Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Ảnh VN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Ảnh VN. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 3, 2022

Những bảo vật quyền uy của vua và chúa Nguyễn

Trong số các Bảo vật Quốc gia thuộc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thì bộ vạc đồng, cửu đỉnh và cửu vị thần công được xem là những hiện vật bằng đồng có sự đồ sộ và tinh xảo hơn cả. Ba nhóm bảo vật này tượng trưng cho sức mạnh, tính nghiêm minh và sự trường tồn của các chúa và vua nhà Nguyễn.

1. Bộ sưu tập vạc đồng thời chúa Nguyễn gồm 10 chiếc, có kích thước và trọng lượng khác nhau, được đúc dưới thời chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687), tượng trưng cho sức mạnh, sự trường tồn và tính nghiêm minh của chính quyền Đàng Trong, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2015.

Những chiếc vạc này được đúc vào những thời điểm khác nhau trong thế kỉ 17, chiếc có niên đại sớm nhất là năm 1659 và muộn nhất là năm 1684. Trong đó đáng chú ý là hai chiếc vạc đặt tại sân điện Cần Chánh trong Hoàng thành Huế là những chiếc to nhất, nặng nhất. Một chiếc ở trước nhà Tả Vu, đúc năm Thịnh Đức 8 (1660) và một chiếc ở trước nhà Hữu Vu, đúc năm Thịnh Đức thứ 10 (1662). Hai chiếc vạc này nặng khoảng 2500 cân ta (tương đương 1500kg); đường kính miệng 2,2m; đường kính trong lòng 1,83m, cao 1,05m.

10 thg 3, 2022

Bánh mì Phượng - món ngon phải lòng thực khách thế giới

Phở, bánh mì, bún bò Huế, bún chả, nem rán... là những món ăn bình dân đã làm nên thương hiệu ẩm thực đường phố nổi tiếng của Việt Nam, gây thương nhớ trong lòng nhiều thực khách quốc tế. Ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) có tiệm bánh mì Phượng thực sự đã tạo nên cơn sốt đối với du khách khi đặt chân đến khu phố cổ tuyệt đẹp này.

Tiệm bánh ra đời vào khoảng thập niên 90 của thế kỉ trước, nằm ở số 2B đường Phan Châu Trinh, Tp. Hội An, nổi tiếng khắp các trang mạng chuyên về du lịch và ẩm thực trên thế giới như Foursquare hay TripAdvisor nhờ món bánh mì bình dân nhưng tuyệt ngon đến mức đầu bếp và cũng là người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng Anthony Bourdain của kênh CNN đã từng phải thốt lên khi nếm thử rằng: “Đây thực sự là một bản giao hưởng của bánh mì”.

Bánh mì Phượng nổi tiếng tới mức hầu như du khách nước ngoài nào đến Hội An cũng phải tìm ăn thử bởi nó không chỉ rẻ, chừng 15 đến 30 nghìn đồng/cái (tức khoảng 1 đến 1,5 đô la Mỹ/cái) mà còn ngon đến bất ngờ. Những chiếc bánh có vỏ giòn rụm, nhân bánh béo ngậy, thơm mát bởi sự hòa quyện đầy hấp dẫn của các loại thịt, rau xanh và thứ nước sốt đặc biệt của nhà hàng.

Bánh mì Phượng - món ăn đường phố nổi tiếng thế giới của Hội An. Ảnh: Thanh Hòa

Ngon giòn với ếch đồng ủ rơm

Ếch đồng ủ rơm là một trong những đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Món ngon này không chỉ có giá trị về dinh dưỡng mà còn khiến thực khách mãn nhãn bởi hình thức đẹp. Chỉ cần một chút khéo tay là người đầu bếp đã có thể chế biến được ếch đồng ủ rơm nhằm làm tăng thêm hương vị cho bữa cơm trong gia đình.

Ếch đồng ủ rơm không chỉ có giá trị về dinh dưỡng mà còn khiến thực khách mãn nhãn bởi hình thức.

