Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 5, 2022

4 cung đường không thể bỏ qua khi đến Hà Giang

4 cung đường trải nghiệm trên vùng cao nguyên Đồng Văn vừa được ngành du lịch tỉnh Hà Giang đầu tư nhằm phục vụ du khách thập phương khám phá vẻ đẹp vùng rẻo cao sau dịch COVID-19.

Núi đôi Quản Bạ được xem là một tuyệt tác thiên nhiên của đất trời Hà Giang

4 tuyến du lịch mới gồm: cung đường Quản Bạ - Yên Minh; tuyến Yên Minh - Đồng Văn; Đồng Văn - Mèo Vạc và Mèo Vạc - Du Già đã khẳng định vẻ đẹp không chỉ ở đích đến mà còn nằm trên những cung đường.

Cao Bằng - viên ngọc xanh của núi rừng Đông Bắc

'Trước khi đến Cao Bằng, tôi chưa biết nhiều về vùng đất này. Đến đây, tôi như bị choáng ngợp bởi sắc xanh, núi xanh, cỏ xanh và nước cũng xanh. Có lẽ vì thế, mà Cao Bằng được người ta đặt cho cái tên mỹ miều là viên ngọc xanh'.

Chuẩn bị cho chuyến đi Cao Bằng từ cuối năm 2021, nhưng do dịch bệnh nên nhóm bạn trẻ phải dời lịch đến tháng 5 này

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, Nguyễn Thị Yến (Yến Vi Vu, sinh năm 1999) cho biết, dù đã được đi qua 26 tỉnh thành phố trên khắp Việt Nam, nhưng hành trình 3 ngày 2 đêm khám phá Cao Bằng vẫn để lại trong cô nhiều ấn tượng sâu sắc về cảnh đẹp, món ngon và sự nhiệt tình, thân thiện của người dân nơi đây.

26 thg 5, 2022

Thảo nguyên Đồng Lâm 'thay áo mới' mùa nước nổi, đẹp như cổ tích

Cách Hà Nội khoảng 120km, Đồng Lâm (Hữu Lũng, Lạng Sơn) là địa điểm lý tưởng cho một chuyến dã ngoại nhẹ nhàng những ngày cuối tuần.

Toàn cảnh của thảo nguyên Đồng Lâm mùa nước nổi, nơi được ví như Hạ Long trên cạn

Thảo nguyên Đồng Lâm được biết đến như một địa danh mới trong bản đồ du lịch phía Bắc Việt Nam. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình với thảm cỏ xanh mướt, hồ nước trong vắt, được bao quanh với những vách núi đá hùng vĩ.

Đồng Lâm thuộc xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Với diện tích khoảng 100ha, địa danh này từng được ví như Mông Cổ của Việt Nam.

24 thg 5, 2022

Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Lô Lô có từ rất lâu. Đó là một phong tục đẹp, giàu bản sắc, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Lô Lô tin rằng mọi vật đều có linh hồn, và họ có niềm tin về sự tồn tại của linh hồn, về mối liên hệ giữa người đã chết và người sống cùng chung huyết thống. Cùng ý thức tôn trọng cội nguồn, đức tính hiếu thảo của người Lô Lô cũng góp phần hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Người Lô Lô quan niệm tổ tiên, ông bà, cha mẹ…những người đã sinh ra mình có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại. Không những thế, tổ tiên còn có công bảo vệ làng xóm, phù hộ quê hương để bản làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Theo phong tục, khi gia đình có người chết từ 3 đến 4 năm, người con trưởng trong gia đình sẽ lập bàn thờ tổ tiên và rước hồn lên bàn thờ, lập bài vị hình người để thờ cúng. Bàn thờ tổ tiên được đặt ở sát vách của gian giữa nhà, đối diện cửa chính. Trên đó có những hình nhân bằng gỗ để tượng trưng cho linh hồn tổ tiên. Người Lô Lô thường cúng tổ tiên vào tháng chạp hằng năm. Người ta có thể cúng tại nhà trong phạm vi gia đình. Còn khi làm lễ cúng tại miếu làng thì tất cả các gia đình trong bản sẽ đóng góp lễ và cùng tổ chức.

