10 thg 4, 2019

10 năm và cuộc đổi đời của một điểm đến

Người Đà Nẵng trước đây có câu “Bất đáo Bà Nà phi hảo hán” - nghĩa là chưa lái xe lên được tuyến Bà Nà thì chưa phải hảo hán, bởi đường lên Bà Nà rất hiểm trở. Người Đà Nẵng nay tự hào: “Chưa đi chưa biết Bà Nà/ Đi rồi mới biết đâu là cõi tiên”. 

Hiện tượng Cầu Vàng (từ tháng 6-2018) đã tạo nên sức hút đặc biệt với điểm đến Bà Nà Hills. Ảnh: Đ.T 

9 thg 4, 2019

Làng nghề bánh tráng Lựu Bảo

Cách Thành phố Huế 8 km, làng Lựu Bảo (Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) từ lâu đã nổi tiếng xa gần với nghề làm bánh tráng, bánh ướt phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài địa phương; sản phẩm có chất lượng cao đã tạo nên thương hiệu làng nghề từ xưa đến nay.

Tảo tần với nghề bánh

Làng Lựu Bảo hình thành vào cuối thế kỷ XV, ca dao Huế nói về làng nghề: “Ai về Lựu Bảo làm chi/ Bánh tráng, bánh ướt gánh đi, gánh về”; tương truyền, bánh tráng là món “lương khô” được ra đời trong thời gian chuẩn bị lương thực cho cuộc hành quân thần tốc Bắc phạt, của nghĩa quân Tây Sơn. Ngày nay, bánh tráng vẫn là một món ăn rất đặc trưng của người miền Trung.

Làm bánh lâu năm bà Bông thao tác rất điêu luyện. 

Rừng An Tráng- Di tích căn cứ huyện Đông Sơn

Tháng ba tôi về Bình Tân thăm khu rừng An Tráng - di tích căn cứ huyện Đông Sơn, thuộc thôn Nhơn Hòa I, xã Bình Tân (Bình Sơn). Con đường làng dẫn về rừng An Tráng đã được bê tông phẳng lì. Nắng vàng trải dài trên khắp lối đi, gió thổi mênh mang trên khu rừng, qua cánh đồng ngào ngạt hương lúa đang kỳ đơm bông. Tôi hít căng lồng ngực để cảm nhận sự bình yên của miền quê Bình Tân đang đổi thay từng ngày.

Rừng An Tráng - Căn cứ huyện Đông Sơn. 

Miếu thờ tổ nghề muối Sa Huỳnh

Nghề sản xuất muối gắn bó với cư dân Sa Huỳnh hàng trăm năm qua. Diêm dân nơi đây ghi nhớ công ơn ông tổ nghề, người tạo nên đồng muối giúp bao người có cơm ăn, áo mặc. Họ góp công sức và tiền của xây miếu thờ, tổ chức cúng tế vào dịp kết thúc mùa vụ.

Trăm năm Sa Huỳnh muối mặn
Dân gian lưu truyền, nghề sản xuất muối ở Sa Huỳnh bắt đầu từ thời các chúa Nguyễn mở mang, khai phá đất phương nam. Ông tổ nghề muối họ Ngô, vốn người đất Bắc di cư vào Nam định cư cạnh vùng biển Sa Huỳnh hoang sơ và thơ mộng. Nơi đây có đầm Nước Mặn thông với đại dương qua cửa biển Sa Huỳnh. Cạnh đầm nước là khu đất sình lầy.

Cụ Trần Minh Long - Phó Ban tế tự miếu thờ tổ nghề thắp hương tưởng nhớ ông tổ nghề muối. 

Tấm gương người chí sĩ yêu nước cuối thế kỷ XIX

Nhiều người dân ở TP.Quảng Ngãi cũng như của tỉnh biết đến con đường Nguyễn Tự Tân (nối từ đường Quang Trung đến Trương Định) là con đường sầm uất, hai bên nhà dân san sát, với những hàng me che bóng... Song, không nhiều người biết về mộ và nhà thờ của người chí sĩ yêu nước Nguyễn Tự Tân tại xã Bình Phước (Bình Sơn).

Một ngày cuối tháng 3.2019, chúng tôi về xã Bình Phước. Chị Nguyễn Thị Đông, công chức văn hóa - xã hội UBND xã Bình Phước nhiệt tình dẫn chúng tôi đến thăm mộ và nhà thờ chí sĩ Nguyễn Tự Tân. Ngôi mộ ông nằm tại thôn Phước Thọ 1, giữa những cánh đồng trồng hoa màu, mì xanh rì của người dân địa phương.

Nhà thờ chí sĩ yêu nước Nguyễn Tự Tân. 

Độc đáo bức tượng “đầu người đội Phật” nghìn năm tuổi ở Nghệ An

Trong hệ thống tượng Phật ở Nghệ An, có một bức tượng cổ gần nghìn năm tuổi tạc “đầu người đội Phật” hết sức độc đáo. Bức tượng này hiện ở chùa Bà Bụt thuộc xã Lam Sơn, huyện Đô Lương. 

Theo truyền thuyết, chùa có niên đại có từ thế kỷ XI, thời nhà Lý. Hồ sơ của Ban quản lý di tích tỉnh Nghệ An ghi nhận, trước năm 1941, chùa quay lưng về phía sông Lam, mặt nhìn ra hướng Bắc. Đến năm 1941, chùa mới được dịch chuyển quay mặt về hướng Nam. Năm 1995, chùa được tu sửa, đảo ngói, thay thế, đắp vá những chi tiết bị hỏng. Năm 2002, nhân dân trong vùng đã cùng đóng góp dựng xây thêm nhà hữu vu để có không gian đón khách. 

Nét cổ kính của ngôi chùa Bà Bụt. Ảnh: Ngọc Phương