27 thg 2, 2022

Hoang sơ đảo Bánh Sữa

Đảo Bánh Sữa (còn được gọi là đảo Ông Tờ hay đảo Tu Hài) nằm khiêm tốn trong vòng cung Thẻ Vàng trên vịnh Bái Tử Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đối với những ai muốn khám phá, yêu thích sự tĩnh lặng thì đảo Bánh Sữa (Vân Đồn, Quảng Ninh) hoang sơ với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp là nơi lý tưởng để bạn trốn sự náo nhiệt của thành thị. Sau khoảng một giờ đi tàu thì các bạn sẽ đến được điểm check - in hòn đảo xinh đẹp này.

Đảo Bánh Sữa có diện tích chưa đến 1km², nơi rộng nhất cũng chỉ tầm khoảng 420 m và nó trông giống như chú rùa nhỏ giữa biển cả mênh mông. Vì thế hòn đảo nhỏ này thường được ví von như cậu em út trong “đại gia đình” hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ và được các đảo Thẻ Vàng (phía Tây), đảo Đống Chén (phía Đông), hòn Phi Mã (phía Nam) và hòn Bùa Thuốc (phía Bắc) bao quanh và che chở.

Đảo Bánh Sữa nhìn từ trên cao lúc giống con rùa nhỏ, lúc thì như hình con tu hài, những sinh vật biển đặc trưng ở trong Vịnh Bái Tử Long.

23 thg 2, 2022

Ngôi nhà hơn 300 năm tuổi của người Nùng ở Xín Mần

Ngôi nhà cổ to lớn, bề thế, tuổi đời hơn 300 năm tại xã Nàn Ma có vóc dáng khác lạ so với căn nhà nhỏ, giản dị thường thấy của người Nùng ở Xín Mần (Hà Giang). Hơn thế, nhịp sống đậm chất văn hóa truyền thống ở nơi đây đem đến rất nhiều cảm xúc cho những người đến được nơi này.

Nằm cách trung tâm xã Nàn Ma khoảng 3km, ngôi nhà cổ bề thế này được xây theo kiểu nhà “pháo đài”. Lưng dựa vào núi, mặt ngôi nhà hướng về phía Nam nhìn ra thung lũng nơi có những thửa ruộng bậc thang uốn lượn. Nhà có vàng sẫm là màu thời gian của những bức tường trình đất lâu đời. Nét đẹp nguyên sơ, mộc mạc từ vật liệu xây dựng truyền thống của bà con dân tộc ở vùng cao tô điểm cho ngôi nhà thêm phần ấn tượng.

Toàn cảnh ngôi nhà nhìn từ trên cao.

13 thg 2, 2022

Cá kho phố Cầu Gỗ - Món ăn truyền thống người Hà Nội

Là một phần của chợ Hàng Bè, ngõ Cầu Gỗ được mọi người biết đến không chỉ có nhiều món đồ tươi sống mà bên cạnh đó khi đi qua đây các bà nội chợ còn bị một mùi hương khó cưỡng nổi đó chính là món cá kho trên phố này.

Đi tới khu bán đồ ăn nấu chín trong chợ, thực khách không khỏi bị thu hút bởi sắc vàng, độ bóng của những món kho nơi đây với tôm rim, thịt kho, cá kho…. Nhưng chắc chắn thực khách sẽ bị hấp dẫn và khó cưỡng nhất chính là món cá kho ở đây bởi cả về màu sắc lẫn hương vị của nó.

Cá trắm được được chọn lựa làm nguyên liệu chính cho món cá kho ở đây với thịt chắc thơm ngon, ít xương dăm. Cá phải được tuyển chọn kỹ lưỡng, đó là cá phải tươi, có trọng lượng thường phải từ 7kg trở lên, khi ấy phần thịt mới dẻo, thớ cá trong veo, khi kho xong món ăn sẽ vô cùng bắt mắt.

Cá trắm được làm sạch.

Kỳ thú bãi đá Hòn Chồng

Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên nằm ở bờ biển phía Bắc thành phố Nha Trang. Nơi đây du khách có thể di chuyển vài bước đã chạm đến sóng biển hoặc chân đồi. Nhiều người bảo, Hòn Chồng là nơi giao nhau giữa biển và núi… Quần thể bài đá Hòn Chồng, bao gồm những tảng đá lớn nằm chồng lên nhau từ bao đời nay. Từ lâu, bãi đá này trở thành một địa điểm khá hút khách của thành phố Nha Trang. Kỳ thú bãi đá Hòn Chồng

Tới đây du khách có thể cảm nhận bãi đá Hòn Chồng như là nơi giao nhau giữa núi và biển. Bởi chỉ vài bước chân du khách có thể chạm đến mặt biển hoặc ngay chân đồi. Đến đây du khách còn được nghe nhiều câu chuyện kỳ thú về sự tích bãi đá này giữa một phong cảnh thiên nhiên hữu tình.

