Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 5, 2020

Đặc sắc Tết hoa của dân tộc Cống

Đối với đồng bào dân tộc Cống (Điện Biên), khi hoa mào gà bừng nở, đỏ rực trên các sườn đồi, nương núi cũng là lúc báo hiệu mùa màng đã được thu hoạch, thời điểm tổ chức Tết hoa (Mền loóng phạt ai), lễ tết cổ truyền quan trọng nhất trong năm của người Cống cũng chính thức bắt đầu.

Nghi lễ cổ truyền


Tết hoa thường tổ chức vào tháng 9 âm lịch hàng năm (khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch). Do người Cống ở giáp biên giới Việt - Lào, nên tính theo lịch của người Lào, một năm chỉ có 10 tháng. Ðây là thời điểm khi vụ thu hoạch đã xong, công việc nương rẫy trong năm kết thúc. Để chuẩn bị đón Tết, ngay từ những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch, đồng bào đã dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh làng bản, chuẩn bị địa điểm tổ chức vui xuân của bản, tạo nên một khung cảnh ấm áp, nhộn nhịp.

Đồng bào hát múa mừng lễ cúng kết thúc. 

Đặc sắc nghi lễ cưới hỏi của người Mông xanh

Là dân tộc ít người ở Việt Nam, người Mông xanh cư trú chủ yếu ở 2 thôn Nậm Tu Thượng và Nậm Tu Hạ của xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Người Mông xanh hiện vẫn còn lưu giữ được phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là nghi lễ cưới hỏi đặc sắc. 

Thổi sáo vầu xin mở cửa, treo ô


Theo phong tục truyền thống của người Mông xanh, nghi lễ cưới hỏi cũng giống như một số dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam như: lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt. Để tổ chức lễ ăn hỏi, người Mông xanh thường chọn ngày Hợi, ngày Tuất hoặc ngày Thìn. Đoàn đi ăn hỏi chỉ có 3 người, thường đi vào buổi chiều tối, đi đầu là ông mối, tay cầm sáo vầu, tiếp đến là chú rể và sau cùng là phù rể. Ông mối được chọn phải là người giỏi giao tiếp, có tài hát đối đáp và đặc biệt phải biết thổi sáo vầu - để thổi bài sáo xin mở cửa vào nhà, xin treo ô…

Trước ngày cưới ông mối phải dẫn đầu đoàn nhà trai tay cầm sáo vầu đến nhà gái làm lễ ăn hỏi. 

27 thg 5, 2020

Ngọt thơm 'xoài trứng' Yên Châu, ăn một lần sẽ nhớ mãi

Giống xoài đặc sản tựa hình trái tim nhỏ nhắn vừa tròn nắm tay, khiến ai đã ăn một lần sẽ nhớ mãi vị ngọt thơm, ruột vàng ươm.

Giống xoài trong Yên Châu, Sơn La là giống xoài cổ với hương vị đặc trưng mà không giống xoài nào có - Ảnh: NAM TRẦN

Những ngày này dọc đường quốc lộ 6, bà con Yên Châu (Sơn La) gùi những giỏ hàng đầy ắp xoài, mùi hương vương vấn níu chân người đi đường. Ông Quàng Văn Xuân (55 tuổi, giám đốc HTX Xuân Tiến, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu) chia sẻ, Yên Châu nổi tiếng với "chuối ngọt, xoài thơm", nhưng đặc biệt nhất phải kể đến giống xoài tròn.

Sa Pa nhận kỷ lục thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam

Sáng 23-5, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend đã đón nhận kỷ lục Thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam từ tổ chức Kỷ lục Việt Nam, cho thung lũng hoa hồng tại khu vực ga đi cáp treo Fansipan.

