8 thg 9, 2017

Ngắm Sa Pa đầy màu sắc trong đêm

Sa Pa không chỉ có những đỉnh núi chọc trời, những thung lũng đẹp mê hồn mà còn đầy sắc màu văn hóa về đêm.

Hồ Sa Pa huyền ảo trong sương đêm.

7 thg 9, 2017

Cọn nước Nà Khương

25 chiếc cọn nước ở bản Nà Khương (xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) như những chiếc bánh xe khổng lồ, bền bỉ quay, lấy nước tưới tiêu cho cánh đồng lúa, ập òa reo vui suốt đêm ngày như mời gọi du khách đến bên dòng Nậm Mu trong xanh giữa chốn núi rừng hoang sơ, không khí trong lành.

“Máy bơm” xứ Mường 


Đối với các cư dân Thái, Mường, Tày, Nùng sinh sống ở vùng Tây Bắc, cọn nước như một nông cụ, giúp người dân lấy nước từ những con sông, suối thấp để tưới tiêu cho những thửa ruộng trên cao. Trên những cánh đồng lớn như Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), khách đường xa thỉnh thoảng bắt gặp những chiếc cọn nước kẽo kẹt ngày đêm múc từng ống nước tưới tiêu cho đồng lúa đang thì con gái (thời lúa trổ đòng).


“Người Thái và người Mường khi ở đâu việc đầu tiên là chọn những địa thế có thung lũng rộng, xung quanh là núi tiện cho việc canh tác lớn, và dẫn nước từ núi về bản và từ suối vào ruộng. Tùy theo dòng chảy và yêu cầu lấy nước, người ta sẽ đặt nhiều hay ít các guồng liên tục, có những bãi guồng có đến vài chục cái lớn nhỏ. Guồng nhỏ thì đường kính 2,5 mét, lớn thì đường kính tới 7 - 8 mét, nó chính là biểu hiện của văn minh nông nghiệp của một thời”

(Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng - theo Đại Đoàn Kết)
Những có lẽ, nơi nhiều nhất, đẹp nhất của cả vùng Tây Bắc không đâu bằng cọn nước bản Nà Khương. Theo anh Lò Văn Các, một người dân ở bản địa cho biết, cứ vào tháng 9 âm lịch hằng năm, để có thêm nước tưới cho cánh đồng lúa chiêm xuân rộng hơn chục héc ta, dân bản lại cùng nhau dựng cọn nước dọc theo dòng suối Nậm Mu, lấy nước từ suối lên tưới cho lúa. Đến nay, đã có 25 con nước được dựng lên liền nhau, chạy dọc sông Nậm Mu.

Bánh cuốn làng Kênh Nam Định

Bánh cuốn Kênh mỏng tang như lụa bạch nhưng vẫn dai, màu trắng ngà mà thanh khiết, vị bánh thơm nhờ gạo Mộc Tuyền xưa.

Làng Kênh thuộc phủ Tức Mặc, đất phong của nhà Trần, Nam Định, là vùng nhiều ao chuôm, kênh ngòi nên được đặt cái tên nôm na là làng Kênh. Dân làng Kênh giỏi nghề xào xáo, lắm tài lẻ. Làng Kênh giờ chẳng còn bởi đã hoá phố, hoá xóm nhưng địa danh này không bao giờ mất được vì nó gắn liền với món bánh cuốn "danh bất hư truyền". Đó là thứ bánh trắng như lụa, mỏng như mây, khiến Trần triều khen nức nở, thứ bánh mà khiến những kẻ tha hương vật vã như lên cơn "đói cơm đen, thèm bàn đèn" khi chẳng may nghe thấy hay tình cờ nhìn thấy một bức ảnh.

Có thể nhờ yếu tố "tiến vua", được vua ban khen mà bánh cuốn làng Kênh trở nên nổi tiếng. Nhưng không thể phủ nhận bánh cuốn làng Kênh rất ngon, ngon đến mức có người phải dùng câu nói dân gian của người Nam Định "Ngon đ** chịu được" để ngợi ca. 

"Phượt" trên cung đường hạnh phúc Đồng Văn

"Ai sinh ra ở cao nguyên đá Đồng Văn mà không làm thơ thì thật là… phí", người bạn đồng hành chép miệng khi hai chúng tôi đi qua những cung đường đầy hiểm trở nhưng cũng lắm thơ mộng trên một chiếc xe máy. Còn tôi thì tự nhủ rằng người trẻ nên một lần hòa mình vào đá núi, cỏ cây trên những cung đường Đồng Văn, để thấy rằng, hạnh phúc thật giản đơn và nằm trong tầm tay của chúng ta. 

Cảnh Đồng Văn nhìn từ cột cờ Lũng Cú 

Đậm đà dê núi Ninh Bình

Đã gọi là “dê núi” thì phải là con dê sống trên núi chứ không thể là dê được nuôi hàng loạt trong các trang trại hoặc chăn thả trong vườn nhà được nấu theo “kiểu núi”. Vì vậy, muốn ăn dê núi chính hiệu thì phải đến đúng nơi chứ không thể ghé ngang một quán nào đó trong hàng trăm quán gắn bảng hiệu “dê núi Ninh Bình”. Từ anh lái taxi trong phố đến chú chèo thuyền ở Tam Cốc – Bích Động đều nói với chúng tôi như thế.

Dê nướng, cơm cháy ăn kèm sung muối 

Có thể nói thương hiệu “dê núi Ninh Bình” đã vang xa khắp cả nước từ lâu. Vào năm 2012, dê núi Ninh Bình ăn cùng cơm cháy đã có mặt trong “Top 50 món ăn đặc sản người Việt Nam” do Trung tâm kỷ lục Việt Nam xác lập. Riêng điều đó đã đủ để thực khách thập phương mong muốn nếm thử các món đặc sản từ dê Ninh Bình, dù là dê núi thực sự hay “dê thường nấu kiểu núi”.

Khám phá sản vật ở chợ phiên vùng cao Nghệ An

Các phiên chợ bản Đồn (xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp) luôn nhộn nhịp, hút khách gần xa với những sản vật độc đáo của bà con các dân tộc, tạo nên một nét sinh hoạt giao thương riêng có của miền Tây xứ Nghệ.

Chợ phiên Bản Đồn (Quỳ Hợp) tồn tại đã nhiều năm nay, được họp vào thứ 5 và Chủ nhật hàng tuần. Đây là dịp bà con trong vùng bày bán những sản vật núi rừng thiên nhiên được cả người bản địa lẫn khách phương xa ưa chuộng. Trong đó hàng rau xanh rất hút người mua với các loại rau đặc sản được ưa dùng của bà con bản địa: rau lạc tiên, rau dún hoa đu đủ, măng tươi...Ảnh: Phương Thúy