7 thg 2, 2022

Chùa Thanh Lương - Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng xứ Nẫu

Chùa Thanh Lương nằm trên địa bàn tỉnh Phú Yên là ngôi chùa gắn liền với rất nhiều câu chuyện ly kỳ. Đặc biệt, vẻ đẹp "độc" và lạ của chùa luôn khiến du khách cảm thấy thích thú khi đến chiêm bái.

Chùa Thanh Lương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam, tọa lạc tại thôn Mỹ Quang Nam của xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 10 km. Với thiết kế bình dị bằng vật liệu từ thiên nhiên tạo lên không gian thanh tịnh bình yên, tĩnh lặng, trầm mặc, uy nghi. Từ hình ảnh những con đường cho tới các kiến trúc bên trong chùa đều rất đỗi bình dị và cuốn hút… Cảnh sắc xung quanh chùa Thanh Lương rất bình yên và tĩnh lặng, xung quanh chùa người dân sinh sống bằng nghề chài lưới, khí hậu nơi đây bốn mùa đều mát mẻ nên ngôi chùa luôn là điểm đến du lịch của Phú Yên. Đặc biệt, những câu chuyện xung quanh ngôi chùa gắn liền với pho tượng Quan Thế Âm từ ngoài khơi trôi dạt về đây luôn là điều khiến du khách trong nước và quốc tế cảm thấy tò mò và muốn khám phá.

Cổng Tam quan chùa Thanh Lương

3 thg 2, 2022

Chè kho ngày Tết

Nói đến Tết Hà Nội, nhiều người sẽ nhớ đến món chè kho. Món ăn đã trở thành nét đặc trưng và thân thiết, gợi nhớ nhiều kỷ niệm với các thế hệ người Hà Nội.

Với món ăn này, người Hà Nội xưa thường dùng để cúng Phật và gia tiên. Đây cũng là thức quà ngon để mời khách quý trong dịp Tết. Hình ảnh quen thuộc với mỗi người là chè kho được cắt thành hình hoa thị cùng ấm trà sen.

Nấu chè kho khá vất vả và kỳ công. Nguyên liệu chính là đỗ xanh thường phải chuẩn bị trước cả tháng. Món chè kho ngon nhất phải được nấu từ loại đỗ hạt tiêu, còn nguyên hạt, bé tí xíu, lòng xanh nhạt chứ không chọn loại đỗ mỡ hạt to, lòng vàng đã xay vỡ được bán khắp chợ. Ngoài ra, còn phải chuẩn bị thêm các nguyên liệu khác như đường, vừng rang và thảo quả...

29 thg 1, 2022

Cúc Phương – Vườn quốc gia hàng đầu Châu Á

Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam rộng 22 nghìn ha, là một trong những viên ngọc quý về sinh thái rừng trên thế giới đã 3 năm liền (2019-2021) được Tổ chức World Travel Awards vinh danh là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á. Trong suốt gần 60 năm qua, kể từ khi Vườn quốc gia được thành lập, công tác bảo tồn động thực vật có những thành công lớn được quốc tế ghi nhận là khu vực bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất Đông Nam Á.

Hệ sinh thái thiên nhiên đa dạng ở Vườn quốc gia Cúc Phương

Ngay sau khi được Tổ chức World Travel Awards vinh danh, chúng tôi đã có buổi trao đổi với Giám đốc Vườn Quốc gia (VQG) Nguyễn Văn Chính, ông đã lý giải cho chúng tôi tường tận vì sao Cúc Phương liên tục được công nhận Vườn quốc gia hàng đầu châu Á.

21 thg 1, 2022

Khám phá những núi lửa ở Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông

Cách đây hơn 140 triệu năm, do vận động kiến tạo của vỏ trái đất đã hình thành nên nhiều miệng núi lửa được các nhà nghiên cứu địa chất đánh giá có nét đẹp hoang sơ với kết cấu độc đáo trên địa bàn Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông.