Đây là kỷ lục thứ 4 mà Sun World Fansipan Legend xác lập, sau kỷ lục Màn nhảy sạp có số lượng người tham gia lớn nhất từ trước tới nay, kỷ lục Show diễn nghệ thuật thể hiện đặc trưng văn hóa Tây Bắc độc đáo nhất Việt Nam dành cho show nghệ thuật Vũ điệu trên mây, và kỷ lục Tàu hỏa leo núi dài nhất Việt Nam cho công trình Tàu hỏa leo núi Mường Hoa năm ngoái.

Du khách chụp ảnh với hoa hồng

18 thg 5, 2020

Đồi hoa tím tuyệt đẹp tại Sa Pa

Đồi hoa Mã Tiền Thảo, nằm trong khuôn viên công trình du lịch văn hóa (Sun World Fansipan Legend) đang mùa nở rộ tuyệt đẹp. Với một màu tím nổi bật, nơi đây đang là một điểm đến rất được yêu thích, đặc biệt là giới trẻ để có những bức ảnh đẹp. Vườn hoa rộng 8 ha, phủ kín một sườn núi ở Sa Pa.

Hoa tím bao phủ cả một sườn núi, tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn. 

Vẻ đẹp đồi chè Linh Dương giữa lòng thành phố

Chắc nhiều người chưa biết ngay giữa lòng thành phố lại có một khu nông nghiệp sinh thái đẹp mê hoặc đến thế. Đó là khu trồng chè chất lượng cao của Công ty Cổ phần Linh Dương ở thôn Cửa Cải, phường Bắc Cường (thành phố Lào Cai) mà người dân vẫn quen gọi là đồi chè Linh Dương.

Với gần 70 ha chè được trồng trên những quả đồi nối tiếp nhau, ngoài cung cấp nguyên liệu sản xuất, chế biến các sản phẩm đồ uống từ búp chè mang thương hiệu “Linh Dương Tâm Trà”, nơi đây đang trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân thành phố Lào Cai và không ít khách du lịch.


Những đồi chè nối tiếp nhau tạo nên một khu sinh thái đầy hấp dẫn. 

Khám phá cao nguyên đá Tủa Chùa

Ngoài cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã quá quen thuộc với nhiều người, ở tỉnh Điện Biên có một cao nguyên đá khác cũng rất quyến rũ. Mới đây, trong chuyến ngược lên vùng cao Tủa Chùa, tôi đã vô cùng phấn khích khi được lạc vào rừng đá tai mèo rộng mênh mông.

Cao nguyên đá Tủa Chùa bao la, hoang sơ

3 thg 5, 2020

Chiềng và Xiềng có nghĩa gì trong địa danh vùng người Thái

Đến vùng người Thái, ta thường thấy những tên xã, tên mường được đặt bắt đầu bằng chữ Chiềng, như Chiềng Mai, Chiềng Chung, Chiềng Pấc… Cũng có nơi gọi là Xiềng. Chữ Chiềng và Xiềng có ý nghĩa như thế nào?

Ông Cà Văn Chung, Phó giám đốc Sở Khoa học công nghệ tỉnh Sơn La, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại Sơn La. Ông Cà Chung giải thích về chữ Chiềng và Xiềng trong cách đặt tên các địa danh của người Thái như sau:

"CHIỀNG: người Thái phát âm là “Chiêng”, ở một số nơi phát âm thành Xiêng (Xiêng Khoảng, Xiêng Khọ, Xiêng May (Chiềng Mai), Xiêng Rai ...) là vị trí trung tâm của 1 Mường lớn (Chu/ Nha/ Châu Mường). Thường mỗi Mường chỉ có một Chiềng. Ví dụ: Mường Muổi có Chiềng Ly, Mường Mụa có Chiềng Dong, Mường Sang có Chiềng Chu, Mường Tấc có Chiềng Hoa (sau gọi thành bản Chiềng)...

24 thg 4, 2020

Dân ca - tình yêu tinh chất văn hóa Thái

Từ trong dòng chảy tộc người, người Thái Tây Bắc đã sản sinh ra một loại hình văn hóa dân gian xuất sắc dân ca tình yêu tiếng lòng của người xứ mây, xứ núi.

