Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 6, 2022

Hương vị bò tơ “bay xa”

 

Vùng đất Tây Ninh quanh năm đầy nắng với địa hình đồng bằng xen lẫn cao nguyên, với cảnh quan đặc trưng có núi cao, hồ rộng, rừng xanh và hệ động-thực vật phong phú. Tây Ninh có những món ăn, đặc sản nổi tiếng miền Đông Nam bộ. Những món ăn tưởng chừng bình dị, nhưng dưới bàn tay tài hoa của người đầu bếp, nó đã trở thành nét văn hoá riêng của Tây Ninh.

Có nhiều món ăn đã thành thương hiệu của Tây Ninh như bánh tráng, bánh canh Trảng Bàng, ẩm thực chay, muối tôm, mãng cầu bà Đen và cả món bò tơ. Bò tơ Năm Sánh, với hệ thống quán ăn ở nhiều tỉnh, thành trong nước đã góp phần đưa đặc sản bò tơ Tây Ninh vang xa.

12 thg 6, 2022

Bún tôm - món ăn sáng yêu thích của người Bình Định

Người Bình Định thích sự đơn giản trong nguyên liệu và vị đậm đà của món bún tôm.

Người Bình Định thường chọn các món ăn thanh đạm như cháo lươn, bún rạm, bún tôm cho bữa sáng, trong đó, bún tôm là món được lòng nhiều người, từ bé đến lớn. Tại Bình Định, món ăn là đặc sản của huyện Phù Mỹ, nay nhiều nơi ở TP Quy Nhơn cũng bán món này.

Thông thường, hàng ăn ở Quy Nhơn bày bán từ khoảng 6h sáng. Thực khách có thể thưởng thức tô bún tôm trên đường Trần An Tư, Hoàng Văn Thụ, Ngô Gia Tự hay Chương Dương. Nếu từng thử qua bún quậy Phú Quốc thì bạn nên ăn bún tôm, bởi đây được xem là khởi nguồn của món ăn nổi tiếng đảo ngọc.

Thịt tôm đất giã nhuyễn cạnh các gia vị nêm nếm cho món bún. Ảnh: Huỳnh Nhi

8 thg 6, 2022

Hương vị quê hương: Bún ốc ngon nức tiếng Thái Bình

Sự hòa quyện giữa nước xương hầm, mắm tôm và giấm bỗng tạo nên nồi bún ốc độc đáo thu hút 300 - 400 thực khách đến ăn mỗi ngày.

Nói đến đặc sản Thái Bình, người ta thường nhắc đến bún bung, canh cá; nhưng ở đó có một gia đình tự tạo nên thương hiệu riêng của mình trong món bún ốc.


Hơn 20 năm qua, món bún ốc đã giữ chân bao thực khách. Có người sinh ra từ quê lúa Thái Bình, sau này xa quê, mỗi dịp trở về lại ghé quán. Cũng có người là khách thập phương về công tác, định bụng chỉ lấp dạ dày; đâu ngờ rằng sau lần ấy, mỗi khi có dịp đến Thái Bình lại ghé quán bún ốc ăn cho đỡ nhớ hương vị xưa.

7 thg 6, 2022

Bún rạm - đặc sản nên thử khi đến Bình Định

Tô bún với thịt rạm ngọt béo, nước dùng thanh, không topping cầu kỳ, gây ấn tượng với thực khách lần đầu thưởng thức.

Đến TP Quy Nhơn, ngoài các đặc sản như bún nem chả nướng, bánh xèo tôm nhảy, tré trộn, bún tôm... du khách còn được người địa phương giới thiệu món bún rạm. Thoạt nhìn, nhiều người lầm tưởng đây là bún riêu, nhưng hương vị hoàn toàn khác, ít gia vị hơn. Độ thơm ngon của món ăn phụ thuộc vào chất lượng thịt rạm.

