươm, cuốn bánh tráng, dưa chuột, rau sống rồi chấm nước mắm chanh ớt.

Ve ve cuốn bánh tráng

"Ve sầu khóc suốt mùa đông", con ve tỉ tê mùa đông thế nào chẳng biết chứ con nít làng Giồng Ông Tố (quận 2) xưa kia hễ thấy hoa phượng đỏ rực đầy cành, mưa lai rai ướt đất lập tức mừng quắn đít.

18 thg 8, 2019

Địa đạo thiết kế kiểu toa xe lửa giữa Sài Gòn

Dài 10 km, ở độ sâu 3-4 m, địa đạo Phú Thọ Hòa là một trong những căn cứ địa quan trọng trong kháng chiến chống Pháp. 

Địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, TP HCM) tiền thân là những căn hầm bí mật dùng để bảo vệ và che giấu cán bộ cách mạng. Đến năm 1947, địa đạo được nới rộng và phát triển sang các vùng phụ cận, bởi nơi đây có nhiều thuận lợi như vùng đất cao, cây cối rậm rạp, địa hình phức tạp và nhân dân có truyền thống yêu nước. 
"So với địa đạo Củ Chi, địa đạo Phú Thọ Hòa có quy mô nhỏ hơn,nhưng lại ra đời sớm hơn và là nơi ém quân, tổ chức các trận đánh ngay giữa nội thành Sài Gòn", anh Lương Hoài Nhơn, hướng dẫn viên khu di tích đứng bên nóc địa đạo, chia sẻ. 

Đạo quán lớn nhất của người Hoa ở Sài Gòn

Khánh Vân Nam Viện có diện tích hơn 2.000 m2 với kiến trúc mang đậm màu sắc của Đạo giáo. 

Tọa lạc trong con hẻm đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận 11), Khánh Vân Nam Viện là có nguồn gốc từ huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, được du nhập vào Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1936 và đến nay đã phát triển tới hơn 2.000 tín đồ. 
Đây là ngôi đạo quán hiếm hoi và lớn nhất miền Nam, mang yếu tố tổng hợp của "tam giáo đồng nguyên": Nho giáo - Phật giáo - Đạo giáo. 

15 thg 8, 2019

Lăng Ông, kiến trúc Huế ở Sài Gòn

Trải qua gần 200 năm, Lăng Ông Bà Chiểu còn mang đậm kiến trúc cung đình Huế trên những bức phù điêu tinh xảo bằng sành sứ. 


Nằm trong khuôn viên rộng 18.500 m2, kế bên hông chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP HCM), Lăng Ông còn có tên gọi dân gian là Lăng Ông Bà Chiểu, là nơi chôn cất Tả quân Lê Văn Duyệt, vị Tổng trấn thành Gia Định xưa. Đây đồng thời là công trình kiến trúc có giá trị văn hoá, nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Nam Bộ.

Khu di tích được bao quanh bởi cây xanh, trên một gò đất cao hình lưng rùa, được cho là vị thế “đắc địa”.

6 thg 8, 2019

Nhà thờ hơn 100 tuổi phong cách 'lai' Á - Âu ở Sài Gòn

Nhà thờ Cha Tam độc đáo bởi sự kết hợp kiến trúc Gothic Châu Âu với yếu tố văn hóa của người Hoa. 

Nhà thờ Cha Tam (đường Học Lạc, quận 5) có tên chính thức Saint Francisco Xavier, xây dựng năm 1900 và hoàn thành sau hai năm. Nhà thờ được xây dựng cho người Hoa theo Công giáo ở Chợ Lớn có nơi hành lễ. 
Người đứng ra xây dựng là linh mục Pierre d’ Assou, cũng là vị chau đầu tiên của nhà thờ. Ông có tên Hoa là Đàm Á Tố - phiên âm là Tam An Su. Vì vậy mọi người quen gọi là nhà thờ Cha Tam. 

26 thg 7, 2019

Ngôi đình cổ từng là nơi dạy học ở Sài Gòn

Đình Chí Hoà (quận 10) từng là nơi nhà giáo Võ Trường Toản mở lớp đào tạo những danh nhân văn hoá, trí sĩ yêu nước một thời. 

Tọa lạc trong con hẻm 475 đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 10), cổng đình Chí Hoà nổi bật những họa tiết rồng bay, phượng múa, câu đối sơn son thếp vàng.
Đây là ngôi đình thuộc hàng cổ nhất tại TP HCM, được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1996. 

23 thg 7, 2019

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Nhiều hạng mục tại chùa Huê Nghiêm đã thay đổi diện mạo sau gần 300 năm xây dựng. 

Toạ lạc trên đường Đặng Văn Bi (quận Thủ Đức, TP HCM), chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) được xây dựng năm 1721. 

Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ xây cất trên vùng đất thấp, cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100 m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên (pháp danh Liễu Đạo) đã hiến đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang như vị trí hiện nay.

"Diện mạo ngày nay của chùa đã đổi thay nhưng dấu ấn lịch sử trên vùng đất xưa vẫn đậm nét", sư thầy Thích Lệ Phú, Trụ trì chùa, cho biết. 

18 thg 7, 2019

Hình ảnh chùa Bà Thiên Hậu hàng trăm năm trước

Cầu Ông Lãnh là địa danh rất nổi tiếng của Sài Gòn, nhưng chùa Bà Cầu Ông Lãnh thì không phải ai cũng biết. Phải chăng đây chính là chùa Bà Thiên Hậu nổi tiếng Sài Gòn? 

Hội quán Quảng Triệu (bên trái) trên đường Bến Chương Dương (nay là đường Võ văn Kiệt), Sài Gòn năm 1928. Hội quán này còn được gọi là chùa Bà Thiên Hậu.

10 thg 7, 2019

Ngôi chùa đá 'năm không' ở Sài Gòn

Chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp) nổi tiếng bởi lối kiến trúc độc đáo: không mái, không trần, không cửa, không tường và cột. 

Chùa Kỳ Quang 2 được xây dựng từ năm 1926, có tên gọi ban đầu Thanh Châu Tự, vốn là một ngôi chùa làng ở quận Gò Vấp, TP HCM. Đến năm 2000, chùa được xây mới hoàn toàn trên diện tích rộng gần 7.500 . Toàn bộ kiến trúc do Thượng toạ Thích Thiện Chiếu, trụ trì chùa thiết kế. 

24 thg 6, 2019

Chợ Lớn - Điểm đến lưu giữ ký ức người Sài Gòn


Với những du khách mới đến Sài Gòn, trung tâm thành phố thường là quận 1 với những cái tên quen thuộc như chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, phố đi bộ Nguyễn Huệ, dinh Độc Lập, tòa tháp Bitexco 68 tầng hay những con đường lấp lánh ánh đèn khi đêm về.

Trong ký ức của Lý Tường Nghị (quận 6, TP HCM) thì hình ảnh "trung tâm thành phố" trong tâm trí của anh, cũng như những thành viên trong gia đình gắn liền với Chợ Lớn. Ba thế hệ gia đình của anh đều sinh sống tại quận 6, TP HCM.