Loại hình phong phú tác phẩm đồ sộ


Từ lâu đời người Thái đã là chủ nhân của một vùng đất đai núi non hùng vĩ miền Tây Bắc từ giải Hoàng Liên Sơn đến vùng núi cánh cung sông Mã, sông Đà. Từ miền núi non hiểm trở với rừng già, thú dữ người Thái đã chinh phục các vùng thung lũng bao la lập nên kỳ tích văn minh lúa nước và sáng tạo ra những hình thức dân ca phong phú, hấp dẫn, sâu sắc, độc đáo.

Những cô gái Thái uyển chuyển trong điệu múa của dân tộc mình. 

16 thg 4, 2020

Dệt thổ cẩm Hoa Ban - Sắc màu văn hóa Mai Châu

Mỗi khi đến với những bản làng văn hóa các dân tộc tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, du khách không thể không ghé thăm xưởng dệt Thổ cẩm Hoa Ban tại xã Nà Pòn, bản Lác. Đây là địa điểm trải nghiệm để du khách tìm hiểu về dệt lụa thổ cẩm truyền thống của người dân địa phương đồng thời tham quan showroom trưng bày sản phẩm cạnh cơ sở sản xuất. 

Xưởng dệt thổ cẩm Hoa Ban được thành lập và phát triển từ năm 2008, sản phẩm ở đây được làm thủ công truyền thống với nguyên liệu là những cây trồng thiên nhiên bản địa. Chị Vi Thị Thuận- nghệ nhân người dân tộc Thái là quản lý của cơ sở sản xuất dệt thổ cẩm Hoa Ban cho biết: đội thợ của Hoa Ban vững tay nghề và tâm huyết với công việc. Một số chị em đã tích cực học thêm tiếng Anh để có thể giới thiệu đến du khách nước ngoài nét độc đáo của sản phẩm thổ cẩm cũng như tái hiện quy trình làm ra sản phẩm. Hoa Ban hiện có hơn 30 dòng sản phẩm như: túi xách, quần áo, khăn, ví, gối, dép, các con thú xinh xắn…., hoạ tiết cầu kỳ, tinh xảo mang đậm nét văn hóa của người dân tộc Thái, Mường...

Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là một trong những địa danh du lịch khám phá
với những sắc màu văn hóa của vùng cao trong đó có xưởng dệt Thổ cẩm Hoa Ban. 

2 thg 3, 2020

Bản Đá Bia

Bản Đá Bia (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình), nơi có những ngôi nhà sàn cổ làm Homestay, những món ăn dân dã của người Mường Ao Tá, những chum rượu cần đặc sánh ngọt lịm, những nét văn hóa đặc trưng đậm chất “bản địa” mộc mạc, dễ gần, mến khách, những vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ mà thơ mộng làm ngây ngất lòng người. 

Từ Tp. Hòa Bình đến với bản Đá Bia du khách có thể đi theo đường sông (đường thủy) và đường bộ rất thuận tiện. Đi đường bộ hay đường thủy lên bản Đá Bia đều có cái hay và thú vị của nó, với đường thủy du khách được ngắm cảnh lòng hồ Hòa Bình với làn nước trong xanh huyền ảo, các hòn đảo to, nhỏ nhấp nhô còn nguyên sơ với các thảm thực vật xanh mướt. Còn với đường bộ, du khách được trải nghiệm qua từng cung đường ngoằn nghèo hiểm trở, lúc lên dốc, lúc đổ đèo tạo cảm giác mạnh, hai bên đường cây xanh rợp bóng mát, hoa mua, hoa rừng nở rộ vàng ươm, tím ruộm cả tuyến đường, rất phù hợp cho những người thích khám phá, thích hòa hợp với thiên nhiên cỏ cây hoa lá.