Tô bún đầy thịt rạm béo, ăn kèm rau sống và bánh tráng nướng. Ảnh: Huỳnh Nhi

3 thg 6, 2022

Mác kham - món ăn vặt vừa có vị độc đáo vừa có lợi cho sức khỏe

Mác kham (còn gọi là me rừng) - loại cây mọc tự nhiên ở các vùng rừng núi phía Bắc ở nước ta, trong đó có Cao Bằng. Quả mác kham với vị chua, ngọt hòa quyện chút đắng, chát là món quà vặt được rất nhiều chị em ưa thích.

Những chùm mác kham sai trĩu quả (ảnh: Đàm Khoa).

Cây mác kham thường mọc ở những khu vực đồi núi thưa, có nhiều ánh sáng. Loại cây này có lá nhỏ, hai hàng lá xếp sít nhau chia thành 2 dãy, trông giống lá kép lông chim. Mác kham ra hoa vào tháng 4 - 5 hằng năm. Hoa mác kham nhỏ, có màu vàng mọc thành tán ở nách lá. Quả mác kham có hình tròn, nhỏ bằng ngón tay, khi còn non có màu xanh, khi chín quả ngả vàng, vỏ nhẵn và cứng, có khía mờ tạo thành 6 múi, thường chín vào mùa thu hằng năm.

Xôi bjoóc phón - đậm đà hương vị miền Non nước Cao Bằng

Xôi bjoóc phón là ẩm thực độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Tày, Nùng Cao Bằng. Xôi bjoóc phón có màu vàng, mùi thơm, vị ngọt, dẻo, ăn rất ngon.

Xôi bjoóc phón.

Xôi có màu vàng vì được nhuộm từ hoa của cây bjoóc phón, loại cây sống tự nhiên ở trên rừng. Cây bjoóc phón (theo tiếng Tày, Nùng) là loại cây thân gỗ, mọc tự nhiên bên các sườn núi đá, cao khoảng 1 - 3m. Cây nở hoa vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 3, hoa mới nở có màu trắng, sau đó ngả màu vàng và có hương thơm rất đặc biệt.

Mê mẩn rau rừng miền non nước Cao Bằng

Ẩm thực cao Bằng luôn để lại rất nhiều ấn tượng thật khó quên trong lòng du khách, đặc biệt là các loại rau rừng. Chỉ cần nếm thử một lần, bạn sẽ phải tấm tắc, gật gù và vấn vương mãi với hương vị tuyệt vời ấy!

Rau ngót rừng

Cây rau ngót rừng (thân cây, thân leo) thường mọc ở trên núi đá và đâm chồi vào mùa xuân. Rau ngót rừng có 2 - 3 loại (lá to hoặc nhỏ và bông dài có hoa nhỏ li ti) thường để nấu canh.


Cách nấu: rau ngót rừng nhặt lá và rửa sạch (nếu rau ngót lá to vò qua lá). Nước nấu canh thêm chút thịt lợn băm, đun sôi thả rau ngót vào để sôi lại cho chín và thêm vừa đủ gia vị là được. Khi nấu chín, rau bắc ra vẫn có màu xanh, tỏa mùi thơm lá rau rất đặc trưng, ăn có vị ngọt, bùi và mát.

Trám xanh - món quà của mùa hè

Trám xanh vốn là thứ đặc sản của miền núi trung du, có thể chế biến ra những món ăn dân dã, bình dị và có sức cuốn hút lạ kì.

Trám xanh - món quà miền rừng núi

Trám xanh thường được trồng nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng. Thường từ tháng 6 đến tháng 7,8 (âm lịch) là mùa thu hoạch trám xanh. Tuy nhiên, khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 tại một số chợ phiên tỉnh Cao Bằng đã có trám non bán.

Để có được các món ăn từ trám non ngon đậm vị nhất thì nên chọn những quả trám tươi, căng bóng, có màu xanh nhạt. Trước khi chế biến cần đập dập quả và ngâm trong nước lạnh khoảng 15 phút cho ra hết nhựa, có thể dùng dao khía tách đôi, bỏ hạt hoặc để cả hạt. Việc sơ chế trước khi nấu như vậy sẽ giúp loại bỏ bớt vị chát của quả trám.

