16 thg 7, 2020

Đến Kê Gà ngắm hải đăng hoàng hôn và …."đi bộ" trên biển

Nếu may mắn đặt chân đến đảo Kê Gà, Bình Thuận vào đúng thời điểm, du khách sẽ có thể khám phá một “bí mật” của tự nhiên mỗi năm chỉ có vài lần tại đây. 

Chỉ cần gõ chữ “Đảo Kê Gà”, chưa đầy 1 giây sẽ cho ra hơn 3,5 triệu kết quả. Điều đó cho thấy sức hút của hòn đảo nhỏ rộng chừng 3ha lớn đến thế nào…

Cách bờ vỏn vẹn chưa đầy 500m, việc di chuyển ra đảo tương đối dễ dàng. Trước đây, người ta thường đến đảo Kê Gà bằng thuyền thúng hoặc thuyền đánh cá của ngư dân. Sau này, khi du lịch phát triển hơn, người dân đã trang bị ca nô để đưa đón khách qua đảo. Chỉ vài phút là có thể đặt chân lên đảo. 

Mũi Kê Gà thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được xem là hòn đảo đẹp nhất ở tỉnh này nhờ hình dạng và vị trí địa lý độc đáo. 

Làng nghề ươm keo lai Hòa Hải

Nghề ươm cây keo lai đã giúp cho sự phát triển kinh tế của thôn miền núi Hòa Hải (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) ngày càng đi lên, đời sống của người dân nơi đây khấm khá hơn so với những năm trước đây.

Quy trình trồng và chăm sóc khép kín
Có dịp về thăm thôn miền núi Hòa Hải vào những ngày này, chúng tôi thấy hai bên QL14G bạt ngàn những cánh rừng trồng và những vườn ươm cây keo lai giống. Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Sơn, trưởng thôn kiêm Bí thư Chi bộ thôn Hòa Hải cho hay, hiện nay, toàn thôn có trên 120 hộ dân với khoảng 500 nhân khẩu đều làm giàu chính đáng đó là nghề ươm cây keo lai.

Chị Nguyễn Thị Năm đang chăm sóc vườn ươm. 

Một vài suy nghĩ về địa danh Đầu Sấu

Những con sấu nuôi nặng 90 kg.

Gần đây, các phương tiện truyền thông đưa tin anh Trần Văn Út ở KV1, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, trong lúc mò cá đã phát hiện được một mảng xương hàm trên của cá sấu lớn khổng lồ tại sông Cái Răng, nơi gần Vàm Đầu Sấu khiến cho nhiều người hết sức quan tâm. Nhân dịp này, tôi xin được tham gia một vài ý kiến về sự hình thành địa danh “ Đầu Sấu”.

Khám phá điện Mười Ba

Cùng với hang Bác Vật Lang, hang Công Đức, điện Mười Ba được xem là thử thách khắc nghiệt với những ai muốn trải nghiệm cảm giác ngập chìm trong lòng đá và kiểm chứng sự can đảm của bản thân.

Nghe đến điện Mười Ba, tôi cứ nghĩ đó là một am, miếu hay điểm thờ cúng nào đó trên núi Cấm. Nhưng thực chất, điện Mười Ba là một cái hang sâu hun hút. Với người dân cư ngụ trên núi, điện Mười Ba là chốn linh thiêng. Cùng với đoàn khảo sát hoạt động du lịch núi Cấm, tôi quyết thử một chuyến chinh phục hang động huyền bí này.

Để đến được điện Mười Ba, đoàn khảo sát phải đi qua những bậc đá lớn dẫn xuống một triền dốc. Phía trước điện có thờ một bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát để du khách cầu nguyện trước khi vào hang. Người phụ nữ dẫn đường cho biết, phía trong điện Mười Ba khá tối nên phải mua 15 cây nến cắm dọc đường để mọi người thấy lối đi.

Vừa vào hang được chừng 10m thì cảm giác ngột ngạt vì thiếu dưỡng khí ập đến. Lúc này, thế giới trước mắt tôi chỉ toàn đá và đá. Tiếng cười nói của các thành viên trong đoàn cũng không còn, thay vào đó họ gọi nhau í ới để “giữ liên lạc”. 

Bắt đầu khám phá điện Mười Ba 

Vườn Cò Tư Sự – Điểm đến thú vị ở Cà Mau

Cà Mau là vùng ”đất lành chim đậu” với nhiều sân chim lớn nhỏ như Sân chim Tư Na Năm Căn, Sân chim Chà Là, Sân chim Ngọc Hiển… trong đó không thể không nhắc đến Vườn Cò Tư Sự.