Thầy cúng Lò Sì Páo và bà con dân tộc Lô Lô tại thôn Sảng Pả A, thị Trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang thực hiện một lễ cúng tổ tiên.

22 thg 5, 2022

Đến Cây đa Tân Trào chèo thuyền mảng nghe hát then trên lòng hồ Nà Nưa

Đến Cây đa Tân Trào (Tuyên Quang), ngoài tham quan căn lán nhỏ nơi Bác Hồ đã ở, làm việc, chụp hình lưu niệm tại cây đa, du khách nay đã còn có thể trải nghiệm chèo thuyền mảng nghe hát then trên lòng hồ Nà Nưa.

Tuyên Quang nổi tiếng là vùng đất gắn liền với nhiều di tích lịch sử cách mạng hào hùng… Đến với Tuyên Quang hoặc trên hành trình tham quan Đông Bắc, Tây Bắc, du khách thường không thể bỏ qua Di tích quốc gia đặc biệt Cây đa Tân Trào (H.Sơn Dương).

Tại khu di tích này, du khách sẽ được tham quan Lán Nà Nưa - nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa.

Lán Nà Nưa là nơi Bác Hồ từng ở và làm việc để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa vào năm 1945. Ảnh: Vũ Phượng

29 thg 4, 2022

Chùa Lôi Âm Thượng - ngôi cổ tự trầm mặc giữa không gian xanh

Lôi Âm Thượng - ngôi chùa cổ ở Quảng Ninh được Phật tử và du khách biết đến không chỉ bởi sự linh thiêng mà còn là nơi có vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, non nước hữu tình.

Tọa lạc trên núi Linh Thứu (phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh) chùa Lôi Âm Thượng (tên chữ là Linh Thứu Kỳ Sơn Lôi Âm Tự) được xây dựng với thế lưng tựa núi và nằm ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển.

20 thg 4, 2022

Cận cảnh thạp đồng “hổ vồ” tuyệt đẹp của người Việt Cổ

Hình tượng hổ trên thạp đồng Vạn Thắng được tạo tác theo lối tả thực rất sinh động. Con hồ rướn mình về phía trước, mõm ngoạm ngang lưng con mồi...

Xuất hiện trong trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đang diễn ra ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, thạp đồng Vạn Thắng là cổ vật có giá trị đặc biệt của nền văn hóa Đông Sơn

16 thg 4, 2022

Làng cổ thuần Việt ở Bắc Giang

Nhịp sống chậm rãi, yên bình trên đường quê rợp bóng tre, hòa cùng khói lam chiều trên ruộng tại làng Sấu thuộc huyện Tân Yên.


Khói lam chiều trên ngôi làng cổ có tên gọi dân dã là làng Sấu thuộc xã Liên Chung (xưa là Chung Sơn), huyện Tân Yên. Tránh xa ồn ào khói bụi nơi đô thị, có dịp du khách hãy về thăm làng Sấu. Tương truyền, phía sau làng có một núi đất xưa kia mang hình dáng một con sấu, linh vật thường được thờ ở các đình đền, nên làng tên là Sấu.

Bộ ảnh do nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Thông (sinh năm 1987), người Bắc Giang, thực hiện qua nhiều lần ghé làng. Trong sự nghiệp nhiếp ảnh, anh đã gặt hái được trên 40 giải thưởng lớn nhỏ trong nước và quốc tế.

2 thg 4, 2022

Lạc vào vườn hoa vải đẹp mê hồn ở Lục Ngạn (Bắc Giang)

Cuối tháng 3 đang là thời điểm hoa vải rộ nở khắp núi, đồi Lục Ngạn (Bắc Giang), đâu đâu cũng thấy hoa vải khoe sắc khiến vùng đất này như khoác lên mình tấm áo mới, báo hiệu một mùa vải thiều bội thu.

Đến huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vào thời điểm này, điều du khách cảm nhận là sự choáng ngợp trước cảnh hoa vải thiều bung nở trắng khắp các triền đồi. Màu trắng thuần khiết của hoa vải nối tiếp nhau trải dài bên những miệt vườn. Thật lạ kỳ, trên mảnh đất này đều có sự góp mặt của những loài cây nổi tiếng thơm ngon như: vải thiều, hồng Nhân hậu, na dai, cam đường Canh, táo Thiện phiến, nếp Phì Điền, gạo Bao Thai hồng…

25 thg 3, 2022

Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Một góc chùa Bổ Đà.