Nơi đây còn giữ được nguyên vẹn những gì thuộc về tự nhiên, là một điểm thu hút đặc biệt đối với du khách đam mê khám phá. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự thanh bình, yên tĩnh, không xô bồ, náo nhiệt, không ồn ào, ầm ĩ của thị thành, được hít hà bầu không khí trong lành, mát mẻ của núi rừng nguyên sinh, ngắm nhìn những áng mây trắng bồng bềnh trên đỉnh núi, cùng hòa trong tiếng hót của muôn loài chim thú ngân vang cả một vùng đất trời...

Toàn cảnh lòng hồ Hòa Bình, nơi du khách xuôi trên những du thuyền đến thăm bản Đá Bia.

29 thg 2, 2020

Tết Hoa của người Cống

Tết Hoa mào gà hay còn gọi là Tết Hoa, theo tiếng của đồng bào Cống là Mền Loóng Phạt Ái. Đây là Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Cống ở tỉnh Điện Biên, thường được tổ chức vào tháng 10 âm lịch hàng năm, là dịp tri ân công đức tổ tiên, những người đầu tiên lập bản, thần linh thổ địa đã phù hộ cho dân bản một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và cùng cầu xin cho một năm mới an lành, no ấm. 

Sở dĩ được gọi là Tết Hoa mào gà là bởi trong những ngày này người Cống chọn hoa mào gà để trang trí nhà cửa và làm lễ vật dâng cúng. Theo quan niệm của người Cống, hoa mào gà là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp. Loại hoa này được coi là cây cầu nối hai thế giới âm dương, là con đường mà linh hồn tổ tiên đi từ thế giới thiêng về nơi thờ cúng.

Trước Tết một ngày, nhà nào nhà nấy đều lên nương hái những bông mào gà đẹp nhất mang về trang hoàng nhà cửa, đặc biệt đây là loài hoa duy nhất được cắm trên cây hoa dâng cúng thần linh, tổ tiên. Cây hoa được làm từ một cây tre hoặc nứa, trên có buộc những bông hoa mào gà, dưới gốc buộc hai ống rượu cần.

Người Cống lên nương chọn những bông hòa mào gà đẹp nhất dâng lên tổ tiêng trong dịp Tết.

27 thg 2, 2020

Khám phá núi Mộc đẹp hoang sơ, kỳ bí giữa lòng Mộc Châu

Núi Mộc mang vẻ đẹp sơn thủy hữu tình. Nơi đây không chỉ có núi đá, thác nước mà còn có hàng trăm loài động thực vật bản địa được bảo tồn nguyên trạng. 

Được ví như nàng thơ của núi rừng Tây Bắc, Mộc Châu đẹp mơ màng với những cánh đồng dâu tây đỏ rực, những vườn hoa cải, hoa mận trắng muốt và cũng đầy kỳ bí với những bản làng, núi rừng còn hoang sơ như Núi Mộc. Núi Mộc nằm ngay trung tâm thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, là điểm đến lý tưởng cho du khách. 

26 thg 2, 2020

Bê chao Mộc Châu

Du khách khi đặt chân đến du lịch Mộc Châu, Sơn La chắc hẳn đều ít nhất một lần nếm thử món Bê chao. Từ vùng đất Mộc Châu này, món Bê chao nức tiếng đã lan tỏa khắp Việt Nam làm thành món ăn phổ biến, mới nghe tên đã cảm nhận được hương vị thơm ngọt của nó. 

Theo người dân Mộc Châu kể lại, đây vốn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu trong lành có những đồng cỏ xanh mướt và là thế mạnh phát triển nghề chăn nuôi bò sữa. Những chú bò con khi mới sinh ra (gọi là bê) sau khi xác định giới tính, nếu là bê cái sẽ giữ lại nuôi để lấy sữa, còn bê đực không cho sinh sản sẽ bị loại. Khi bê đực bị loại, người dân đã chế biến nó thành một món bê chao ngon hấp dẫn và giàu chất dinh dưỡng.

