Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức.net. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức.net. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 10, 2023

Ngôi chùa hơn 700 tuổi linh thiêng nổi tiếng miền Trung

Ở Quảng Bình có một ngôi chùa hơn 700 năm tuổi, nằm bên dòng sông Kiến Giang, đẹp và thơ mộng. Chùa mang tên Hoằng Phúc được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nằm ở xã Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) Chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung, một công trình kiến trúc tâm linh có chiều dài lịch sử trên 700 năm. Theo các tài liệu ghi lại, năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến thăm chùa, cầu phúc đức cho nhân dân. Lúc đó, chùa có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt lại tên chùa là Kính Thiên. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần đã ghé lại chùa và đổi tên thành Hoằng Phúc tự.

Cây cổ thụ uốn éo như rắn, được “phong thần” ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Có thể nói, cây cổ thụ này chính là một “báu vật sống”, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn – TP HCM.

Cạnh khu chuồng nuôi hổ trắng của Thảo Cầm Viên Sài Gòn có một cây gùi cổ thụ hình dáng hết sức lạ mắt.

19 thg 9, 2023

Huyền bí bức tượng thần thú cổ xưa ngự ở lăng Trần Thủ Độ

Theo các nhà nghiên cứu, bức tượng chim ở lăng Trần Thủ Độ có thể là chim Chu Tước, nằm trong bộ tượng bốn thần thú cổ xưa.

Thái sư Trần Thủ Độ (1194 – 1264) là một nhân vật có vai trò quan trọng trong sử Việt. Lăng mộ của ông nằm ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tại đây, các chuyên gia đã tìm thấy một bức tượng chim kỳ lạ.

12 thg 9, 2023

Phong cảnh đẹp ở thành nhà Mạc, Lạng Sơn

Từ trên cao nhìn xuống, khung cảnh khiến nhiều người phải trầm trồ. Những bức tường thành cổ kính của thành nhà Mạc ẩn hiện giữa cỏ cây, trên nền là núi đá kỳ vĩ...

Tọa lạc ở phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, thành Nhà Mạc không chỉ là một di tích lịch sử - kiến trúc đặc sắc mà còn là một địa điểm có cảnh quan thiên nhiên rất hấp dẫn của xứ Lạng.

Mộ cổ các nhân tài thời vua Gia Long

Được an táng ở Sài Gòn - Gia Định, các vị quan võ, quan văn nổi tiếng này là nhân tài kiệt xuất đã góp phần giúp vua Gia Long lập nên triều đại của mình.

1. Nằm tại quận Bình Thạnh, khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt hay lăng Ông Bà Chiểu là khu lăng mộ cổ bề thế nhất của Sài Gòn. Toàn thể khu lăng mộ gồm các công trình chính là nhà bia, mộ vợ chồng Tả quân và miếu thờ, có tổng diện tích 18.500 m².

11 thg 9, 2023

Vẻ tráng lệ đặc sắc của lăng mộ vợ cả vua Đồng Khánh

Dưới góc độ lịch sử, lăng Thánh cung là một công trình phản ánh sự chuyển mình của kiến trúc cung đình Huế ở buổi giao thời Đông - Tây thời vua Đồng Khánh.

Nằm ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế, cách lăng vua Đồng Khánh không xa, lăng Thánh Cung hay Tư Minh lăng là một lăng mộ có kiến trúc đặc sắc nhưng không được nhiều người biết đến ở đất Cố đô. 

8 thg 9, 2023

Truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ làm nên tên gọi núi Bà Đen

Ngọn núi cao nhất Nam Bộ là nơi phát tích của tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, gắn với hai truyền thuyết lâu đời có liên quan đến một người phụ nữ mà dân gian gọi là Bà Đen.

Cao 986 mét, núi Bà Đen được biết đến với tư cách "nóc nhà" của toàn vùng Nam Bộ. Ngọn núi này là nơi phát tích của tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, gắn với hai truyền thuyết lâu đời có liên quan đến một người phụ nữ mà dân gian gọi là Bà Đen.

Câu chuyện lịch sử đặc biệt về mỏ thiếc khổng lồ ở Cao Bằng

Được các chuyên gia Liên Xô giúp đỡ, Xí nghiệp sản xuất Mỏ Thiếc Tĩnh Túc được khánh thành và đi vào hoạt động từ năm 1956. Công trình khi đó có quy mô lớn nhất, hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.

