17 thg 4, 2022

Những bãi bồi trên sông Trà

Những gò bồi ven sông là một phần hợp nên sinh cảnh của dòng sông Trà Khúc. Hình ảnh đó đã đi vào lòng người Quảng Ngãi với niềm thương nhớ về dòng sông quê thơ mộng.

Sông Trà Khúc phát nguồn từ cao nguyên Đắc Tơ Rôn, có đỉnh núi cao 2.350m, được hợp nước của bốn con sông sông Rhe (Hre), Xà Lò (Đak Xà Lò), Rin (Dak Krin) và sông Tang (Dak Ong). Từ ngã tư Ly Lang, sông có tên là Trà Khúc và chảy xuôi theo hướng tây - đông hơn 130km, rồi đổ ra cửa Đại Cổ Lũy.

Hồn quê trên sông Trà

Do đặc điểm địa hình, dòng sông ngắn, có sự chênh lệch khá lớn về độ cao giữa vùng núi rừng và cửa sông, nên lưu tốc dòng chảy từ thượng nguồn về trung lưu rất mạnh, đặc biệt là về mùa mưa, xảy ra hiện tượng bào mòn lòng sông và xói lở hai bên bờ sông Trà Khúc. Mặt khác, lượng mưa hằng năm tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian chỉ chừng hơn 2 tháng của mùa mưa, do tác động của những cơn mưa lớn và liên tục, nước từ các khe, suối, sông con, mạch ngầm thường xuyên gây ra những vụ sạt lở núi, cuốn đất, đá, cát, mùn, thực vật gãy đổ, trôi theo dòng nước đục ngầu ra dòng chính của con sông, rồi cuốn về phía hạ lưu.

Núi Ấn - sông Trà. Ảnh: H.K

Buôl Pres Phek - chùa Bốn Mặt độc đáo gần 500 năm tuổi ở Sóc Trăng

Chùa Buôl Pres Phek hay còn gọi là chùa Bốn Mặt với gần 500 năm tuổi, là công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị văn hóa tiêu biểu mang đặc trưng của đồng bào Khmer Nam Bộ ở Sóc Trăng.

Sala ten Thác Kon, nơi đánh dấu điểm rơi của chiếc cồng vàng 8 núm trong cổ tích "Chiếc ghe chìm" làm nên huyền thoại về vùng đất "Vũng Thơm, Chùa Bốn Mặt". Ảnh: Cao Long

16 thg 4, 2022

Làng cổ thuần Việt ở Bắc Giang

Nhịp sống chậm rãi, yên bình trên đường quê rợp bóng tre, hòa cùng khói lam chiều trên ruộng tại làng Sấu thuộc huyện Tân Yên.


Khói lam chiều trên ngôi làng cổ có tên gọi dân dã là làng Sấu thuộc xã Liên Chung (xưa là Chung Sơn), huyện Tân Yên. Tránh xa ồn ào khói bụi nơi đô thị, có dịp du khách hãy về thăm làng Sấu. Tương truyền, phía sau làng có một núi đất xưa kia mang hình dáng một con sấu, linh vật thường được thờ ở các đình đền, nên làng tên là Sấu.

Bộ ảnh do nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Thông (sinh năm 1987), người Bắc Giang, thực hiện qua nhiều lần ghé làng. Trong sự nghiệp nhiếp ảnh, anh đã gặt hái được trên 40 giải thưởng lớn nhỏ trong nước và quốc tế.

Lễ hội phát lương đặc biệt tại ngôi đền thiêng thờ đức Thánh Trần

Lễ hội phát lương đền Trần Thương là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Hà Nam được tổ chức vào dịp đầu năm. Nghi lễ phát lương diễn ra tại ngôi đền chính là nơi xưa Trần Hưng Đạo chọn làm kho lương, cung cấp lương thảo cho quân đội lập lên chiến công hiển hách của nhà Trần 3 lần chiến thắng quân Nguyên- Mông vào thế kỷ thứ 13.

Lễ hội phát lương diễn ra vào đêm 14 tháng giêng hàng năm

Truyền thuyết về Long Hải thần nữ nổi tiếng linh thiêng ở Dinh Cô

Dinh Cô (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) còn được gọi điện thờ Cô, hoặc điện thờ Bà Cô, là ngôi đền thờ Long Hải thần nữ, một vị thần rất linh thiêng của người dân địa phương.

Dinh Cô được nhiều lần trùng tu theo lối kiến trúc cổ pha lẫn hiện đại.

Ngôi đền này gắn liền với truyền thuyết về một trinh nữ tử nạn trên biển được ngư dân địa phương chôn cất và đã hiển linh, được dân tôn thần, lập miếu thờ phụng.

Tượng Phật bằng đồng cổ nhất Đông Nam Á của Việt Nam

Di chỉ Đồng Dương - nơi phát hiện ra bức tượng mang đậm nét Ấn Độ này - là Phật viện lớn nhất Đông Nam Á từng được xây dựng trong lịch sử.

Vào năm 1911, tại di chỉ khảo cổ Đồng Dương (nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier đã phát hiện ra bức tượng Phật bằng đồng cổ được coi là cổ nhất Đông Nam Á, đó là tượng Phật Đồng Dương.