Núi lửa Chư B'Luk

Núi lửa Chư B'Luk, nằm ở huyện Krông Nô, có hình nón cụt đặc trưng, đẹp ngoạn mục và có thể chiêm ngưỡng được từ một khoảng cách rất xa với các hướng khác nhau.

Đáng chú ý, đây là núi lửa duy nhất trong vùng Công viên địa chất Đắk Nông tạo ra hệ thống 50 hang động dung nham, có quy mô và độc đáo bậc nhất Đông Á, ẩn chứa nhiều điều thú vị đang cần được nghiên cứu và giải mã.

Ngoài ra, việc phát hiện ra di chỉ khảo cổ của người tiền sử sinh sống trong hệ thống hang động núi lửa này đã làm nổi bật thêm giá trị khoa học, giáo dục của điểm địa chất độc đáo này.

Núi lửa Chư B'Luk là điển hình của kiểu phun trào trung tâm, có niên đại từ 200.000-600.000 năm. Ảnh: Công Đạt/VNP

17 thg 1, 2022

Đám cưới người Dao đỏ ở Tả Phìn

Đám cưới chú rể Lý Láo Tả và cô dâu Phàn Lở Mẩy ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai còn giữ nguyên được các nghi lễ truyền thống của người Dao đỏ, thể hiện sự nhân văn, tinh thần đoàn kết cộng đồng được trao truyền nghìn đời nay.

Theo tục lệ từ xa xưa của người Dao đỏ ở Tả Phìn, được sự đồng ý của hai bên gia đình, lễ hỏi sẽ diễn ra trước đám cưới một năm. Trong thời gian này, cô dâu chú rể không được đi chơi hay nói chuyện với nhau. Đám cưới cổ truyền của người Dao đỏ trải qua các nghi lễ: dạm hỏi, cưới và lại mặt.

Khoảng tháng 2 âm lịch, nhà trai của chú rể Lý Láo Tả chọn ngày lành sang nhà cô gái Phàn Lở Mẩy để cùng ấn định lễ vật dẫn cưới và ngày giờ tổ chức rồi ghi vào hai bản giấy đỏ gọi là “lộc mệnh”, mỗi bên giữ một bản để làm tin. Lễ dạm hỏi thành công, nhà trai trao cho nhà gái đôi vòng tay bạc đính ước để cha mẹ cô gái đeo cho con. Với đôi vòng bạc trên tay, cô gái đã là người “có nơi có chốn”.

15 thg 1, 2022

Gỏi cồi sò điệp

Không chỉ béo như hàu, giòn dai như ốc giác, cồi sò điệp còn có vị ngọt thanh khiến thực khách đã nếm qua một lần là nhớ mãi. Hương vị của cồi sò điệp được nâng lên một tầm cao mới khi chế biến thành món gỏi.

Cồi sò điệp rất giòn, ngọt thanh và chế biến món gì cũng ngon nên được dân biển rất ưa chuộng. Vì thế, các món ăn chế biến từ cồi sò điệp lần lượt ra đời với đủ hương vị cùng cách chế biến thật phong phú từ nướng đến xào, nấu cháo, súp…. Nhưng ưa dùng nhất có lẽ là món cồi sò điệp nướng chao, món ăn này được xem như là một món ăn đặc sản của các vùng biển.

Bí quyết khi chế biến các món ngon từ hải sản là phải chọn cho bằng được nguyên liệu tươi sống. Sự tươi mới của nguyên liệu chiếm năm mươi phần trăm thành công chuyện món ăn đó có ngon hay không. Món gỏi cồi sò điệp cũng không nằm ngoài quy luật này. Nếu có điều kiện bạn nên chọn những con sò điệp có kích thước to và còn sống, sau đó dùng dao tách vỏ rồi chọn lấy phần ngon nhất là cồi để mang đi chế biến món ngon.