Vườn Cò Tư Sự nằm ở ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, cách trung tâm huyện Thới Bình gần 7 km. Từ thành phố Cà Mau, du khách có thể lựa chọn đi bằng xe máy, ô tô dọc đường Xuyên Á hướng về Kiên Giang hay thuê ca nô từ Cà Mau đến vườn chim Tư Sự với khoảng cách 30 km.

Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Cà Mau

Chùa Bà Thiên Hậu người dân địa phương còn gọi là chùa Bà Mã Châu tọa lạc tại số 68, Lê Lợi, P.2, thành phố Cà Mau. Ngôi chùa có vị trí đắc địa phía trước giáp ngã 3 sông Cà Mau, chùa Bà Thiên Hậu là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Hoa Cà Mau.


Trong suốt hàng trăm năm qua, kể từ những người Hoa đầu tiên vượt biển di dân từ quê hương mình đến nước ta để lập nghiệp, tạo dựng một cuộc sống mới thì họ cũng mang theo không ít nét đặc trưng của nền văn hóa phương Bắc, góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa nước Nam. Và tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu, hiện vẫn được đông đảo người Việt, nhất là khu vực Nam Bộ và những gia đình người Việt gốc Hoa sùng bái.

Khu du lịch Hòn Đá Bạc – Cà Mau

Hòn Đá Bạc là cụm đảo thuộc ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Nhìn từ đất liền, hòn Đá Bạc giống như hòn non bộ kỳ thú giữa đại dương mênh mông. Người dân Cà mau gọi Hòn Đá Bạc là Con mắt ngọc của miền Tây, ngoài ý tôn vinh vẻ đẹp của đảo còn có ý ví nơi đây như một con mắt tinh tường canh giữ một vùng biển phía Tây của Tổ quốc.

Hòn Đá Bạc nhìn từ xa

Cụm đảo gồm có ba hòn: hòn Ông Ngộ, hòn Trọi, hòn Lớn (hòn Đá Bạc) được nối với nhau bởi những dải cầu đẹp mắt. Hòn Đá Bạc được hình thành cách đây 180 triệu năm (thuộc Jura giữa – Trung sinh) với tổng diện tích gần 6,5 ha. Ngoài hòn Trọi có diện tích không đáng kể, hai hòn còn lại được hình thành nhờ những tảng đá xếp chồng lên nhau. Đỉnh cao nhất ở hòn Lớn cao hơn mặt nước biển 50m.

14 thg 7, 2020

Không gian văn hoá dân tộc S’tiêng

Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), một nơi có ý nghĩa đặc biệt góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của người S'tiêng nói chung và đồng bào sóc Bom Bo nói riêng. 

Điều ấn tượng của khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo là sự thay đổi trong cách thức trưng bày, đa dạng hóa các sản phẩm hay cách trang trí độc đáo của nhà dài truyền thống và khu phục dựng bản làng người sóc Bom Bo đều thể hiện rất rõ nét những đặc trưng của đồng bào nơi đây, góp phần quảng bá nét văn hóa dân tộc S’Tiêng đến với du khách khắp mọi miền.

Du khách chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi thưởng lãm những chiếc chày giã gạo đơn sơ nhưng chắc chắn, chiếc bẫy chông nhỏ bé nhưng lại rất hiệu quả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hay chiếc bầu hồ lô chứa nước uống hết sức tiện lợi... Các sản phẩm thủ công đã tạo thành yếu tố cơ bản trong văn hóa vật thể của cộng đồng người Stiêng, đáp ứng nhu cầu cơ bản về thẩm mỹ và nhu cầu an toàn trong sinh hoạt… Đây cũng là những mảnh ghép văn hoá đời sống đầy màu sắc của đồng bào S’Tiêng được đông đảo du khách trong và ngoài nước muốn khám phá và trải nghiệm.


Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng.

Dân ca M’nông chứa đựng bao nhiêu cái hay, cái đẹp!

Trong quá trình sinh sống và phát triển, đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã sáng tạo các giá trị văn hóa độc đáo như cồng chiêng, múa xoang, ẩm thực. Trong đó, hát dân ca (Nau M’pring) M'nông được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Nét văn hóa độc đáo

Dân ca là hình thức diễn xướng dân gian được người M’nông sáng tác, lưu truyền, thực hành trong cuộc sống, lao động hàng ngày như hát ru con, hát khấn thần trong các nghi lễ, hát đố, hát đồng dao, hát kể sử thi… 

Dân ca M'nông được khai thác, trình diễn trên sân khấu 

Vẻ đẹp hoang sơ của thác 5 tầng

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. 

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. 

Tầng thứ nhất của thác 5 tầng có dòng chảy lớn