Theo kinh nghiệm dân gian quả trám với rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, không chỉ cung cấp các loại khoáng chất, vitamin mà còn là một vị thuốc, với những công dụng như: giảm ho, tiêu đờm, giảm viêm họng, khản tiếng, tốt cho hệ tiêu hóa…

Muối tôm Tây Ninh- một bản sắc văn hoá độc đáo

Có thể nói đặc sản muối tôm Tây Ninh đã đi vào đời sống ẩm thực của người Tây Ninh và tạo nên một loại gia vị độc đáo cho ẩm thực Việt.

Một cơ sở chế biến muối tôm ở Tây Ninh. Ảnh: Dương Vĩnh Tuyên

Nhắc đến Tây Ninh sẽ nhắc đến muối Tây Ninh (thường gọi với cái tên “muối tôm Tây Ninh”). Đây là một trong những món quà ý nghĩa du khách mong muốn mang về làm quà tặng người thân mỗi khi đến Tây Ninh. Cùng tìm hiểu về đặc sản mang bản sắc văn hoá của Tây Ninh từ góc nhìn của Thạc sĩ Bùi Thị Hoa- Phân viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Món ăn vặt từ bánh tráng ngon nức tiếng của Tây Ninh

Bánh tráng trộn Tây Ninh trở thành thương hiệu ẩm thực được giới trẻ mê tít và phổ biến ở khắp nơi. Sự hoà quyện của bánh tráng, tôm khô, sa tế, ớt, muối tôm, đậu phộng, hành phi, khô bò, rau răm... làm cho những ai đã ăn một lần là nhớ mãi.

Khách lựa bánh tráng ăn vặt tại cửa hàng Út Yến.

Không chỉ nổi tiếng với những đặc sản được nhiều người biết đến như: muối ớt, bánh canh, bánh tráng Trảng Bàng, mãng cầu, hay ốc núi… Tây Ninh còn có những món ăn tuy bình dân nhưng vừa nghe đến tên thôi đã khiến nhiều người phải xuýt xoa, chép miệng, đó chính là những món ăn vặt từ bánh tráng.

Bánh tráng muối ớt

Khi nhắc đến Tây Ninh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các món ăn đặc sản làm nức lòng thực khách, như muối tôm Tây Ninh, bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng Tây Ninh,... Trong đó, món bánh tráng muối ớt Tây Ninh là món ăn vặt được ưa chuộng hàng đầu.

Bánh tráng muối ớt Tây Ninh được chế biến từ hai nguyên liệu chính đó là bánh tráng và muối ớt Tây Ninh. Món ăn này mang vị cay đặc trưng của muối ớt Tây Ninh, kết hợp với loại bánh tráng phơi sương dẻo dai mang lại hương vị thơm ngon đặc biệt, vô cùng hấp dẫn.

Cùng nhìn những hình ảnh đẹp tại làng nghề bánh tráng muối ớt Ninh Hưng, Chà Là thuộc huyện Dương Minh Châu, được nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Tiến ghi lại thật sinh động.

2 thg 6, 2022

Phố ăn đêm ở Quy Nhơn

Đến phố ăn uống giữa TP Quy Nhơn, du khách sẽ thưởng thức đủ món đặc sản như các loại hải sản, nem nướng, bánh xèo tôm nhảy, bánh tai vạc, tré trộn...

Phố ẩm thực Quy Nhơn nằm trên đường Ngô Văn Sở, giữa hai đường lớn là Xuân Diệu và Nguyễn Huệ. Nơi này nằm gần Quảng trường Quy Nhơn, thu hút đông khách vào chiều và tối.

