Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 8, 2013

Thưởng ngoạn kiến trúc tòa thánh Tây Ninh

12h trưa là thời gian thăm quan lý tưởng cho khách đến với tòa thánh nổi tiếng trong địa phận tỉnh Tây Ninh, cách TP HCM khoảng 100 km.

Tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh khoảng 5 km về hướng đông nam, tòa thánh Tây Ninh nổi bật trong khuôn viên với nét kiến trúc riêng.

Tòa thánh được khởi công xây dựng năm 1933 và hoàn thành năm 1947 nhưng đến năm 1955 mới khánh thành. Khuôn viên tòa thánh rộng 
1,2 km2, với đền thờ Phật mẫu, vườn cây cảnh, rừng thiên nhiên. Ngôi tòa dài 140 m, rộng 40 m, có tam đài cao 36 m, hai lầu chuông và trống cao 25 m, cửu trùng đài và bát quý đài cao 30 m. 

Để giày dép bên ngoài trước khi vào tòa thánh. 

16 thg 8, 2013

Rừng ơi...

Đã 38 năm mà trước mắt tôi những chiếc xe con màu trắng xuất hiện trên những con đường giữa chiến khu Bắc Tây Ninh sáng ngày 2/5/1975 vẫn rõ nét như đang hiển hiện.

Di tích lịch sử Căn cứ Chiến khu Đ, nơi thành lập Trung ương Cục, năm 1961

1

Có lẽ thấy tôi mặc quân phục Quân Giải phóng, lại đạp xe ngược chiều, mấy chiếc ô tô vội vã dừng lại. Một tốp người ăn mặc sang trọng quây lấy tôi hỏi đường về "R". Họ là những người Sài Gòn đi tìm người thân là Việt Cộng ở "R".

Về R? Làm sao chỉ cho họ một cách chính xác được? Căn cứ của Trung ương Cục Miền Nam (TƯC) - đầu não của "R" - thì tôi chưa được phép tiết lộ, còn biết bao "B" và "C" - bí danh của cả bộ máy trực thuộc TƯC phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - đều gọi chung là "R".

17 thg 4, 2013

Mênh mang mặt nước hồ Dầu Tiếng

Cuộc sống của người dân ven hồ lặng lẽ như mặt nước mênh mang, êm đềm hồ Dầu Tiếng 

Được khởi công từ tháng 4 năm 1981 và hoàn thành vào đầu năm 1985, hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước 270 km2 nằm trên địa phận ba tỉnh tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Đây là hồ nhân tạo có vai trò điều phối nguồn nước nông nghiệp cho vùng Đông Nam bộ, cung cấp nguồn nước cho nhà máy lọc nước Thủ Đức. Hồ nước mênh mông này còn là một thắng cảnh với quần thể núi đồi, sông ngòi và đảo êm đềm như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp của thiên nhiên. 


3 thg 3, 2013

Phượt lên rừng biên giới

Từ Sài Gòn, chỉ tốn khoảng 500.000đ, bạn có thể trải nghiệm một chuyến “phượt” lên rừng quốc gia Lò Gò - Xa Mát (biên giới Việt Nam - Campuchia) để trải nghiệm một ngày và một đêm với đúng chất “bụi”. 

Khởi hành tại trung tâm Sài Gòn lúc 6g chiều, đúng 9g tối, đoàn chúng tôi đã bắt đầu được hít thở không khí mát lạnh ở rừng già Lò Gò - Xa Mát (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh). Các nhân viên bảo vệ rừng ở trạm Lò Gò đón khách bằng một con heo vừa xả thịt. Chú heo nặng 20kg, được tẩm ướp đậm đà và nướng đến ba tiếng đồng hồ, tỏa hương thơm phức khiến bụng khách đường xa “nhảy múa”. Dăm chén rượu sắn Campuchia nhắm với thịt heo nuôi ở... rừng, khiến du khách ngà ngà. Lửa nổi lên, đoàn vây quanh nghe các anh kiểm lâm kể chuyện bảo vệ rừng. Bên ánh lửa, đàn guitar bập bùng, cả đoàn vừa hát, vừa nói chuyện suốt đêm. 



Bên ánh lửa, đàn guitar bập bùng... (ảnh: Trần Triều) 

30 thg 1, 2013

Độc đáo đặc sản Tây Ninh

Vùng đất Tây Ninh đầy nắng và gió có nhiều đặc sản độc đáo, nổi tiếng bốn phương như bánh canh Trảng Bàng, muối ớt, ốc xu núi Bà… 

Ốc xu núi Bà

Tây Ninh có nhiều đồi núi, nhưng ốc xu chỉ sống trong khu vực núi Bà. Thường dân địa phương hay luộc ốc xu với sả hoặc hấp gừng, cố ý giữ hương vị đặc trưng của ốc núi. Thịt ốc xu ăn nghe dai dai, giòn giòn, nhưng phải nhai thật chậm mới cảm nhận hết hương vị riêng có của nó. 


Ốc xu núi Bà 

Ốc xu chấm muối tiêu chanh, nhón thêm một gốc sả hay cắn tí gừng non, nhai vài lá rau răm, đưa đẩy với tí rượu nếp chính hãng Trảng Bàng sẽ thấy ốc xu đúng là đặc sản vùng núi này.


