3 thg 5, 2021

Ở nơi không có sân bay, nhưng có máy bay đậu

An Giang không có sân bay?

Thật ra An Giang đã từng có không chỉ một mà đến 3 sân bay, đó là các sân bay Long Xuyên (còn gọi là sân bay Vàm Cống, nằm ở Long Xuyên), sân bay Châu Đốc (nằm ở Châu Đốc) và sân bay Thất Sơn (nằm ở Tịnh Biên). Tuy nhiên đó đều là các sân bay nhỏ, phục vụ cho mục đích quân sự và đến nay đã không còn sử dụng nữa.

An Giang có đề xuất xây dựng sân bay tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành và đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt quy hoạch ngày 2/6/2011, tuy nhiên đến năm 2016 dự án này đã bị loại bỏ khỏi quy hoạch giao thông 13 tỉnh Tây Nam Bộ từ nay tới năm 2030 vì không khả thi.

Tóm lại là hiện nay An Giang không có sân bay nào hết!

Nhưng vẫn có máy bay!

Máy bay YAK-40 ở khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ảnh: Lê Quang Dũng

Cá trê nướng cuốn rau rừng

Đồng bào Ê đê hay M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nướng cá trê cùng với các loại gia vị tự nhiên ăn kèm rau rừng khiến món cá trở nên độc đáo, đậm đà, thơm lừng và kích thích vị giác vô cùng…

Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Nông làm gia vị muối ớt đặc biệt để ướp cá

Những con cá trê bắt được ở sông suối đem về làm sạch, bỏ ruột. Cá rửa sạch với muối hoặc một nắm tro bếp chà xát lên khắp mình cá để loại bỏ chất nhờn nhớt ở da cá. Để không bị tanh, cần phải rửa sạch phần tiết cá ở bụng và 2 cục máu tanh 2 bên ngạnh cá. Người ta dùng dao khứa nhẹ những đường chéo trên thân cá để khi nướng gia vị thấm vào thịt cá cũng như chín nhanh, đều và thịt bên trong khô hơn. Sau khi sơ chế, cá được để cho ráo nước, sau đó cho gia vị ướp cá.

Độc đáo lá Rnhao của người M’nông

Người M’nông gọi là lá Rnhao, còn người Ê đê gọi là lá Yao. Với người M’nông trên địa bàn tỉnh, để nấu canh bồi thơm ngon truyền thống thì lá Rnhao phải bắt buộc có.

Lá Rnhao được người M'nông hái từ rừng về chế biến món ăn

Canh bồi của người M’nông thường được nấu trong những chiếc nồi đồng hay nồi gang to cho cả đại gia đình cùng ăn. Món ăn này có nhiều nguyên liệu, gia vị kết hợp, phù hợp cho người lớn lẫn trẻ nhỏ. Các nguyên liệu nấu món ăn có thể thay đổi theo sở thích hoặc khẩu vị của người nấu, tận dụng những nguyên liệu có sẵn theo mùa. Ví dụ rau thì có thể là lá bép, đọt mây hay đọt mướp, đọt bí, bông mướp…

Đậm đà các món ăn từ cà bơi

Đồng bào các dân tộc thiểu số M’nông, Mạ, Ê đê trên địa bàn Đắk Nông đều biết sử dụng các loại cà mọc hoang dại trên núi đồi chế biến thành nhiều món ăn ngon, độc lạ. Trong đó, cà bơi thường được dùng để kết hợp với các nguyên liệu khác nấu thành những món ăn hấp dẫn như canh cá suối, cà đắng giã, đu đủ giã…

Cà bơi còn được gọi là cà trời, cà lông. Cây thường mọc tự nhiên, rải rác ở các bãi đất hoang vùng rừng núi. Cây thảo cao đến 1,5m; nhiều lông mịn và gai nhọn. Lá có gai đứng, màu vàng, cao 1cm. Quả non có màu xanh, nhiều lông; khi chín đổi màu vàng, có vị chua.

Cà bơi được xem là "cà chua đặc sản" của đồng bào dân tộc tại chỗ trên địa bàn tỉnh

2 thg 5, 2021

"Bản nhạc rừng xanh" giữa lòng thành phố Thái Nguyên

Khác với những khu bảo tồn dân tộc thông thường, Làng nhà sàn Thái Hải (Thái Nguyên) không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá dân tộc mà còn là nơi sinh sống lao động thực tế của người đồng bào nơi đây, mang đến cảm giác mới lạ, độc đáo và yên bình cho du khách.

Nếu như xã hội hiện đại ngày nay khiến con người ta cảm thấy quá vội vã và đôi khi mệt mỏi với những guồng quay của cuộc sống thì đến với bản làng Thái Hải du khách sẽ được sống chậm lại, thư giãn và có những trải nghiệm vô cùng đặc biệt.

Làng nhà sàn Thái Hải tên gọi đầy đủ là Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải thuộc xóm Mỹ Hào – Thịnh Đức – TP.Thái Nguyên. Với diện tích khoảng 25ha đây là nơi quy tụ và gìn giữ của hơn 30 ngôi nhà sàn có tuổi đời cả trăm năm. Các ngôi nhà sàn này đều được chuyển từ khu ATK Định Hóa và được phục dựng nguyên bản lại với mục đích gìn giữ và bảo tồn văn hoá dân tộc Tày. Được xây dựng từ năm 2003, đến năm 2011 làng nhà sàn Thái Hải chính thức được đưa vào khai thác phục vụ du lịch với nét độc đáo: chính dân bản vừa làm “nhân viên” vừa làm “hướng dẫn viên du lịch” cho du khách.

Theo truyền thống người Tày, trước khi du khách vào làng, dân bản sẽ phải gõ vào chiếc mõ ở đầu làng để báo hiệu cho dân làng biết có khách tới thăm.

Ngọt ngào rắn trun nấu cháo đậu xanh

Có lẽ, trong các loại rắn thì rắn trun là loại dễ làm nhất. Nồi nước nấu làm rắn không cần phải thật sôi, đem đổ nước sôi vào xô đựng rắn và để như vậy chừng năm phút thì trút rắn ra thau - lúc này rắn đã chết, lớp “da lụa” đã tróc ra từng mảng. Đổ nước vào thau đựng rắn, lấy lá sả vuột cho tróc hết lớp “da lụa”, rồi dùng dao bén mổ bụng, bộ đồ lòng rắn trun chỉ lấy gan, phổi và tim.

So với rắn ri cá, ri voi hay rắn nước hoặc rắn bông súng thì da rắn trun khá dầy nên rất dai. Khi nấu cháo rắn trun có 2 cách: Một là, dùng chai thủy tinh cà mạnh lên thân rắn để cho “mềm xương”, sau đó bỏ vào nồi cháo. “Ninh” đến khi da rắn mềm mềm là được. Còn cách hai là bằm thịt rắn cho thật nhuyễn, rồi ướp với hành tím, tiêu, tỏi, nước mắm, đường, bột nêm... để chừng mười lăm, hai chục phút cho thấm thịt. Trong lúc làm rắn, ta cho bắt nồi cháo lên, khi gạo và đậu xanh bắt đầu nở thì cho rắn vào. Do thịt rắn đã được ướp gia vị rồi nên việc nêm nếm phải thận trọng kẻo nồi cháo bị mặn. Nồi cháo coi như đã hoàn tất công đoạn nấu.