10 thg 10, 2019

Bún cá ăn cùng trứng vịt lộn ở Búng Bình Thiên

Món bún cá kèm trứng vịt lộn của chị Bích Huyền nổi tiếng quanh Búng Bình Thiên - một trong những hồ nước ngọt lớn nhất Tây Nam Bộ. 

Bún cá, một đặc sản nổi tiếng ở An Giang, được du nhập từ nước bạn Campuchia. Ngày nay, món ăn dưới đôi bàn tay khéo léo của người Việt đã trở nên quen thuộc và thành trải nghiệm khó có thể bỏ qua.


Bún cá ăn kèm hột vịt lộn có giá từ 20.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ. 

Du khách tấp nập chụp ảnh với cỏ tranh ở Đại Nội Huế

Đại Nội Huế đang vào thời điểm đẹp nhất với tiết trời mát mẻ, hoa cỏ tranh nở trắng xóa. 

Những ngày qua, hoa cỏ tranh trong Đại Nội Huế (Thừa - Thiên Huế) nở trắng, hấp dẫn nhiều người tìm đến chụp ảnh "sống ảo". Cỏ tranh thường nở hoa vào cuối tháng 9 và tháng 10 hàng năm. 

Ngôi nhà hơn 120 năm tuổi cho khách ở lại qua đêm

Du khách phải trả 550.000 đồng một phòng để ở lại nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, trải nghiệm cảm giác sống trong căn nhà của quý tộc xưa. 

Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (TP Sa Đéc, Đồng Tháp) do ông Huỳnh Cẩm Thuận, một thương gia người Hoa giàu có xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ náo nhiệt ven sông Sa Đéc. 
Căn nhà có diện tích 258 m2, được xây lối kiến trúc phương Tây pha trộn kiểu Hoa. Về sau, người con trai út của ông là Huỳnh Thủy Lê nhận quyền thừa kế ngôi nhà. 

Thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Các tín đồ người Chăm cầu nguyện trước một hốc tường hướng về phía tây, trong không gian gần như trống trơn để tránh xao lãng. 

Thánh đường Mas Jid Khay Ri Yah ở xã Nhơn Hội, huyện An Phú là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi (hay Chăm Islam) sống tại địa phương. Đây cũng là một trong những điểm tham quan của du khách khi tới Búng Bình Thiên rộng 200 ha, một trong những hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ. 

Lặn bắt và ăn nhum biển ở đảo Hải Tặc

Từ đảo Hải Tặc đi thuyền khoảng 30 phút, bạn sẽ đến điểm lặn để bắt và thưởng thức nhum theo cách của người dân. 

Quần đảo Hải Tặc không nổi tiếng như Phú Quốc hay Nam Du nhưng vẫn thu hút du khách nhờ cảnh vật còn hoang sơ. Quần đảo thuộc xã Tiên Hải, huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Từ bến tàu ở TP Hà Tiên, bạn mất hơn một giờ để di chuyển ra đảo, giá vé tàu cao tốc là 100.000 đồng một chiều. 

Quán cà phê trong căn nhà cổ

Nằm ở quận Bình Thạnh, The Home là một trong những quán cà phê có phong cách mộc mạc, mang lại cảm giác bình yên cho khách. 

Quán cà phê nằm trên đường Nguyễn An Ninh, quận Bình Thạnh, không ấn tượng bởi mặt tiền hay biển hiệu như thường thấy, nhưng dễ nhận ra bởi một cây hoa giấy và bụi tre tươi tốt phủ bên trên. Cổng vào quán có kích thước khiêm tốn với mái lá và gạch mộc. Lối vào là những viên đá xếp ngẫu hứng với hai hàng cây xanh. Khoảng sân nhỏ luôn mát nhờ cây hoa giấy và bụi tre che phía trên. 

Cánh đồng điện gió trên biển duy nhất của Việt Nam

62 trụ turbine gió với độ cao hơn 80 m mỗi chiếc khiến cánh đồng điện gió thành điểm tham quan nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. 