15 thg 3, 2022

Ngắm vẻ đẹp thơ mộng ở thảo nguyên Đồng Lâm mùa nước cạn

Vào mùa nước cạn, thảo nguyên Đồng Lâm (Lạng Sơn) khoác lên mình một màu áo mới, thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Thảo Nguyên Đồng Lâm “hút khách” mùa nước cạn. Ảnh: Hùng Vĩ

12 thg 3, 2022

Hàng cây trồng lâu đời nhất Việt Nam, có cây trên 700 tuổi

Khu vực đường tùng Yên Tử hiện có khoảng 230 cây xích tùng còn sống, nhiều cây có tuổi thọ trên 700 năm tuổi. Đây được coi là hàng cây trồng cổ nhất Việt Nam.

Cây tùng được coi là loài cây đặc trưng của vùng đất Phật Yên Tử (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Khu danh thắng nổi tiếng cả nước có một khu rừng tùng rộng lớn và một con đường mòn độc đáo đi xuyên qua rừng, được gọi là đường tùng.

4 thg 3, 2022

Đẹp lạ bản làng với hàng chục ngôi nhà sàn phủ kín rêu xanh ở Hà Giang

Những mái nhà sàn với lớp rêu dày xanh mướt, nằm san sát nhau trên độ cao 1.000m của dãy Tây Côn Lĩnh tạo lên một vẻ đẹp có một không hai ở Hà Giang.


Cách trung tâm TP Hà Giang khoảng hơn 20 km về phía Tây Bắc, bản Xà Phìn (xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên) nằm ở độ cao gần 1.000 m trên đỉnh một trong những ngọn núi của dãy Tây Côn Lĩnh.


Thôn Xà Phìn hiện có hơn 50 hộ dân sinh sống, 100% là đồng bào dân tộc Dao. Bản làng nơi đây có tới hơn 90% các gia đình vẫn xây cất, sử dụng nhà sàn mái lá cọ truyền thống, trong đó có hàng chục căn "nhà rêu" - điểm khác biệt lớn nhất với các địa phương còn lại ở Hà Giang.


Nhà rêu - cách gọi về những ngôi nhà của một số dân tộc sinh sống ở vùng cao, nhà được phủ kín phần mái bằng lớp rêu xanh mướt, dày đặc. Một số địa phương cũng có nhà rêu tương tự nhưng số lượng nhà khá hạn chế như nhà sàn người Dao ở Khuổi My (Hà Giang), nhà trình tường của người Hà Nhì ở Y Tý (Lào Cai)...


Với đặc trưng thời tiết quanh năm mát mẻ, bản Xà Phìn thường xuyên có mây mù, sương phủ kín, độ ẩm cao kèm theo mưa phùn... 


Đây là điều kiện tốt để cây cối sinh sôi phát triển, đặc biệt với lớp rêu xanh trên nền mái lá cọ ẩm mục của những ngôi nhà sàn.




Cận cảnh lớp rong rêu phát triển, xanh mướt trên nền mái lá cọ ẩm mục những ngày đầu xuân.


Theo người dân địa phương, những mái nhà phủ kín rêu xanh có tuổi đời phải từ 20 đến 30 năm trở lên. Cần ít nhất khoảng 5 năm để bắt đầu chớm xuất hiện rêu mốc trên mái những căn nhà mới xây.


5 năm cũng là quãng để lớp mái lá cọ ngấm dần độ ẩm theo thời gian, mềm mục đi và nấm mốc phát triển sinh sôi, nảy nở rêu xanh. 


Theo thời gian, lớp rêu xanh được bồi đắp càng ngày càng dày hơn, phần nào làm cho ngôi nhà được ấm hơn về mùa đông và mát hơn về mùa hè, giống như một tấm chăn phủ trên mái vậy.


Do vậy, nhìn từ trên cao hoặc quan sát kỹ, người dân và du khách có thể đoán được ngôi nhà xây dựng được bao nhiêu năm qua lớp rêu dày hay mỏng trên mái nhà.




Không chỉ đẹp vào mùa đổ nước, mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang, nơi đây còn trở lên sắc màu và rực rỡ hơn với sự tô điểm của hoa đào, hoa mơ nở trắng trên những mái nhà rêu xanh mướt vào mùa xuân.


