26 thg 12, 2016

Nơi hội tụ văn hóa người Mông

Trong văn hóa tộc người Mông, hội Lào Sồng có nghĩa là hội thề hay hội xây dựng hương ước. Người Mông ở 13 tỉnh, thành trong khắp cả nước đi dự Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II diễn ra tại Tp. Hà Giang tâm niệm như đi hội Lào Sồng với lời thề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của tộc người. 

Cái lý người Mông 

“Người Mông tao có cái câu rất hay là “người đồng tộc”. Người đồng tộc không hiểu theo cái hiểu của người Kinh đâu, không chỉ là người cùng họ hàng, dòng tộc đâu, mà là cách gọi chung người Mông sinh sống trên mọi miền của Việt Nam. Nên khi đến Ngày hội văn hóa dân tộc Mông tại Hà Giang tao vui lắm, vui vì đặc gặp nhiều “người đồng tộc”. Ông Giàng A Của ở xã Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) hồ hởi nâng chén rượu ngô bắt chuyện khách lạ giữa không gian rực rỡ váy áo Mông trong Ngày hội.

Tâm sự của ông Của cũng là tâm sự chung của hơn 500 nghệ nhân, diễn viên người Mông đến Ngày hội từ 13 tỉnh trong toàn quốc. Khắp quảng trường Tp. Hà Giang nhộn nhịp các hoạt động, góc này thì là phần trình diễn cách chế tạo khèn, góc kia thì í ới tiếng mời gọi nhau uống rượu ngô ăn thắng cố, nơi thì vang tiếng lạch cạch của khung cửi phụ nữ dệt vải lanh, lúc lại réo rét tiếng khèn gọi bạn, thi thoảng rộn ràng tiếng thanh la, tiếng chiêng trong đám cưới...

Sân khấu Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II.

Trải nghiệm nhà trên cây

Cosy Tree House với kiến trúc nhà trên những tán cây cổ thụ như dẫn du khách lạc vào khu rừng xanh huyền bí giữa lòng đô thị Hà Nội. 

Theo nghệ sĩ Đào Anh Khánh, chủ nhân Cosy Tree House cho biết, với mong muốn xây dựng một không gian sống dành riêng cho chính mình nên anh bắt tay vào xây dựng Cosy Tree House cách đây gần 20 năm. 6 nhà cây của Cosy Tree House đều xây dựng không tuân theo một bản vẽ thiết kế của kiến trúc sư nào. Tất cả đều tận dụng tối đa đặc điểm của những cây cối đã trồng được lâu năm trong khuôn viên 2000 
m2. 

Giống như tên gọi, nơi đây là không gian nghệ thuật tổng hợp giữa hội họa, âm nhạc, điêu khắc gắn liền với thiên nhiên cây cỏ. Đứng từ trên nhìn xuống du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh không gian Cosy Tree House với màu xanh bắt mắt. Cosy Tree House có những phòng nghỉ có cái tên thú vị như Zen Space Tree House, Tropical Paradise Tree House, Sky Tree House, Garden Cottage... Phía bên trong mỗi nhà cây đều có thiết kế kiến trúc nội thất không trùng lặp và đầy tính nghệ thuật dưới con mắt nghệ sĩ Đào Anh Khánh.

Khu nghỉ dưỡng Cosy Tree House nằm trong không gian hơn 2000 m2 trên phố Ngọc Thụy, Gia Lâm có những nét kiến trúc độc đáo như dẫn du khách vào trong một khu rừng xanh huyền bí.

Đại Giác cổ tự

Chùa Đại Giác thuộc ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) gắn với câu chuyện lịch sử về mối tình ngang trái, yêu đơn phương của nàng công chúa nhà Nguyễn. Ngôi cổ tự cũng là chứng tích về con đường truyền bá Phật giáo từ những ngày đầu cha ông đi mở đất phương Nam.

Tương truyền, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, công chúa Ngọc Anh vốn uyên thâm Phật học từng nương mình ở chùa Đại Giác để không muốn bị cuốn vào cuộc binh đao. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long (1802-1820), công chúa Ngọc Anh được triệu hồi về Kinh đô Phú Xuân (Tp. Huế ngày nay).

Lúc bấy giờ, ở phương Nam có một vị thiền sư đạo hạnh, thông kim bác cổ và khả năng thuyết giảng về Phật pháp đặc biệt xuất chúng là Liễu Đạt Thiệt Thành. Ông đã trở thành vị sư đầu tiên của miền Nam được vua Gia Long phong là Quốc sư. Đến đời vua Minh Mạng (1820-1841), thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được mời về kinh đô để thuyết pháp cho hoàng tộc và triều đình. Sau khi được gặp và nghe thiền sư giảng đạo, công chúa Ngọc Anh đã đem lòng yêu say đắm, cuồng nhiệt. Tất nhiên, Thiền sư không thể phá giới và ra sức vừa khuyên giải, vừa cự tuyệt tình yêu của công chúa.

Cổng vào chùa Đại Giác.

Săn 'bùa ngải' đưa lên bàn ăn ở miền Tây Nghệ An

Vào tháng 10 hàng năm, người dân vùng cao xứ Nghệ bắt đầu lên rừng 'săn' sâu măng. Đây là loài côn trùng sống trong các cây tre non, thân giống tằm nhưng nhỏ hơn. “Đặc sản” này được nhiều thực khách sành ăn ưa chuộng bởi đặc tính thơm ngon, giàu bổ dưỡng.

Khi những cây măng đã già, những người dân vùng cao xứ Nghệ lại lên rừng tìm và bắt sâu sống trong đó về làm thức ăn. 

25 thg 12, 2016

Vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng của hồ thủy lợi Khe Đá

Hồ Khe Đá thuộc xã Nghĩa Đức (Nghĩa Đàn) có diện tích mặt nước hơn 500ha, là một trong những hồ nước ngọt nhân tạo lớn ở Nghệ An. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc nên thơ và hòa quyện với thiên nhiên yên bình, thuần khiết.

Hồ Khe Đá cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 20km về hướng Tây Nam, là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên. Hồ được xây dựng vào năm 1969, với mục đích cung cấp nước tưới tiêu cho huyện Tân Kỳ và Nghĩa Đàn nhưng về sau còn được đưa vào sử dụng với mục đích thủy sản và du lịch. 

Phật Sơn nao lòng lữ khách

Nằm ở nhánh núi thuộc cánh cung Đông Triều, ở điểm giáp ranh giữa ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Phật Sơn là một ngọn núi nhuốm màu Phật giáo Việt Nam. Ngoài núi Yên Tử thì vùng Phật Sơn chính là nơi Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tu hành đắc đạo. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng rừng núi này cảnh sắc hùng vỹ, nên thơ khiến bao người phải nao lòng... 

Tháp đá giữa ở khu vực chùa Hồ Thiên

Ngày nay có một con đường mang tên vua Trần Nhân Tông chạy thẳng từ ngã tư Đông Triều vào di tích đền An Sinh. Từ đền An Sinh chúng tôi thẳng tiến con đường bê tông qua nhiều làng mạc hướng lên núi Phật Sơn. Hồ Trại Lốc bình lặng, trong xanh nằm dưới chân núi như tấm gương khổng lồ phản chiều rừng xanh mây trắng. Chút thanh bình của cảnh vật càng tạo cho chúng tôi cảm hứng thích thú về chuyến thượng sơn đất Phật.