Nằm ở địa phận thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, mỏ thiếc Tĩnh Túc không chỉ là cơ sở khai khoáng mà còn là chứng tích lịch sử về buổi đầu phát triển công nghiệp ở Việt Nam và tỉnh hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Ảnh: Bia kỷ niệm tình hữu nghị Việt - Xô ở mỏ thiếc, đặt tại cửa ngõ thị trấn Tĩnh Túc. 

26 thg 8, 2023

Cảnh quan mê hoặc của Công viên địa chất Non nước Cao Bằng

Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là một miền đất hiếm có, nơi du khách vừa có thể tìm hiểu lịch sử của Trái Đất, vừa là nơi lý tưởng để khám phá vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam.

Nằm tại tỉnh địa đầu Cao Bằng, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào năm 2018, trở thành Công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam, sau Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang. Ảnh: Những dãy núi trùng điệp tại huyện Quảng Hòa, Cao Bằng

21 thg 8, 2023

Khám phá Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ được hình thành từ những địa điểm gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 898/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Nhân dịp này, xin được giới thiệu đôi nét về quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ, một địa điểm có vai trò rất quan trọng với lịch sử Việt Nam thời hiện đại.
Tổng quan về quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ

Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ được hình thành từ những địa điểm gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 như Đồi Him Lam – nơi diễn ra trận đánh mở màn; cầu Mường Thanh – cây cầu chiến lược trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; Đồi A1 – nơi diễn ra trận đánh định đoạt số phận quân Pháp; Hầm tướng De Catries; Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; đường kéo pháo; trận địa bao vây; các đồi D1, C1…

Cứ điểm đồi D1 (Dominique 2), ngày này là nơi đặt tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.

20 thg 8, 2023

Khám phá dinh thự đặc biệt gắn với Cách mạng Tháng 8 ở Hà Nội

Nằm ở số 12 phố Ngô Quyền, tòa nhà Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) không chỉ đặc sắc về kiến trúc mà còn là nơi đã chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng của Thủ đô Hà Nội.

Chứng nhân lịch sử cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945

Bắc Bộ phủ có tiền thân là Dinh thống sứ Bắc Kỳ, được người Pháp xây dựng vào năm 1918 - 1919 để làm cơ quan đầu não của chính quyền thực dân Pháp tại miền Bắc Việt Nam. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), tòa nhà bề thế mang kiến trúc tân cổ điển này được đổi tên thành Phủ Khâm sai Bắc Kỳ do chính phủ Trần Trọng Kim kiểm soát.

Vào ngày 17/8/1945, khi khí thế cách mạng sục sôi ở Hà Nội, Ủy ban Quân sự cách mạng vạch ra kế hoạch khởi nghĩa, xác định Phủ Khâm sai là một trong những vị trí trọng yếu hàng đầu mà ta phải chiếm ngay sáng 19/8/1945 cùng với Toà Thị chính, Trại Bảo an binh, Ty Liêm phóng...

14 thg 7, 2023

Giải mã những dấu tích bí ẩn tại thành cổ Châu Sa

Qua thăm dò, các nhà khoa học đã giải mã được nhiều dấu tích bí ẩn tại thành cổ Châu Sa – công trình do người Chăm tạo dựng cách đây hàng nghìn năm ở Quảng Ngãi.

Thành Chăm bằng đất duy nhất còn sót lại

Châu Sa còn có tên gọi khác là thành Hời. Tòa thành cổ này nằm cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Ngãi 7 km về phía đông bắc, cạnh tuyến quốc lộ 24B. Phía nam của thành giáp sông Trà Khúc, phía bắc giáp sông Hàm Giang, phía đông giáp cánh đồng Dinh, phía tây giáp núi Bàn Cờ.

Di tích Thành cổ Châu Sa. Ảnh: Tiền Phong.

Bộ tứ bảo vật phải chiêm ngưỡng khi đặt chân đến Cố đô Huế

Cố đô Huế là nơi lưu giữ nhiều cổ vật gắn với sự hình thành và phát triển của nhà Nguyễn - vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Trong số đó, có bốn cổ vật mang tầm quan trọng đặc biệt.