Trong ảnh, một đôi vợ chồng người Dao đang gánh cuộn ống cao su từ dưới chân núi lên bản để dẫn nước dưới suối về nhà sử dụng trong sinh hoạt. 


Ngoài các "đặc sản" du lịch như ruộng bậc thang, hoa đào hoa mơ và những ngôi nhà rêu xanh mướt, người dân nơi đây còn tự hào với hương vị thơm ngon nức tiếng của chè Shan tuyết được khai thác từ những cây chè cổ thụ trăm tuổi nằm cheo lên trên vách đá của dãy Tây Côn Lĩnh.

Với tiềm năng phát triển du lịch, vài năm gần đây một số hộ dân đã sửa sang lại nhà sàn thành homestay, đón và dẫn khách du lịch trong và ngoài nước tới địa phương, tiếp nhiều đoàn nhiếp ảnh về tham quan, sáng tác.

Thực hiện: Tiến Tuấn 

1 thg 3, 2022

Đỉnh Phượng Hoàng - "Tây Bắc thu nhỏ" ở Quảng Ninh

Được ví như "Tây Bắc thu nhỏ" ở Quảng Ninh bởi vẻ đẹp lãng mạn, đỉnh Phượng Hoàng đang là một điểm đến mới nổi dành cho các bạn trẻ đam mê check-in, cắm trại.

Đỉnh Phượng Hoàng thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách TP Hạ Long khoảng 40km và cách Hà Nội 135km. Ảnh: Giang Nguyen Vu Hoang

27 thg 2, 2022

Hoang sơ đảo Bánh Sữa

Đảo Bánh Sữa (còn được gọi là đảo Ông Tờ hay đảo Tu Hài) nằm khiêm tốn trong vòng cung Thẻ Vàng trên vịnh Bái Tử Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đối với những ai muốn khám phá, yêu thích sự tĩnh lặng thì đảo Bánh Sữa (Vân Đồn, Quảng Ninh) hoang sơ với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp là nơi lý tưởng để bạn trốn sự náo nhiệt của thành thị. Sau khoảng một giờ đi tàu thì các bạn sẽ đến được điểm check - in hòn đảo xinh đẹp này.

Đảo Bánh Sữa có diện tích chưa đến 1km², nơi rộng nhất cũng chỉ tầm khoảng 420 m và nó trông giống như chú rùa nhỏ giữa biển cả mênh mông. Vì thế hòn đảo nhỏ này thường được ví von như cậu em út trong “đại gia đình” hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ và được các đảo Thẻ Vàng (phía Tây), đảo Đống Chén (phía Đông), hòn Phi Mã (phía Nam) và hòn Bùa Thuốc (phía Bắc) bao quanh và che chở.

Đảo Bánh Sữa nhìn từ trên cao lúc giống con rùa nhỏ, lúc thì như hình con tu hài, những sinh vật biển đặc trưng ở trong Vịnh Bái Tử Long.

23 thg 2, 2022

Ngôi nhà hơn 300 năm tuổi của người Nùng ở Xín Mần

Ngôi nhà cổ to lớn, bề thế, tuổi đời hơn 300 năm tại xã Nàn Ma có vóc dáng khác lạ so với căn nhà nhỏ, giản dị thường thấy của người Nùng ở Xín Mần (Hà Giang). Hơn thế, nhịp sống đậm chất văn hóa truyền thống ở nơi đây đem đến rất nhiều cảm xúc cho những người đến được nơi này.

Nằm cách trung tâm xã Nàn Ma khoảng 3km, ngôi nhà cổ bề thế này được xây theo kiểu nhà “pháo đài”. Lưng dựa vào núi, mặt ngôi nhà hướng về phía Nam nhìn ra thung lũng nơi có những thửa ruộng bậc thang uốn lượn. Nhà có vàng sẫm là màu thời gian của những bức tường trình đất lâu đời. Nét đẹp nguyên sơ, mộc mạc từ vật liệu xây dựng truyền thống của bà con dân tộc ở vùng cao tô điểm cho ngôi nhà thêm phần ấn tượng.

Toàn cảnh ngôi nhà nhìn từ trên cao.

