29 thg 12, 2013

Đông về tắm suối khoáng nóng Kim Bôi

Dù mức nhiệt khá thấp so với nhiều suối nước nóng trong cả nước, nhưng nguồn nước khoáng Kim Bôi rất tốt cho sức khỏe, đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống. 

Cách thành phố Hòa Bình 30 km, theo quốc lộ 6 qua thị trấn Lương Sơn khoảng 1 km là đến xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, nơi tọa lạc của dòng suối khoáng tự nhiên tốt cho sức khỏe, từ lâu đã trở thành điểm đến của không ít khách du lịch. 

Suối khoáng Kim Bôi giữa Hạ Bì. Ảnh: yeudulich 

Theo các nhà khoa học, nước khoáng Kim Bôi được xuất lộ ra từ vỉa đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36 độ C, được đánh giá là suối khoáng có thành phần hóa học ổn định nhất. Qua kiểm nghiệm, nguồn nước khoáng Kim Bôi là điều kiện lý tưởng để phục hồi sức khỏe, giúp chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp… Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Banis ở Bulgaria.


Cá đối kho dưa môn

Cửa Đại là nơi sông Thu Bồn (Hội An – Quảng Nam) đổ ra biển nên ở đây có nhiều cá đối, nhất là vào đầu mừa mưa. Một trong những điểm thích thú, thu hút du khách là câu cá hanh, cá đối.

Hương vị con cá đối với dưa môn muối như có duyên nhau trong nồi kho. 

Cá đối có tập tính sống quần đàn, nhất là vào mùa sinh sản, cá thường tập trung thành từng bầy lớn di cư ra các vùng nước sâu ngoài biển để sinh sản. Hàng năm, từ mùa mưa đến trước tết âm lịch cho đến hết tháng giêng, từng đàn cá đối từ biển kéo lên những vùng sông nước lợ để tìm thức ăn. Cá đối ăn ngon nhất vào đầu mùa mưa nên ở quê tôi lưu truyền câu ca: “Cá đối chấm nước mắm gừng/Xa xôi cách trở xin đừng quên nhau”.


Về làng Đỏ ăn trám đen

Làng Đỏ nổi danh với đặc sản trám đen, từng ghi dấu tình cảm cá – nước của dân địa phương với các cán bộ hoạt động bí mật thời kỳ tiền khởi nghĩa – trước năm 1945.

Trám đen kho thịt cho hương vị chan hoà cộng hưởng ngon một cách lạ lùng. 

“Làng Đỏ” là cách gọi xưa kia của người Bắc Giang để nói về tinh thần cách mạng của những người con trên mảnh đất An toàn khu 2 (Hoàng Vân – Hiệp Hoà) anh hùng. Trám đen nhiều nơi có nhưng chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều người lại thích trám đen ở Hoàng Vân, bởi cái hương vị thơm ngậy lẫn bùi bùi. Và đương nhiên, giá bán đặc sản này ở đây cũng cao hơn nhiều nơi khác. Vì thế, không ít thương buôn mua trám Hoàng Vân về trà trộn với nơi khác để kiếm lời.

Hương vị mới từ tàu hũ truyền thống

Chén tàu hũ nóng quen thuộc từ đậu nành đặc sánh chan nước đường gừng, nước cốt dừa bán gánh rong, hiện không còn đơn điệu vậy. Nay món này đã trở thành “bản giao hưởng” với vài chục món biến tấu từ trái gấc, lá dứa, càphê, trái cây, các loại chè… 

Ba loại biến tấu từ tàu hũ truyền thống: tàu hũ đá sầu riêng, tàu hũ đường và tàu hũ bánh flan. 


Khám phá Ngũ Động Bản Ôn

Nằm trong danh sách những điểm đến du lịch của Mộc Châu, nhưng có lẽ ít người biết đến địa danh Ngũ Động Bản Ôn - một quần thể hang động còn hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp đầy lôi cuốn. 

Đồi chè trái tim ở Mộc Châu - Ảnh: Cảnh Nguyễn

Nhắc tới Mộc Châu (Sơn La), mọi người thường nhớ tới cao nguyên Mộc Châu với những đồi chè mênh mông, những đàn bò sữa gặm cỏ và con thác Dải Yếm nổi tiếng với vẻ đẹp như xuân sắc người con gái tuổi trăng tròn. Nhưng ít ai biết tới một thắng cảnh rất đáng để tham quan, khám phá, đó chính là Ngũ Động Bản Ôn.