9 thg 1, 2013

Ốc núi Bà

Tương truyền, loài ốc núi Bà được hình thành từ những đồng tiền xu của người con gái họ Lý. Nhân tiết xuân, người con gái ấy đi viếng núi và dùng những đồng tiền xu bố thí cho dân nghèo.

Tiền xu dễ rơi nhưng khó tìm và ngày qua tháng lại, sau bao nhiêu dâu bể của cuộc đời, biến thành ốc núi, sinh sôi nảy nở. Điều lạ là Tây Ninh có nhiều đồi núi, nhưng chỉ riêng núi Bà là có loài ốc tròn vành vạnh ấy.





Đặc sản núi Bà trước nguy cơ tận diệt

Đến nay có lẽ chưa ai giải đáp được vì sao loài thằn lằn núi và ốc núi - từ lâu nổi tiếng là “đặc sản” đất Tây Ninh lại chỉ có ở ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam bộ? Cũng vì vậy mà nhiều năm qua, thằn lằn núi, ốc núi Bà Đen bị săn bắt ráo riết, có khả năng dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. 

Bà Loan năm nay 52 tuổi, bán nước giải khát gần chân núi Bà kể rằng: Khoảng vài chục năm trước, khi bà đến đây sinh sống, chiều nào cũng thấy thằn lằn núi bò ra đầy trên vách đá, con nào con nấy bự gần bằng nửa cườm tay. Mấy năm nay chúng cứ ngày càng ít đi. Những người đi bắt thằn lằn bây giờ phải leo tuốt lên lưng chừng núi mới kiếm được chúng.

Lời bà Loan nói quả không sai!


21 thg 10, 2012

Chơi núi Bà Đen



Núi Bà Đen nhìn từ bãi đậu xe dưới chân núi. Ảnh: Anh Việt

Về miền Đông Nam bộ, đi trên tuyến quốc lộ 22 (đường xuyên Á) đến Gò Dầu rẽ phải (22B) chừng 36 ki lô mét sẽ đến thị xã Tây Ninh. Từ đây du khách có thể viếng thăm nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng. Danh thắng núi Bà Đen cao 986 mét cách thị xã Tây Ninh 11 ki lô mét về phía đông bắc, nằm sừng sững giữa đồng bằng mênh mông, nhìn từ xa như một chiếc nón lá úp khổng lồ.

Mua vé vào cổng 15.000đ/người, du khách bắt đầu đi lên núi theo những bậc tam cấp đá. Đường lên núi quanh co, khúc khuỷu nhưng thoáng mát, khá dễ đi so với mươi năm về trước. Hồi ấy, du khách và người hành hương phải đi theo những lối mòn nhỏ, hiểm trở. Dọc đường lên núi, ta sẽ gặp nhiều khe nước nhỏ trong veo chảy róc rách, len lỏi qua những cánh rừng có rất nhiều hoa dại tuyệt đẹp. Du khách sẽ ngạc nhiên khi gặp những bụi “tre khổng lồ” cao có đến 50 mét, cành lá sum sê, xanh mướt với những lóng to bằng bắp vế người lớn, dài gần 1 mét. Có những cây long não, mét, dầu lông, xoài mút vòng tròn gốc to đến vài người ôm!



19 thg 7, 2012

Về Tây Ninh xơi thằn lằn núi

Khi đã bão hoà với những món ăn thường ngày (thịt bò, heo, gà, cá…), tự nhiên người ta… chán ăn. Trong tình trạng “chán ăn” như vậy, một lần về Tây Ninh, anh bạn tôi rủ đi nhậu lai rai. Trước khi đi, tôi cẩn thận hỏi thực đơn là món gì? Anh bạn nói tỉnh queo: “Thằn lằn núi!”. Lúc đầu nghe thấy ớn. Có ai xơi thịt thằn lằn bao giờ cha nội? Anh bạn có vẻ tự ái, lùi lũi đưa tới một quán nằm giữa cánh đồng dưới chân núi Bà Đen, có cái tên ngồ ngộ: Sân Cu quán. Trong khi chờ món thằn lằn, tôi hồi hộp dùng trước món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lòng không khỏi lo lắng khi nghĩ đến những con thằn lằn da xanh lét bò loằng ngoằng trong vườn, trên mái nhà ở quê mình ngoài Bắc. Thứ đó chỉ mới thấy mấy cha chơi gà chọi bắt chặt khúc cho các võ sĩ gà ăn tươi, nuốt sống chứ thấy ai ăn bao giờ?

Thằn lằn núi đã được mang lên bàn nhậu. Nhìn những chú chàng bị mổ bụng, chiên giòn để trong dĩa cùng mấy lát cà chua đỏ, rau xà lách xanh rất hấp dẫn. Thịt thằn lằn núi hoá ra… ngon quá chừng. Thơm, giòn, béo… cuốn chung với rau giá lụa, đọt cóc, đọt rau nhái và mấy thứ rau thơm khác chấm mắm me, “đã” vô cùng! Mấy anh bạn nói thứ nầy chỉ có trên núi Bà, đi câu được con thằn lằn núi cũng “trần ai” lắm chớ không dễ dàng gì. Chừng mười năm về trước, thằn lằn núi chưa bị xếp hạng vào món đặc sản, chúng toàn bự gần bằng cườm tay, chỉ một con là ba người “đi” hết hai lít đế. Bây giờ thì chúng không kịp lớn, mới bằng ngón tay cái người lớn là bị bắt đem lên bàn nhậu rồi.