Cánh đồng điện gió tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông đang là điểm du lịch thu hút khách tham quan khi tới Bạc Liêu. Trước khi mở cửa đón khách du lịch, khu vực này được xây dựng với mục đích khai thác nguồn năng lượng gió tại địa phương, hoà vào lưới điện quốc gia. 

9 thg 10, 2019

Triệu Gia Trang - nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống

Từ đường Nhà thờ họ Triệu tại Triệu Gia Trang (ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu) vinh dự được Tổng Thư ký Liên hiệp UNESCO Thế giới và Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam công nhận và trao bằng bảo trợ di tích lịch sử, văn hóa. Đây được xem là phần thưởng nhằm khích lệ Triệu Gia Trang góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc. Triệu Gia Trang cũng là đơn vị tư nhân đầu tiên được nhận bằng bảo trợ này.

Từ đường “Triệu Gia Trang”


Tọa lạc tại hương lộ 9, ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Triệu Gia Trang mang đặc trưng của lối kiến trúc Phật giáo. Khách đến Triệu Gia Trang có thể lầm tưởng đây là một ngôi chùa, bởi sự bề thế, khang trang của nơi thờ tự này (toàn bộ Triệu Gia Trang tọa lạc trên diện tích 5 ha). Tuy nhiên, đây chỉ là nơi thờ tự mang tính tư nhân của ông Trịnh Hữu Hòa, chủ nhân Triệu Gia Trang. Nơi thờ tự này được ông đặt cho tên gọi là Nam Minh Ðiện. 

Ông Trịnh Hữu Hòa bên bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng ngọc bích lớn nhất thế giới

Chiêm ngưỡng tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới tại Việt Nam

Từ khối ngọc bích thô nặng 11,5 tấn được phát hiện tại Canada, trong hơn 1 năm các nghệ nhân Việt Nam đã chế tác thành công bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát nặng 6,8 tấn với chiều cao 1,98m.


Bức tượng trên đang được an vị tại Nam Minh điện, thuộc ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Nơi thờ bức tượng là một khu lầu hình bát giác được dựng giữa một hồ sen thơm ngát.

Người điêu khắc tượng tài hoa

Mới đây, nghệ nhân Nguyễn Văn Minh (xã Phước Tân, TP. Biên Hòa) đã được Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam trao bằng chứng nhận, phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú vì đã có công truyền dạy và bảo tồn nghề tiểu thủ công nghiệp điêu khắc đá. Anh chính là người điêu khắc nên bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng ngọc bích lớn nhất thế giới, hiện đặt tại Nam Minh Điện, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu.

Người có duyên tạc tượng Phật


Những ai đã có dịp được chiêm ngưỡng bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng ngọc bích lớn nhất thế giới do nghệ nhân Nguyễn Văn Minh điêu khắc sẽ không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ. Bức tượng không chỉ tinh xảo đến từng chi tiết mà còn rất có hồn, khiến cho người chiêm ngưỡng có cảm giác thân thiết đến kỳ lạ. Đó là điều mà không phải người thợ điêu khắc nào cũng làm được…

Chủ sở hữu bức tượng Quan Âm nổi tiếng nói trên là ông Trịnh Hữu Hòa, một Phật tử mộ đạo. Sau khi tìm mua được một khối ngọc bích nặng khoảng 11,5 tấn từ Canada, ông Hòa đã đi nhiều nước để tìm thợ chế tác. Ông đã đến “xứ sở” của những pho tượng Phật là Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc để tìm thợ. Tuy nhiên, việc tìm thợ chế tác tượng là rất khó khăn. Ông kể: “Tôi đã đến xưởng chế tác Phật ngọc của công ty chế tác Jade Thongtawee ở Thái Lan, đây là nơi chế tác tượng Phật ngọc nổi tiếng Vì Hòa bình Thế giới. Tuy nhiên, công ty cho biết là họ cũng chưa tạc tượng Phật Bà Quan Âm bao giờ. Họ yêu cầu khối ngọc phải được vận chuyển và mang đến xưởng của họ. Nếu tạc thì mất ít nhất 2 năm và mỗi tuần tôi phải sang nghiệm thu 1 lần”.