7 thg 2, 2022

Du xuân trên bản người Dao tại Cao Bằng

Đến với bản làng người Dao tại Cao Bằng dịp đầu xuân, du khách có dịp tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống độc đáo, hoặc lắng nghe câu hát páo dung của những người dân hiền hậu nơi đây để chúc nhau may mắn, tốt lành.

Xuân mới về trên các bản làng vùng cao với sắc hồng của hoa đào, sắc trắng của hoa mơ, hoa mận… Đặc biệt, tại các bản làng của dân tộc Dao Đỏ ở Cao Bằng, bà con nô nức chuẩn bị đón năm mới với những phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống... Cứ đến dịp năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, người Dao đỏ tỉnh Cao Bằng lại tất bật chuẩn bị cả vật chất, tinh thần đón Tết.

Từ ngày 20 tháng Chạp, nhà nhà lo sửa sang nhà cửa, vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu Tết… Mỗi nhà sẽ chọn xem ngày đẹp trong 10 ngày còn lại cuối năm để đón thầy cúng tới làm lễ cúng bái và thông báo cho tổ tiên rằng năm cũ sắp qua, năm mới sắp tới. Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong năm cũ và tiếp tục phù hộ cho năm mới làm ăn phát đạt, tai qua nạn khỏi, học hành tiến tới, con cháu ngày một đông vui, hòa thuận.

Dân tộc Dao đỏ tin rằng màu đỏ sẽ mang lại những điều may mắn trong năm mới (Ảnh: Hoàng Điệp)

20 thg 1, 2022

5 món ngon không thể bỏ qua ở xứ Lạng

Xôi lá cẩm, khâu nhục, bánh bí đỏ, ốc đá, bánh chưng đen là những món phải thưởng thức khi du lịch Lạng Sơn.

Xôi cẩm

Đây là món đặc trưng của Lạng Sơn, được làm từ lá cẩm và gạo nếp thơm. Tùy theo từng vùng thì có thêm nguyên liệu thứ ba là tro của rơm rạ và lá chuối khô.

Người chế biến sẽ trộn đều lá cẩm và tro đã giã nát, sau đó đem vò với nước sạch rồi lọc bỏ bã, tiếp đó cho gạo nếp vào ngâm khoảng 6 tiếng đồng hồ rồi vớt ra. Hạt gạo lúc này có màu giống màu hoa đậu biếc. Sau đó, bỏ gạo vào chõ xôi và đem đi nấu sau khi đã trộn đều gạo với một chút rượu trắng. Nấu khoảng một tiếng đồng hồ, món ăn sẽ hoàn thành, vừa dẻo thơm gạo nếp, vừa có màu tím. Ngon hơn nếu du khách ăn xôi cẩm kèm với thịt gà hoặc muối lạc.

Có dịp ghé thăm Lạng Sơn, du khách có thể thưởng thức hoặc xin lá rồi học cách nấu xôi của người dân địa phương.

Bánh coóc mò của người Tày ở Tuyên Quang

Coóc mò là một loại bánh truyền thống có hình dạng chóp nhọn như sừng bò, được làm quanh năm và bày bán nhiều ở các chợ phiên.

Đến với Tuyên Quang, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của Na Hang, Thác Mơ, Động Tiên... mà còn có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống của người Tày. Ẩm thực của người Tày nơi đây rất đa dạng với nhiều món ăn đặc trưng như cơm lam, xôi ngũ sắc, thịt lợn chua và không thể thiếu bánh coóc mò.

Không chỉ ở Tuyên Quang mà những vùng có dân tộc Tày, Nùng như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn... đều có bán bánh coóc mò trong các khu chợ phiên. Ảnh: Ma Thị Dung

17 thg 1, 2022

Làng nghề đường phên ở Cao Bằng

Đường phên Bó Tờ làm thủ công từ mật mía, không chất bảo quản, mang vị ngọt đậm, là một mặt hàng truyền thống bán chạy vào dịp Tết.


Blogger Hà Cương (chủ fanpage Cao Bằng Hóng) cùng hai người bạn ghé làng nghề làm đường phên Bó Tờ thuộc thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 60 km. Ba anh em cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh vật, nhịp sống con người trên mảnh đất Cao Bằng.