31 thg 5, 2022

Về An Giang thưởng thức đu đủ đâm "siêu" ngon, bán cả nghìn đĩa mỗi ngày

Cả con đường đu đủ đâm có hơn chục hàng quán nhưng tiệm của chị Néang Srây Ny luôn đông khách nhất. Mỗi ngày chị bán khoảng 200 đĩa đu đủ đâm, riêng lễ, Tết tăng lên cả nghìn đĩa.

Con đường gỏi đu đủ

Đu đủ đâm là món gỏi đu đủ của người Campuchia, thế nhưng người dân biên giới ở huyện Tri Tôn, An Giang đã học hỏi món ăn dân dã này và biến thành đặc sản "vạn người mê".

Nằm cách thị trấn Tri Tôn (huyện Tri Tôn, An Giang) gần 2km, sóc Phnom Pi thuộc xã Châu Lăng được mệnh danh là con đường đu đủ đâm của miền Tây vì nơi đây tập trung hơn 10 quán đu đủ đâm từ đầu đường đã ngửi được hương thơm thức ăn lan tỏa. Trong đó quán đu đủ đâm Rina được đánh giá là quán ngon và đắt khách nhất "con đường đu đủ đâm".

Quán đu đủ đâm Rina của chị Srây Ny là điểm ăn vặt quen thuộc của nhiều du khách khi đặt chân đến huyện Tri Tôn, An Giang (Ảnh: Bảo Kỳ)

28 thg 5, 2022

Ăn vặt thả ga, nhậu lai rai cả ngày không hết món ngon ở Phan Thiết

Không chỉ có những đồi cát trắng, những cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam, đến Bình Thuận nếu chưa thưởng thức hết các món ngon ở Phan Thiết chắc chắn bạn sẽ còn phải quay lại đây nhiều lần.

Bánh căn ở Phan Thiết được bán cả ngày. Loại bánh này được làm từ bột gạo, đổ vào khuôn đất và nướng đến khi căng phồng. Trong ảnh là một quán bánh căn bán về đêm trên đường phố Phan Thiết - Ảnh: HÀ MẠNH

Cách TP.HCM khoảng 210km, thành phố biển Phan Thiết hấp dẫn du khách bởi: biển xanh, cát trắng, nắng vàng; với nhiều địa điểm đẹp như: đồi cát Bàu Trắng, suối Tiên, bãi đá Ông Địa hay làng chài Mũi Né…

27 thg 5, 2022

Chả cốm – nét tinh hoa của ẩm thực Hà Thành

Nguyên liệu làm chả cốm gồm cốm tươi, nước mắm, đường, thịt lợn…

Khi đến với Hà Nội, du khách không thể bỏ qua những món ăn liên quan đến cốm như chè cốm, bánh cốm nhưng đặc biệt hơn cả đó là món chả cốm. Đây là món nổi tiếng trong thế giới ẩm thực của người Hà Thành bởi lẽ món ăn này là sự kết hợp tinh tế giữa vị ngọt đậm đà của thịt và vị dẻo thơm của hạt cốm bên trong làm bất cứ ai cũng khó có thể từ chối.

Trái cây mùa mưa Bảy Núi

Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, cũng là lúc các loại đặc sản, như: Bơ sáp, dâu, hồng quân, trâm rừng, mãng cầu ta… thương hiệu Bảy Núi vào mùa chín rộ.

26 thg 5, 2022

Phở vịt - bữa sáng lạ miệng ở Hà Nội

Phở vịt là đặc sản của người Lạng Sơn, được du nhập về Hà Nội, trở thành món ăn đổi bữa cho buổi sáng.

Phở vịt dùng bánh phở to bản và mỏng. Mỗi bát phở gồm những miếng thịt vịt quay chặt nhỏ với lớp da nâu bóng nhìn bắt mắt được bày biện đẹp mắt. Tô điểm là những miếng lạp xưởng vịt, thái lát mỏng.

