13 thg 2, 2016

Mứt quen, trà nóng - Tết lạnh Đà Lạt nên thơ

Giáp Tết, Đà Lạt trở lạnh nhiều hơn, gió từng chặp tùa về se se. 

Những con người suốt cả năm sống chậm nay bỗng nhiên vội vã. Có lẽ, nhanh hơn chút sẽ khiến người ta bớt lạnh đi, sẽ không khiến người ta phải co ro vào phút giao mùa. 

Thế nên, chợ Tết tấp nập, ồn ào tiếng cười nói, thêm chút háo hức đón xuân của những con người bắt đầu thích sống vội cho ngày cuối năm khiến Đà Lạt là lạ mà vẫn rất nên thơ. 

Người Đà Lạt, nếu đã chọn artiso cho mình thì sẽ chọn loại trà được hãm từ hoa artiso phơi khô, xắt mỏng – phần ngọt nhất của cả cây artiso. 

Đại ngàn qua 10 thế kỷ

Rễ cây nghiến vươn xa hàng chục mét - Ảnh: Nam Anh 

Rừng nghiến Cốc Ly trải dài trên diện tích hơn 400 ha thuộc 7 thôn của xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai). Với số lượng 898 cây nghiến và trai trên dưới 1.000 năm tuổi, khu rừng được xếp vào hàng 'độc nhất vô nhị' tại Việt Nam. 

Ông Hồ Văn Xanh (73 tuổi), một người dân xã Cốc Ly, kể rằng từ lúc cha sinh mẹ đẻ, ông đã thấy rừng nghiến. Nhiều cổ thụ mà ông nhìn thấy hồi nhỏ giờ vẫn sừng sững. “Dân chúng tôi đã qua mấy đời người rồi mà bóng cổ thụ vẫn còn đó, xanh tươi như biểu tượng trường tồn của vùng đất cao nguyên ngàn năm gió núi”, ông Xanh tự hào.

Hai sống một chín

Ở huyện Tây Sơn, Bình Định có món bánh cuốn đặc biệt, đã xuất hiện từ thời xa xưa: bánh cuốn hai sống một chín.


Gọi là hai sống một chín vì ăn đúng kiểu bánh cuốn này phải gồm hai cái bánh tráng sống, hơi mỏng, nhúng nước cuốn kèm với một cái bánh tráng nướng giòn rụm, cùng thịt nướng, trứng vịt, chả ram, chả lụa, đậu hũ chiên, rau sống...

11 thg 2, 2016

Trống – Báu vật của người Jrai ở Gia Lai

Với dân tộc Jrai (Gia Lai), trống không đơn thuần là một loại nhạc cụ truyền thống mà trống còn được xem là một vật chứa đựng giá trị về vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống, nó mang ý nghĩa thiêng liêng trong sinh hoạt tín ngưỡng, là biểu hiện những đặc trưng cơ bản truyền thống văn hóa người Jrai tồn tại từ bao đời nay.

Trống – Báu vật của người Jrai. Ảnh: Internet

Trống của người Jrai được phân loại theo kích thước thành 3 nhóm chính: trống nhỏ gồm 3 hiện vật có chiều dài tang trống từ 24 cm đến 40 cm và đường kính mặt trống từ 14 cm đến 20 cm; trống trung gồm 8 hiện vật, có chiều dài tang trống từ 40 cm đến 60 cm và đường kính mặt trống từ 30 cm đến 45 cm; trống lớn gồm 13 hiện vật, có chiều dài tang trống từ 85 cm đến 110 cm và đường kính mặt trống từ 60 cm đến 100 cm.

Tục treo tranh Tết của người Dao

Cùng với việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm và vật dụng cần thiết cho ngày Tết Nguyên đán thì một nghi thức không thể thiếu của người Dao ở Nậm Lành (Yên Bái) là phải treo tranh trên bàn thờ.

Ông Lý Hữu Vượng, thầy cúng duy nhất vẽ tranh ở Nậm Lành. Ảnh:Tuệ Lâm.

Những ngày cận Tết, không khí ở xã Nậm Lành (Văn Chấn, Yên Bái), nơi phần đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống, khá rộn rã với việc chuẩn bị thực phẩm, bánh trái. Trong đó có một nghi thức không thể thiếu là vẽ tranh treo bàn thờ. Đây là nét văn hoá lâu đời, phản ánh sống động đời sống tâm linh và cuộc sống ấm êm no đủ của gia đình người Dao mỗi khi Tết đến xuân về.