1. Nằm ở trung tâm Hoàng thành Huế, điện Thái Hòa là nơi đăng quang và trị vì đất nước của các vị vua nhà Nguyễn. Ngày nay, cung điện đặc biệt này vẫn còn lưu giữ chiếc ngai vàng, biểu tượng quyền lực của triều đại, được truyền qua 13 đời vua Nguyễn.

Vẻ uy dũng của chúa sơn lâm trên tranh thêu trăm tuổi của Việt Nam

Trong bộ sưu tập tranh thêu được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đề tài hổ xuất hiện khá nhiều, cho thấy tầm quan trọng của "chúa sơn lâm" trong văn hóa, thẩm mỹ của người Việt xưa.

Tranh thêu đôi hổ của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Nghề thêu là một nghề thủ công truyền thống nổi tiếng của người Việt, và vải lụa thêu là một chất liệu quan trọng cả hội họa cổ truyền Việt Nam.

Vật dụng lạ lùng dành cho quý ông Việt 2.000 năm trước

Được gọi là “hổ tử”, các cổ vật này có niên đại từ thế kỷ 1-3, cách ngày nay gần 2.000 năm, được tìm thấy tại một số địa phương ở khu vực miền Bắc Việt Nam.

Trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” từng diễn ra ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam có sự góp mặt của một loại hình cổ vật rất thú vị.

Cận cảnh chiếc ấn cổ cực quý của tướng quân thời Lê sơ

Có thể nói, ấn đồng “Đề Thống Tướng quân chi ấn” là hiện vật mang giá trị lịch sử đặc biệt, góp phần giúp hậu thể tìm hiểu sâu hơn về nền hành chính và tổ chức quân đội thời Lê sơ.

Được phát hiện tại xã Thiệt Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, ấn đồng “ Đề Thống Tướng quân chi ấn” là một hiện vật lịch quý giá gắn với triều Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Chiếc ấn đang được bảo quản và trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 

12 thg 1, 2023

Thăm nơi xảy ra vụ án đồng Nọc Nạng chấn động sử Việt

Vụ án đồng Nọc Nạng đã đi vào lịch sử Việt Nam như biểu tượng của cuộc đấu tranh và phản kháng của nông dân với chính sách hà khắc của thực dân Pháp.

Vụ án đồng Nọc Nạng xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) đã đi vào lịch sử Việt Nam như biểu tượng của cuộc đấu tranh và phản kháng của nông dân với chính sách hà khắc của thực dân Pháp. Ảnh: Cổng vào khu di tích lịch sử Nọc Nạng.

4 thg 12, 2022

Giai thoại kỳ lạ về đầm nước lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long

Xung quanh cái tên đầm Thị Tường, có nhiều giai thoại được lưu truyền. Theo một truyền thuyết dân gian, Thị Tường là tên của Bà Tường, một trong những người đầu tiên đi khai phá vùng đất Cà Mau...

Rộng gần 2 km và dài tới hơn 10 km, đầm Thị Tường (huyện Phú Tân và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) là đầm nước tự nhiên lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây thường được mệnh danh là “biển Hồ giữa đồng bằng” của mảnh đất Nam Bộ.

Chiến công oanh liệt ở Hòn Đá Bạc trứ danh Cà Mau

Không chỉ là thắng cảnh nổi tiếng, Hòn Đá Bạc còn là nơi ghi dấu một chiến công oanh liệt của lượng an ninh Việt Nam trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Nằm ở ven bờ biển của xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Hòn Đá Bạc là tên gọi một cụm đảo có tổng diện tích 6,43 ha, được biết đến như thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất cực Nam đất nước.

Bí mật phong thủy ẩn giấu trăm năm trong lăng mộ mẹ vua Khải Định

Lăng Vạn Vạn là một lăng mộ hoàng tộc Nguyễn hiếm hoi nằm ở đồng bằng thay vì các vùng đồi núi phía Nam Kinh thành Huế. Vị trí đặc biệt của lăng này liên quan đến một thuyết phong thủy cổ xưa.

Nằm tại phường An Đông của TP Huế, lăng Vạn Vạn hay Tư Thông lăng là nơi an nghỉ của Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương Thị Thục (1868 – 1944), thường được gọi bà Tiên Cung. Bà là vợ hai của vua Đồng Khánh, mẹ đẻ của vua Khải Định.