Vịt sau khi làm sạch, rửa với rượu để khử mùi hôi. Phần da được phết một lớp nước sốt mang màu vàng óng của mật ong, hoặc mạch nha trộn xì dầu. Bụng vịt được nhồi nhân rồi khâu và ướp trong vài tiếng cho ngấm gia vị trước khi đem quay. Thành phẩm khi chín có màu nâu cánh gián.

Phở vịt ăn kèm hành lá và giá đỗ. Ảnh: Phương Anh

20 thg 5, 2022

Đậm đà hương vị mắm cá lia thia

Long An có nhiều đặc sản như đậu phộng Đức Hòa, bánh in Long Hựu, cốm ngò Cần Giuộc,... trong đó, phải kể đến mắm cá lia thia - món ăn dân dã, quen thuộc đã trở thành đặc sản của người dân bưng biền Đức Huệ.

Cá lia thia là loại cá nước ngọt, thường sống trong vùng bưng biền Đức Huệ, có kích thước nhỏ, con lớn thường dài 10cm. Ngày xưa, người dân chỉ cần ra sau vườn giậm cù (dồn cá lại rồi bao vây, lấy rổ xúc cá) là có cá ăn không hết. Thấy vậy, người dân sáng tạo ra làm mắm cá lia thia để đổi khẩu vị hoặc làm quà tặng người thân, bạn bè nhân các dịp lễ, tết.

Mới nghe qua, nhiều người thắc mắc con cá lia thia bé tí tẻo thường chỉ để đá hoặc chưng trong nhà, chứ ai làm mắm... Vậy mà chỉ cần thưởng thức mắm cá lia thia một lần thì chẳng thể nào quên được cái vị vừa bùi, vừa béo của món ăn dân dã, đồng quê này. Và cứ thế, nghề làm mắm cá lia thia ra đời từ lúc nào không hay, chỉ biết thế hệ này truyền đến thế hệ sau, góp phần làm phong phú thêm ẩm thực của người dân nơi đây.

Theo nhiều người sành ăn, mắm cá lia thia ăn nguyên chất là ngon nhất, chỉ cần cho thêm tỏi, ớt

Mắm binh tích - món ngon đặc trưng của miền quê Đức Huệ

Huyện Đức Huệ, tỉnh Long An vốn nổi tiếng với mắm lia thia. Đó được xem là đặc sản của miền quê Đức Huệ, ai nghe cũng muốn thử một lần. Nhưng ngoài mắm lia thia, Đức Huệ còn một loại mắm đặc sản khác, có mặt lâu đời hơn cả mắm lia thia nhưng lại ít có người ngoài địa phương biết đến. Đó là mắm binh tích.

Có kinh nghiệm gần 20 năm làm mắm, chị Võ Thị Hồng Thắm cho biết mắm binh tích được người dân địa phương ưa chuộng, chọn làm quà tặng cho bạn bè phương xa

Dẻo, thơm bánh lá răng bừa “tiến vua”

Chỉ với gạo tẻ, nhân thịt lợn, hành khô băm nhuyễn gói trong lá chuối xanh, bánh lá Thọ Xuân trở nên một món ăn dân dã khó quên...

Một hộ làm bánh lá răng bừa truyền trống của xã Xuân Lập (Thọ Xuân) đang gói bánh để kịp phục vụ các đơn hàng cho khách.

Thọ Xuân - vùng đất sinh ra 2 vị vua, khởi đầu 2 vương triều phong kiến Việt Nam là Tiền Lê và Hậu Lê, vốn rất nổi tiếng với nhiều sản vật tiến vua được người dân trong và ngoài tỉnh biết đến như: bưởi Luận Văn, bánh gai Tứ Trụ... Và gần đây, khi bánh lá răng bừa Xuân Lập “góp mặt” trong thực đơn của mỗi gia đình trong các ngày lễ, tết hay được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị thì người dân lại được biết thêm về nguồn gốc một món ăn “tiến vua” nữa của vùng đất “địa linh nhân kiệt”.