Tham quan chùa cổ Hoằng Phúc

Trong những ngày đầu xuân Bính Thân 2016, hàng ngàn lượt người đã đến thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình du xuân, vãn cảnh chùa Hoằng Phúc và cầu lộc cầu an.

Một góc chùa mới phục dựng 

Theo sử cũ, Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung; chùa được tạo dựng cách đây trên 700 năm. Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phước đức cho dân lành. Lúc đó Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự, tục danh chùa Trạm hay chùa Quan.

Khỉ 'làm' du lịch trên hòn Lao

Mất chừng 10 phút xuồng máy là có thể đặt chân lên hòn đảo nằm giữa biển, cách Nha Trang 15 km về phía bắc. Nơi đây có hơn 1.000 con khỉ.

Ở xóm Hoa Quả Sơn - Ảnh: Trà Sơn 

Năm 1984, Liên Xô chọn hòn Lao làm nơi nuôi khoảng 170 con khỉ để nghiên cứu bào chế vắc xin. Được mấy năm thì chính biến ở Liên bang Xô viết, đám khỉ bị bỏ rơi. Tỉnh Khánh Hòa giao cho Công ty Khatoco quản lý. “Thấy có một số du khách ra đảo tham quan, họ có vẻ thích thú với khỉ, công ty quyết định biến hòn đảo này thành nơi nuôi khỉ, chuyên phục vụ du khách”, ông Trần Huy Tự, người gắn với đám khỉ ở đảo qua “hai thời kỳ”, nhớ lại. 

Cay giòn bánh mì chấm Đà Lạt

Được gọi tên trong danh sách những món ăn đường phố ngon nhất thế giới, bánh mì - món ăn bình dân của người Việt lên ngôi. Ngoài nhân thịt, nhân chả cùng dưa leo, rau mùi và củ quả muối chua như các nơi khác, Đà Lạt còn có một món bánh mì rất riêng - bánh mì chấm cay. 

Món bánh mì này ít nguyên liệu hơn những món bánh mì thông thường khác. Chỉ bánh mì, rau mùi cùng đu đủ bào sợi, và, đặc biệt nhất là chén xíu mại nhiều nước cay xè. Trời Đà Lạt lạnh, món bánh mì chấm thường chỉ bày bán về chiều, nên sự kết hợp giữa bánh mì ủ giòn với xíu mại cay trở thành hoàn hảo với những khách hàng muốn làm ấm bằng món ăn xế của mình. 

Trong món bánh mì chấm của Đà Lạt còn có một nét độc đáo riêng nữa, đấy là da heo ăn kèm. Da heo được hầm vừa, tạo độ dẻo ngọt và béo đủ cho món bánh mì tưởng khô khan. 

10 món ăn nhất định phải thử khi đến Hà Giang vào mùa xuân

Ở miền cao nguyên đá, nhưng ngày cuối đông, đầu xuân giá rét dường như khiến phố núi trở nên đặc biệt hơn. Đến Hà Giang mùa này là một trải nghiệm rất thú vị.
Đó dường như là cả thế giới của riêng bạn với những con đường vắng hoe, chẳng đông đúc khách du lịch như mùa hoa mạch, mùa lễ hội cao nguyên đá. Cái lạnh ngấm vào từng thớ thịt, và mái phố thì thật yên bình, lặng thầm dưới thung lũng đá. Và chắc chắn rồi, nếu đã đến đây vào những ngày cuối đông đầu xuân, thì bạn à, đừng quên nếm thử 10 món ăn đặc biệt của xứ đá dưới đây nhé! 

1. Khoai ngô nướng: 

10 thg 2, 2016

Những sản vật quý hiếm của miền đá Hà Giang

Hà Giang là một địa danh du lịch đã quá thân quen với nhiều du khách. Một vùng đất với nhiều cảnh đẹp và văn hóa đa dạng, thú vị.

Nhưng đây cũng là mảnh đất đặc biệt với rất nhiều sản vật quý hiếm mà không phải vùng đất nào cũng may mắn sản sinh ra. 

Một lần đến với vùng đất Quản Bạ, được tận mục sở thị những gian chợ bày bán bao thứ “đặc sản” quý và hiếm của vùng cao nguyên đá, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khâm phục cả đất và người của xứ đá mênh mông xám ngoét màu tai mèo này.