14 thg 10, 2018

Làng nổi Tân Lập “khoác” áo mới

Số lượng khách đến tham quan Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) tăng lên hàng năm, đặc biệt là dịp cuối tuần, góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh Long An, thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển.

Khách sạn 8 tầng với 32 phòng phục vụ chỗ lưu trú cho du khách 

Làng nổi Tân Lập được tỉnh đầu tư xây dựng năm 2003 với diện tích hơn 135ha, vùng đệm rộng 500ha. Giai đoạn đầu khai thác, lượng khách đến đây trung bình mỗi năm khoảng 10.000 lượt người. 

Tổng Binh ở đâu?

Có những địa danh gắn với lịch sử hình thành của một vùng đất, nhưng nó không phải là tên gọi để chỉ một đơn vị hành chính của vùng đất đó. Tổng Binh ở phía đông huyện Bình Sơn là trường hợp như vậy. Dân Lý Sơn có câu ca dao để nói về địa danh này: “Trời trong ngó thấy Tổng Binh/ Muốn về thăm mẹ bực mình chẳng nghe”. Từ Lý Sơn, chỉ có thể nhìn thấy Tổng Binh khi “trời trong” mà thôi.
Trong quá trình tiến về phương Nam để định hình đất nước chữ S như hôm nay, cha ông ta đã cắm những cột mốc quan trọng sau bước chân mở cõi của những binh phu lẫn những lưu dân chân đất. Tổng Binh ở xã Bình Hải (Bình Sơn) là một “cột mốc” như thế.

Vì sao có tên Tổng Binh?
Nhà giáo Nguyễn Đình Thảng, thầy dạy Hán Nôm khoa Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Huế những năm 70-80 của thế kỷ trước, quê vùng đông huyện Bình Sơn đã có lần giải thích theo cách hiểu biết của ông về tên gọi này: “Tổng Binh là chỗ duyệt binh thôi”.

Vịnh Việt Thanh, xã Bình Hải (Bình Sơn) nơi trước đây hơn 500 năm được xem như bàn đạp để Đại Việt tiến quân vào đất liền. ẢNH: TL 

Vẳng xa tiếng thoi đưa...

Những triền dâu xanh ngắt nằm dọc bãi bồi ven sông Phước Giang thuộc các xã Hành Nhân, Hành Dũng (Nghĩa Hành) giờ không còn nhiều, nhưng thoảng đâu đó vẫn có một mùi thơm của tằm nhả tơ và vọng lại âm thanh của tiếng thoi đưa.
Sông Phước Giang là nơi hội tụ của các con sông, suối từ huyện Minh Long đổ về. Hằng năm, nhờ lượng phù sa sông mẹ bồi đắp, người dân đôi bờ sông Phước Giang đã trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Những năm 80 của thế kỷ trước, bên dòng sông Phước Giang là những triền dâu xanh ngút tầm mắt, vang vọng tiếng thoi đưa. Nghề trồng dâu, nuôi tằm một thời đã đem lại cuộc sống no đủ cho người dân ở làng quê này.

Dấu xưa bên dòng Phước Giang
Ông Lê Văn Tùng, ở thôn Kim Thành (xã Hành Dũng) nhớ lại: "Hồi trước, làm ruộng ba năm không bằng nuôi tằm một lứa". Nghề nuôi tằm rất vất vả, nên người xưa có câu: “Làm ruộng ăn cơm nằm/ Nuôi tằm ăn cơm đứng". Chu kỳ của tằm chỉ có 21 ngày, từ khi nở đến lúc trưởng thành phải phân làm 4 giai đoạn.

Lá dâu cho tằm ăn phải ráo và sạch. 

13 thg 10, 2018

Bánh xèo củ hũ dừa bình dân tại Cần Thơ

Nằm trên con đường Cái Sơn - Hàng Bàng, vừa nhỏ lại vừa xa trung tâm thành phố Cần Thơ nhưng quán bánh xèo ở đây không bao giờ ngơi khách ra vào.

Bánh xèo miền Tây không khó tìm ở Cần Thơ, nhưng để kiếm một quán bánh xèo “đúng chất” với giá cả phải chăng, du khách không thể bỏ qua quán Bảy Tới, một địa chỉ ăn uống nổi tiếng nằm trên đường Cái Sơn - Hàng Bàng.

Ấn tượng đầu tiên của du khách về quán là dãy bếp dựng sát tường ngay gần cửa vào. Thông thường, các quán ăn thường đặt bếp ở sau nhà, khuất tầm mắt thực khách. Ở đây, hàng bếp than củi với những khuôn đúc vỏ bánh được bày ra trước mắt cho thực khách trong lúc chờ đợi có thể quan sát sự khéo léo của người đầu bếp.

12 thg 10, 2018

Quán bar sân thượng lâu đời nhất Sài Gòn

Từng là nơi tụ hội của các phóng viên chiến trường xưa, Rooftop Garden trở thành điểm đến cho du khách khám phá lịch sử Sài Gòn. 

Tọa lạc tại tầng thượng thuộc khách sạn Rex ngay tại trung tâm Sài Gòn, Rooftop Garden Bar có một tầm cao vừa đủ để thoát khỏi sự náo nhiệt của phố thị. Từ đây, thực khách vẫn có thể quan sát nhịp sống sôi động của người Sài Gòn.


Five O’clock Follies là tên gọi cũ của quán bar. 

Bar từng được CNN bình chọn là “một trong 1.000 nơi phải đến trước khi nhắm mắt” và gắn liền với tên gọi Five O’clock Follies từ thập niên 1960. Khi đó, đây là nơi tụ hội của các phóng viên chiến trường và giới chức sau giờ làm việc.

Trường Taberd Sóc Trăng - nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Theo dòng thời gian, dù ngôi Trường Taberd xưa đã thay đổi nhiều, nhưng dư âm đêm 23/9/1945 vẫn sống mãi trong lòng người dân Sóc Trăng với bầu không khí ấm cúng tình đồng chí, đồng đội, tình người dân chan chứa đối với đoàn quân cách mạng, những tù chính trị từ nhà tù Côn Đảo được Đảng, Chính phủ giao cho Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng thay mặt nhân dân cả nước đón tiếp và chăm sóc. 

Chân dung chủ tịch Tôn Đức Thắng tại nhà trưng bày

Trường Taberd, nằm trên đường Tôn Đức Thắng, thuộc phường 6, thành phố Sóc Trăng. Trước đây do tổ chức Công giáo của chính quyền thực dân Pháp xây dựng từ năm 1912 để phục vụ cho việc nuôi dạy học sinh tiểu học nội trú, trước nữa gọi là trường La San, được xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Với diện tích trên 10.000
m2, Trường có đường giao thông đi lại rất thuận tiện, có 4 mặt tiền quay ra 04 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, giáp với 04 con đường bao bọc chung quanh trường: hướng Đông là đường Tôn Đức Thắng, hướng Tây là đường Calmette, hướng Nam là đường Lê Lợi và hướng Bắc là đường Lai Văn Tửng.