Còn nói về cách chế biến Bê chao thì tương đối đơn giản, dễ thực hiện với sự đi kèm của một số nguyên liệu tạo hương vị như sả, gừng, ớt. Thịt Bê sữa được thái miếng tẩm ướp với gia vị sau đó được chao trong dầu nóng. Người đầu bếp sẽ phi thơm gừng, sả rồi thả thịt bê vào chảo dầu đang sôi. Mùi thơm của hương vị từ gừng, sả và thịt sẽ hòa vào nhau tạo nên độ giòn cho món bê chao. Thịt bê vàng, phần bì giòn tan khiến người ăn chỉ nhìn đã muốn ăn ngay.

16 thg 2, 2020

Về Yên Bái thưởng thức đặc sản Vịt bầu Lục Yên

Chất đất và nguồn nước vùng Ngọc Lục Yên, Yên Bái đã tạo nên nhiều sản vật ngon, được cả nước biết đến trong đó phải kể đến vịt bầu Lâm Thượng. 

Những con vịt bầu ở đây có nguồn gen quý, được chăn thả ngoài tự nhiên, ăn thóc gạo sạch và ốc suối, rêu đá, nên rất thơm ngon.

Vịt chủ yếu được thả ngoài tự nhiên. 

Lâm Thượng nằm bên dòng suối Khuổi Luông trong vắt chảy dọc theo chiều dài của xã. Hai bên suối là những ruộng lúa, nhà sàn, nhà đất của bà con người Tày, người Dao san sát nhau. Dòng suối ấy ngoài nước trong thì các loại thủy sinh cũng rất phát triển, như rêu đá, các loại ốc, ếch, ngóe… đây là thức ăn phổ biến cho vịt ngoài tự nhiên.

30 thg 1, 2020

“A hi” trong lễ tết của người Xá Phó

Theo tiếng Xá Phó, con chuột gọi là “A hi”, là lễ vật dâng cúng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Xá Phó, đồng thời cũng là lễ vật đặc biệt dùng làm sính lễ đón dâu… 

Nhắc đến con vật đứng đầu trong 12 con giáp, người ta thường nhắc đến loài gặm nhấm, chuyên phá hoại mùa màng, cắn phá ngô, thóc cũng như các vật dụng khác trong nhà… Thế nhưng, với dân tộc Xá Phó ở Lào Cai, chuột được xem như vật thiêng trong nghi lễ tín ngưỡng truyền thống của họ. 

Vòng múa xòe trong ngày Tết của người Xá Phó. 

17 thg 1, 2020

Hát Then – Giai điệu của “thần tiên”

Hát Then đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của các tộc người Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, được ví là điệu hát của “thần tiên”. Các chuyên gia của UNESCO đã tìm thấy trong Then những giá trị nhân sinh quan, đã vượt ra ngoài phạm vi của một vùng, một tỉnh hay một quốc gia mà đã trở thành Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Theo quan niệm của tộc người Tày, Then có nghĩa là “Trời”. Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian, có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Then ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành. Vì thế, hát Then của người Tày vừa phản ánh chuyện đời sống, bản mường, đến chuyện tình yêu, ma chay, cưới hỏi… Hát Then là một màn trình diễn nghệ thuật lôi cuốn, có khả năng đưa con người chìm đắm vào miền siêu thực. Vì thế, khi nghiên cứu sâu các lễ Then cổ truyền, các nhà nghiên cứu thấy rõ nhân sinh quan, thế giới quan và bản sắc văn hóa của đồng bào Tày. 

“Thầy Then trong đời sống các tộc người Tày, Nùng, Thái còn là trí thức dân tộc, vì họ biết rất nhiều thứ, đưa ra lời khuyên về mùa màng, đời sống...”.
GS. TSKH Tô Ngọc Thanh,
Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về nghệ thuật hát Then, chúng tôi đã lên huyện miền cao Chiêm Hoá (Tuyên Quang), vùng đất được coi là cái nôi hình thành nên những làn điệu hát Then quyến rũ của người Tày.

