28 thg 6, 2022

Đạp xe trên phố cổ Bao Vinh nhuốm màu hoài niệm

Nằm ngay cạnh dòng sông Hương thơ mộng, phố cổ Bao Vinh có kiến trúc nhà cổ độc đáo, thu hút đông đảo du khách trong nước và nước ngoài. 

Chùa Cầu trong ký ức người Hội An

Đến nay, Chùa Cầu vẫn là một hấp lực đối với các nhà nghiên cứu. Nhiều công trình trong nước, quốc tế về di tích này đã được thực hiện, công bố. Bên cạnh đó, trong ký ức người Hội An, những câu chuyện, kỷ niệm về Chùa Cầu là mạch nguồn tự nhiên, sâu thẳm vô cùng quý giá.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi ghi lại ký ức đời thường, mang đậm dấu ấn cá nhân của những người được sinh ra trong thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ XX từng gắn với Chùa Cầu. Họ là những người Hội An đã qua tuổi “xưa nay hiếm”, có người vẫn gắn bó với Chùa Cầu từ lúc được sinh ra cho đến tận bây giờ; có người, nay đã chuyển ra sinh sống ở ngoài khu phố cổ Hội An, thậm chí có người đang sống nơi xa xôi như Mỹ, Úc nhưng trong trí nhớ của họ, kỷ niệm về Chùa Cầu vẫn tươi nguyên.

Chuyện ít người biết về dinh Độc Lập

“Dinh Độc Lập” là cái tên duy nhất được gọi cho cả hai dinh thự lớn lần lượt tồn tại ở Sài Gòn, cùng nằm trên một miếng đất lớn ở trung tâm thành phố. Như vậy, dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây xong năm 1966 được thừa hưởng cái tên do Tổng thống Ngô Đình Diệm của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đặt cho dinh Norodom vào năm 1955 (xây từ năm 1868 đến 1871).

Theo tác giả D.K.L trong bài viết Dinh Độc Lập được 89 tuổi! Mời quý bạn tìm hiểu tiểu sử dinh Độc Lập đăng trên báo Dân Tộc - xuân Đinh Dậu 1957, khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam, dinh Toàn quyền đầu tiên là một nhà tranh vách gỗ.

Cho đến năm 1865, người Pháp mua ở Singapore một sườn nhà bằng gỗ có tháp bù-lon đem về cất dinh Toàn quyền tại phía gần trường Taberd ngày nay.

Tranh vẽ dinh Toàn quyền tạm bằng gỗ, ngôi nhà này sẽ được thay thế bởi dinh Norodom một vài năm sau đó. Tác giả: Henri Amirault (1834 - 1914) là thiếu úy, sĩ quan tùy viên của Tham mưu trưởng cho Thống đốc Nam Kỳ Pierre-Paul de La Grandière, vẽ bằng mực tàu và màu nước (20x37cm) khoảng năm 1865. Nguồn: lưu trữ gia đình của Pierre-Paul de La Grandière (1807-1876), Thống đốc Nam Kỳ 1863 - 1868.

Bốn suối thác hoang sơ gần Hà Nội

Ẩn mình trong rừng núi ở Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ... những dòng suối mát lạnh là điểm tránh nóng lý tưởng cho du khách hè này.

Các điểm đến này đều cách Hà Nội chỉ khoảng 100 km, đi lại thuận tiện trong ngày hoặc hai ngày một đêm. Nếu không thể nghỉ ngơi ở những vùng biển xa, thì các điểm đến này thích hợp cho gia đình bạn hè này.

Chợ phiên - điểm chơi đêm mới ở Mộc Châu

Khi mặt trời lặn, du khách nghe bà con dân tộc biểu diễn văn nghệ, thưởng thức đồ nướng ngay tại chỗ, chụp ảnh cùng trẻ em vùng cao...

Nhắc tới du lịch Mộc Châu, du khách sẽ nghĩ tới những thung lũng mận trải dài ngút tầm mắt, những đồi chè xanh hay trang trại bò sữa, vườn dâu. Tuy nhiên, các điểm này chỉ có thể tham quan buổi sáng. Khi mặt trời bắt đầu lặn, Mộc Châu có ít trải nghiệm. Chợ phiên đêm Chiềng Đi tại Bản Art_Stay ở bản Chiềng Đi 1, xã Vân Hồ, cách trung tâm thị trấn khoảng 8 km là một gợi ý cho du khách đến Mộc Châu mùa này.

Du khách đến chợ phiên từ khi mặt trời bắt đầu lặn, chụp ảnh cùng trẻ em vùng cao.

26 thg 6, 2022

Đặc sản "giải ngán" từ măng cụt xanh chua chát, giá đắt đỏ ở Bình Dương

Nếu măng cụt chín là loại trái cây mùa hè được yêu thích thì măng cụt xanh lại trở thành nguyên liệu lạ miệng làm nên món gỏi đặc sản thơm ngon ở Bình Dương, lúc cao điểm có giá tới 500.000 đồng/kg.

Măng cụt là loại trái cây mùa hè nổi tiếng của vùng Đông Nam Bộ, ngon nhất là ở Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương). Mùa măng cụt kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 6. Thời điểm này, nhiều tiểu thương, lái buôn từ khắp nơi đổ về các nhà vườn ở đây để thu hoạch măng cụt chín. Trên thị trường, loại quả này được bán với giá khoảng 45.000-70.000 đồng/kg.

Không chỉ đắt khách lúc chín, măng cụt ở Bình Dương còn được lùng mua khi vẫn xanh. Bởi đây là nguyên liệu chế biến nên món gỏi thơm ngon nức tiếng mà không phải mùa nào cũng có.

Thậm chí, giá của măng cụt xanh còn cao gấp nhiều lần loại quả này khi chín, khoảng 350.000 - 400.000 đồng/kg. Lúc cao điểm, lượng măng cụt xanh không có nhiều, giá mỗi cân lên tới cả nửa triệu đồng.

Măng cụt xanh là nguyên liệu chế biến món gỏi gà măng cụt nổi tiếng ở Bình Dương (Ảnh: Trúc Green).