Về Kon Sơ Lăl xem múa hề

Làng Kon Sơ Lăl (cũ) ở xã Hà Tây, huyện Chư Pah, cách thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai khoảng 50km về hướng bắc. Một ngôi làng cả trăm tuổi mang đậm nét đặc sắc người Ba Na, một di sản của Tây nguyên nhưng lại đang xuống sắc một cách đáng tiếc.

Các chú hề trẻ tuổi rất hào hứng trong vai diễn của mình - Ảnh: Tiến Thành

Làng Kon Sơ Lăl cũ nằm chon von trước bìa rừng. Sở dĩ gọi là làng cũ vì từ năm 2002, những hộ dân trong làng đã di dời và định cư ở làng Kon Sơ Lăl mới cách đó 3km. Làng mới nay khang trang với nhà bêtông lợp tôn, có điện và nước sạch đến từng nhà.


28 thg 12, 2013

Có phải trên núi Ba Thê có Hòn Vọng Thê?

Các trang mạng về du lịch nói rằng Hòn Vọng Thê ở trên núi Ba Thê, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Họ nói như vầy:

Tương truyền, xưa có một người đàn ông lên núi tu hành, xa lánh thế gian, bụi đời song lòng vẫn còn chưa rũ sạch bụi trần, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa, nhớ nhà, nhớ vợ, sau đó chết đi. Người ta cho rặng vị sư kia đã hóa đá, thành “Hòn Vọng Thê” trên một ngọn núi nằm lẻ loi giữa tứ giác Long Xuyên.


Trên núi Ba Thê

Làng Việt Hải, nét thôn dã giữa đảo Cát Bà

Có một ngôi làng nằm trong thung lũng thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Bà, mỗi năm thu hút hàng chục ngàn du khách nước ngoài đến thăm nhưng lại chưa được nhiều người Việt biết tới. Đó là làng Việt Hải ở huyện Cát Hải, Hải Phòng, một ốc đảo còn tách biệt với thế giới bên ngoài và thu hút người ta bởi những vẻ đẹp từ xa xưa. 

Đường đến làng trên vịnh Lan Hạ

Cách thị trấn du lịch Cát Bà hơn 10km đường chim bay, Việt Hải được bao bọc bởi dải núi cao và cánh rừng rậm của vườn quốc gia nên trở thành một phần tách biệt với phần còn lại của đảo Cát Bà. Để tới được làng có hai cách, một là từ bến Bèo ở thị trấn đi tàu băng qua vịnh Lan Hạ mất khoảng 45 phút. 

Con đường thứ hai là đi bộ băng rừng nguyên sinh xuyên vườn quốc gia, theo con đường mòn mạo hiểm cheo leo qua nhiều dốc đá dựng đứng, những hang núi, khe sâu, những bãi lầy, vũng áng. Cách này đi mất những tám tiếng nên thường chỉ có du khách nước ngoài ưa thử thách mới lựa chọn.

Đền Và

Nằm ở Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây Bắc, đền Và là một công trình kiến trúc nghệ thuật cuối đời Lê đầu đời Nguyễn, một danh thắng của xứ Đoài, đã được Bộ văn hóa xếp hạng. Đền thờ Đức thánh Tản Viên Sơn (tức Sơn Tinh), vị thần của người nông dân Việt Nam, phù hộ cho mùa màng, thời tiết.

Hôm đó, từ Sơn Tây, chúng tôi đi về hướng Thành cổ, rẽ qua cầu Công Cộng đến khu Xã Tắc, nằm bên dòng sông Tích. Theo con đường láng nhựa khoảng một cây số, qua cánh đồng làng Vân Gia chúng tôi đến đền Và. Một ngôi đền cổ kính nằm giữa rừng lim già nguyên sinh, trên gò đất rộng 6 ha hình con rùa, đầu quay về hướng Bắc. 

Một góc đền Và 

Thăm Hoàng thành Thăng Long

Đứng trên lầu cao Đoan Môn có thể thấy thấp thoáng qua cây lá um tùm toàn bộ hệ thống di tích trung tâm kéo dài trên trục dọc từ Cột Cờ, Đoan Môn, điện Kính Thiên, Hậu Lâu đến Thành Cửa Bắc. Thực ra, đây là phần lõi của kinh thành Thăng Long từ ngàn năm trước.

Chúng tôi lặng đứng trên sân cỏ rộng ngắm nhìn Đoan Môn, cửa chính vào di tích Hoàng Thành Thăng Long. Hôm ấy tình cờ là ngày họp mặt của các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp một trường đại học Hà Nội, những tà áo dài mềm mại tung bay, góp nét mới sống động vào âm hưởng hoài nhớ của bài thơ xưa với hai câu thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan thật hợp tình hợp cảnh: Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 

Đoan Môn Hoàng Thành