Người Lự cúng vía trâu

“Mo khoăn khoai” là một nghi lễ tâm linh của đồng bào Lự ở tỉnh Lai Châu, nhằm tỏ lòng biết ơn tới những "ông trâu" - loài vật gần gũi với bà con nông dân. 

Lễ cúng vía trâu của người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường thường được tổ chức sau khi kết thúc mùa màng, nhằm tạ ơn loài vật này đã nỗ lực đồng hành, cùng người dân lao động sản xuất để mang lại vụ mùa bội thu cho bản làng. Lễ này thường được tổ chức tại một khu bãi ruộng rộng, với sự tham gia của tất cả các hộ dân trong bản.

Để thực hiện lễ “Mo khoăn khoai”, đồng bào Lự mời 5 thầy cúng (1 thầy cúng chính và 4 thầy cúng phụ). Các thầy cúng được chọn là những người có uy tín trong cộng đồng, có cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Cộng đồng người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường thường chọn thửa ruộng bậc thang bằng phẳng, có diện tích lớn để tiến hành nghi lễ cúng vía trâu.

19 thg 12, 2019

Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Khi những bông lúa trên nương bắt đầu chín, đồng bào Xá Phó (Lào Cai) xem lịch, chọn ngày tốt để chuẩn bị nghi thức tổ chức ăn cơm mới. Tết cơm mới của người Xá Phó có lịch sử hơn 300 năm, đến nay vẫn được bà con đồng bào Xá Phó duy trì và bảo tồn, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để năm sau mùa màng tươi tốt, người Xá Phó thường tổ chức Tết cơm mới từ tháng Tám âm lịch. 

Trong tín ngưỡng Tết cơm mới, độc đáo nhất vẫn là nghi lễ giữ hồn lúa mẹ ở nương và nghi lễ rước hồn lúa mẹ về kho thóc hoặc sàn nhà. Ngày đầu tiên đi gặt, chỉ có hai vợ chồng chủ nhà, dậy sớm chuẩn bị cơm gói và chiếc hái, gùi qua đầu và đặc biệt là hòn đá thần (loại đá trắng có nhiều hạt hình ngũ giác tạo thành - trông giống hạt gạo). Ngày đi hái lúa đầu tiên giống như đi đón hồn lúa về nhà nên mọi việc phải được kiêng kỵ thì hồn lúa mới về đến nhà, nên gia chủ phải đi một mạch đến nương, không đi đường tắt, trên đường đi không được hỏi chuyện hay trả lời người khác. 

Người Xá Phó thu hoạch lúa để tổ chức Tết cơm mới. 

16 thg 12, 2019

Duyên dáng trang phục dân tộc Dao Khâu

Từ lâu đời, người Dao Khâu đã biết trồng cây bông, kéo sợi, làm nguyên liệu để thêu, dệt tạo ra những sản phẩm thổ cẩm riêng biệt mang đậm bản sắc tộc người.

Tinh tế trong từng đường thêu


Người Dao Khâu hay còn gọi là Kim Miền (hoặc Kìm Miền), là một trong những nhánh Dao di cư sang Việt Nam sớm nhất nên họ được xem như thuộc nhóm Dao đại bản. Đây là nhóm người Dao tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Dao ở Việt Nam. Hiện nay, đồng bào sinh sống tập trung ở các huyện Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu. Người dân địa phương gọi nhóm dân tộc Dao này là Dao Khâu, bởi chiếc khăn của người phụ nữ quấn trên đầu trông giống như chiếc sừng. Trong tiếng Thái, “khâu” có nghĩa là “cái sừng”.

Trang phục lễ hội của thiếu nữ Dao Khâu.