4 thg 1, 2022

Sức hút Cù Lao Chàm

Năm 2009, cụm đảo Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam) đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới với hơn 950 loài thủy sinh đang được bảo tồn. Hệ sinh thái, môi trường thiên nhiên nơi đây như rừng, biển, bãi tắm, suối nước,… hiện vẫn được đánh giá còn giữ nguyên vẹn nét nguyên sơ. Chính đặc điểm này khiến “hòn ngọc thô” Cù Lao Chàm đang trở thành địa điểm du lịch sinh thái có sức hút đặc biệt với du khách trong và ngoài nước mỗi khi tới Hội An.

Dấu ấn Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Ngày 29/5/2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử có tuổi đời hàng trăm năm, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).

Không phải là hư danh, mà từ xa xưa đảo Cù Lao Chàm đã vang danh trên bản đồ giao thương thế giới. Cù Lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An.

Cụm đảo Cù Lao Chàm gồm 1 hòn đảo chính và 7 hòn đảo nhỏ xung quanh, với tổng diện tích trên 15 km², trong đó rừng chiếm khoảng 90%.

Vào mùa hè, mỗi ngày Cù Lao Chàm đón hơn 3500 du khách đến tắm biển và thăm thú cảnh đẹp tự nhiên. Ảnh: Thanh Giang/VNP

3 thg 1, 2022

Làng dệt vải lanh Lùng Tám

Làng dệt vải lanh Lùng Tám (xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ) được du khách trong nước lẫn nước ngoài yêu thích. Đến với làng dệt lanh Lùng Tám ngoài mua những món quà đặc sắc mang về thì bạn còn có thể tìm hiểu nét độc đáo của một làng nghề dệt thổ cẩm lâu đời của người Mông sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang.

Đến với làng dệt thủ công Lùng Tám, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tất bật trong cuộc sống hằng ngày của người dân bản địa nơi. Người phụ nữ Mông khéo léo ngồi trước khung cửi, cần mẫn làm nên những tấm vải đẹp, những sản phẩm thổ cẩm độc đáo. Với người phụ nữ Mông, làm ra được một tấm vải lanh tốt chính là một niềm tự hào.

31 thg 12, 2021

Chè cốm đậm đà hương vị Việt

Cốm được xem là một món ẩm thực Việt, là một món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Cốm có thể làm ra được rất nhiều món ăn ngon từ những món chính cho tới món ăn chơi. Trong đó, món chè cốm là món không thể thiếu khi nhắc đến những món ăn vặt đặc trưng khi Hà Nội bước vào thu.

Hà Nội nổi tiếng nhất là thương hiệu cốm làng Vòng, hoặc cốm Mễ Trì, với sự dẻo, ngọt, bùi và thoảng mùi thơm của lúa nếp non. Cốm được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến ra rất nhiều món ăn ngon như xôi cốm, bánh cốm, chả cốm… Nhưng đặc biệt nhất là món chè cốm.

Mỗi một người nấu sẽ ra một vị ngon khác nhau, nhưng điểm giống nhau nằm ở cái hồn của món ăn. Cái hồn Việt, cái hồn của những con người chân chất, thật thà. Chè cốm có hương vị đặc biệt hơn những loại chè khác. Những hạt cốm xanh hòa quyện cùng hương lá dứa làm độ hấp dẫn, thơm ngon tăng thêm bội phần.

Cốm tươi và đường kính trắng cùng bột sắn dây là những nguyên liệu chính làm nên món chè cốm Hà Nội.

28 thg 12, 2021

Nhà thờ Đá Nha Trang

Nha Trang không chỉ được biết đến với cảnh biển thơ mộng, những bãi cát trắng trải dài, những hòn đảo nhỏ nên thơ mà còn có Nhà thờ Đá tuyệt đẹp - Công trình kiến trúc độc đáo hấp dẫn nhiều du khách ghé thăm.

Mang trên mình nét đẹp xưa cũ với lịch sử hơn 80 năm tuổi, ngôi nhà thờ tọa lạc giữa trung tâm thành phố Nha Trang, gần khu vực ngã 6 đầu đường Nguyễn Trãi giao với đường Thái Nguyên.

Giờ mở cửa, giờ làm lễ và giá vé nhà thờ đá Nha Trang:
- Giờ mở cửa nhà thờ:
+ Ngày thường: 5h30 – 17h
+ Chủ Nhật: 5h – 7h, 11h – 16h30
- Giờ làm lễ nhà thờ:
+ Ngày thường: 4h45, 17h
+ Chủ Nhật: 5h, 7h, 9h30, 15h, 16h30, 18h30
- Giá vé tham quan nhà thờ: không phí, vào tự do. 

Diện tích chính của Nhà thờ là khoảng 720 m², nằm ở độ cao 12 m trên đỉnh đồi Hoàng Lân. Đây là một ưu điểm của nhà thờ vì địa điểm này rất dễ tìm và cũng dễ di chuyển.

Kiệt tác nhà thờ gỗ Kon Tum

Trên bản đồ du lịch các tỉnh Tây Nguyên có một địa chỉ hầu như ít du khách nào bỏ qua, đó là nhà thờ chánh tòa Kon Tum (số 13 đường Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum), ngôi nhà thờ cổ hơn 100 tuổi làm bằng gỗ tuyệt đẹp, xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác các công trình kiến trúc Công giáo bằng gỗ ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Từ giữa thế kỉ 19, theo bước chân của các nhà truyền giáo phương Tây, đạo Công giáo bắt đầu có mặt ở Tây Nguyên, trong đó có Kon Tum. Thuở sơ khai, các cơ sở thờ tự ở xứ này đa phần đều có quy mô nhỏ, được làm bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá... Mãi về sau, khi giáo dân đông lên người ta mới tính tới chuyện xây cất những ngôi nhà thờ lớn, trong đó có nhà thờ gỗ Kon Tum.

7 thg 12, 2021

Gỏi lá Kon Tum

Du khách ai đã một lần lên với phố núi Kon Tum cũng sẽ phải tìm thử cho được món gỏi lá nổi danh của vùng Tây Nguyên đầy nắng và gió.

Gỏi lá là món ăn chơi nhưng không chỉ làm hài lòng khẩu vị của những người khó tính nhất bởi cái hương vị thanh mát đậm chất núi rừng của nó mà còn được cho là một vị thuốc tự nhiên lành tính giúp thanh lọc, cân bằng cái sự dư thừa chất béo vốn được dung nạp một cách thái quá từ cuộc sống đủ đầy ngày nay.

Đúng như tên gọi, gỏi lá hút khách ngay từ ánh nhìn đầu tiên bởi màu xanh tươi mát của một mâm đầy hàng chục loại lá với đủ sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Ngoài những loại rau vườn nhà thường thấy như: cải, hành, ngò, húng, tía tô... là hàng chục loại lá rừng khác mà chỉ người bản địa mới biết hết tên và công dụng của chúng. Những món dùng để gói ăn kèm cùng gỏi lá cũng khá đơn giản gồm có thịt lợn ba chỉ luộc, tôm tươi luộc, bì lợn trộn thính. Và linh hồn của món gỏi lá chính thứ nước sốt sánh vàng béo ngậy dậy thơm mùi bỗng rượu được chế biến theo phương thức riêng của người Kon Tum bản địa.

Chiếc gỏi lá được cuộn khéo léo như một đóa hoa rừng. Ảnh: Thanh Hòa

4 thg 12, 2021

Vãn cảnh chùa Đục

Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), không chỉ nổi tiếng với các địa danh về Hải đội Hoàng Sa mà còn có chùa Đục với tên chữ Hán là Đỉnh liêm tự - ngôi chùa cô tịch, có phong cảnh đẹp, bình yên đến lạ thường.

Ngự ở lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ hàng ngàn năm trên đảo, men theo 139 bậc thang đá, chùa Đục hiện ra trước mắt, tuy nhỏ nhưng lại rất đặc biệt. Theo sử sách chép lại, từ năm 60 của thế kỷ trước, nơi đây từng là hang cọp, sau đó được sư Giác Tuấn chọn là điểm tu hành. Tuy nhiên, phải mãi đến đầu năm 2000 chùa mới được chỉnh trang xây dựng khang trang.

Tọa lạc ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa Đục là tượng Quán Thế Âm cao 27 mét, dẫn lên các điện thờ cổ kính, rêu phong nằm sâu trong lòng núi.

Bức Tượng Phật Quan Thế Âm cao 27 m, tọa trên tòa sen màu sơn trắng đặt ngay dưới chân núi Giếng Tiền là đường chính lên Chùa Đục. Ảnh: Công Đạt/VNP